Vợ chồng khắc khẩu làm sao để sống với nhau trọn đời?
Vợ chồng xích mích, cãi nhau là “chuyện thường ngày ở huyện”, không có gì đáng để ầm ĩ, tuy nhiên có những trường hợp khiến người ngoài cuộc biết được phải lắc đầu chào thua.
Chuyện bé xé ra to
Yêu nhau từ thời còn ngồi trên giảng đường đại học, Hạnh và Tuấn quyết định làm đám cưới sau khi ra trường. Tưởng đâu đó là “biện pháp” hiệu quả để kết thúc những giận hờn, ghen tuông của cả hai, nào ngờ cưới nhau về mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn trước. Đôi khi chuyện nhỏ chỉ bằng móng tay cũng có thể làm cho to. Kết quả thường là Hạnh bỏ về nhà mẹ ruột, thậm chí hù nhau đòi… li dị.
Sau những lần cãi vã, cá nhân mỗi người lại chất chồng nỗi oán hận. Từ những người có trình độ học vấn, xong bao nhiêu từ “chợ búa” nhất được cả hai liệt kê ra cho hết. Rồi không tiếc lời xúc phạm lẫn nhau mà nếu ai tình cờ nghe được không dám tin là họ có thể đầu ấp tay gối với nhau.
Chưa hết, tất cả chuyện quá khứ họ cũng liệt kê ra không bỏ sót. Trận cãi vã được chuyển từ lý do ban đầu sang thành lý do khác, tình hình càng gay gắt và đừng mong chuyện tháo gỡ dẫn đến kết thúc, trừ khi cả hai mỏi mệt không còn sức để mà cãi.
Dù sao họ cũng chỉ dừng lại ở mức cãi nhau, hàng xóm nghe mãi thành quen cũng không lạ lẫm gì. “Coi vậy chứ hôm sau đã thấy chở nhau ngoài đường, đùa giỡn với nhau như tình nhân” – chị Hà, hàng xóm của họ cho biết.
Ngay cả chuyện bé xíu hai vợ chồng cũng lôi ra cãi nhau được.
So với vợ chồng Nam thì Tuấn và Hạnh còn may mắn chán. Vợ chồng Nam cãi nhau lần nào cũng phải đụng tay đụng chân, thậm chí bao nhiêu đồ đạc trong nhà đều tan nát hết. Lúc đó mới là thảm hại.
Nhân viên công ty Nam bị cắt giảm 20% lương, buồn buồn Nam theo nhóm bạn đi nhậu để giải sầu. Về nhà đã quá nửa đêm. Vợ kiểm tra thấy số tiền trong túi vơi đi gần nửa. Nam biết sai và nhận lỗi nhưng cái miệng chua ngoa nói dai dẳng của vợ không ngớt sỉ vả anh. Bực mình, Nam cũng nói lại và bới móc những lỗi lầm trước kia của chị. Vậy là thành cuộc cãi nhau to. Khi cuộc ẩu đả đi đến hồi kết cũng là lúc bao nhiêu bát đĩa, thìa đũa, ấm chén, nồi xoong bị ném la liệt đầy sân.
Video đang HOT
Chưa thấy “đã”, cả hai còn lôi cả… dòng họ nhau ra chửi vô tội vạ. Nhất định không ai chịu nhường ai tiếng nào.
Sau những cuộc tranh cãi, bất kể là người thắng hay kẻ thua, ít nhiều gì mức độ tôn trọng nhau cũng giảm đi. Đó là chưa kể đến những vợ chồng đã có con cái. Mới mười chín tuổi, Thu đã về làm vợ Khoa với cái bụng vượt mặt. Khi ấy, Khoa vẫn còn đang tuổi ăn, tuổi chơi là chính. Thời gian đầu, hai vợ chồng còn cặp kè đi chơi buổi tối như hồi yêu nhau. Khi cái thai ở những tháng cuối, Khoa đâm ngại, không dám chở vợ đi đâu. Thu tủi thân khóc lóc trách hờn. Cả hai xung đột vì cảm thấy không còn hợp nhau như trước nữa.
Cuộc đấu khẩu trở nên tồi tệ với những ngôn từ nặng nề. Khoa tỏ ra người lớn một cách không cần thiết: “Anh xin lỗi, có thể tình yêu của chúng ta là sai lầm của tuổi trẻ”. Thu cũng không vừa: “Em cũng cảm thấy như vậy, rất tiếc nhưng chúng ta nên chấm dứt tại đây!”.
Thu bỏ hẳn về nhà mẹ ở. May mà có người lớn hai bên kịp thời can thiệp. Nếu không hai đứa trẻ vẫn quyết định bỏ nhau chỉ vì một chuyện cỏn con xé ra cho thành to rồi thành phức tạp.
“Một điều nhịn chín điều lành”
Câu nói mà các bậc tiền bối để lại trở thành phương châm sống rất hay cho mãi đến tận bây giờ. Thật khó mà kềm chế được trong lúc đang nóng giận. Nhất là khi cuộc đấu khẩu đang xảy ra. Điều cần thiết là vợ, hoặc chồng cần bình tĩnh, tìm ra mấu chốt vấn đề để giải quyết cho cả hai.
Thu thừa nhận: “Cãi thì cãi nhau vậy, nhưng mình vẫn yêu anh ấy và biết anh ấy cũng như vậy. Có lần, anh ấy đột nhiên xuống nước, nhận lỗi về anh ấy khiến mình nhận ra những giận hờn, hơn thua của mình thật là nhỏ nhặt. Lúc ấy, cả hai rối rít xin lỗi nhau và làm lành ngay”.
Nhường nhịn nhau để giữ hòa khí trong gia đình.
Người xưa cũng có câu: “Bát đũa còn có khi xô”, sự chung đụng của đời sống vợ chồng có xảy ra xích mích cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn dửng dưng, không tìm cách giải quyết thấu đáo thì có thể để lại hậu quả đáng tiếc về sau.
Để tránh giận quá mất khôn, hãy ghi nhớ những điều này
- Cố gắng kiềm chế để không thốt ra những lời khó nghe. Tuyệt đối không hạ nhục, moi móc, bêu xấu chuyện riêng tư.
- Thử đặt mình vào vị trí người ấy, biết đâu bạn sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân sự việc.
- Tránh trao đổi những vấn đề căng thẳng vào thời điểm cả hai đang… đói. Khi đói bụng dễ dẫn đến mất bình tĩnh cho cả hai.
- Không cãi nhau trước mặt người khác.
- Uống một ly nước hay hít thở thật sâu, thả lỏng cơ thể và tưởng tượng đến những gì tốt đẹp nhất, mọi thức giận sẽ tan biến.
Theo Motthegioi
Làm sao để vợ chồng 'nghiện' nhau suốt cả đời?
Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ nữ, cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng có bỏ đi. Bởi vì, đường trở về rất khó khăn.
Không có "Lời mẹ dặn con gái trước khi về nhà chồng", nhưng nàng có những thứ quý giá hơn là cuộc đời làm dâu, làm vợ làm mẹ của mẹ cùng cái nắm tay nhăn nheo hạnh phúc của bố mẹ nàng trong suốt 40 năm...
Trước khi nàng về nhà chồng, mẹ nàng chẳng dặn dò gì cả. Mẹ đang bận đối nội đối ngoại, tiếp đãi khách khứa để cho con có ngày vui trọn vẹn. Nhưng nàng có thể chắc chắn hành trang bước vào trang mới cuộc đời của nàng được trang bị rất nhiều vì đã được trải nghiệm từ cuộc đời làm dâu, làm vợ của mẹ.
Mẹ không dặn "tình yêu mà cứ đánh đấm đâm giết nhau đúng là mãnh liệt thật, cũng rất lãng mạn. Nhưng không thực tế. Cứ bình thường thôi là được." Nhưng mẹ vẫn thường kể cho nàng nghe màn tỏ tình của bố "mình là mình rất ưng ung (tiếng địa phương "ung" nghĩa là "em"), ung có muốn lấy mình không thì về bảo với thầy u."
Lúc đó bố nàng chỉ là một chàng lái xe nghèo rớt mồng tơi, mồ côi từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc đó, qua lời kể châm biếm của mẹ, bố đưa các cô "yêu tha dép" về nhà ra mắt họ hàng thì bao giờ cũng có kết cục buồn là các cô "bỏ chạy mất dép", vì bố nghèo quá. Hoàn cảnh của mẹ khá hơn vì ông ngoại lúc ấy là trưởng ty công an. Màn cầu hôn thật thà không tưởng. Ông ngoại không ngăn cản gì chỉ nói một câu cũng chân thực không kém: "Các con đừng làm trò con nít đấy."
Thế mà "cái trò con nít" ấy lại là một câu chuyện kết thúc có hậu hạnh phúc gần 40 năm. Lần nào kể lại màn cầu hôn ấy mẹ cũng bật cười trong nước mắt. Sau bao nhiêu năm chung sống, mẹ bảo không chỉ có yêu mà phải yêu thương mới giúp vợ chồng "nghiện" nhau suốt đời. Bố giờ đã nghỉ hưu, sớm tối quanh quẩn bên mẹ cùng làm vườn nuôi gà, chăm cháu... Cảnh đầm ấm của bố mẹ nàng khiến bao người ngưỡng mộ và nàng thì rất tự hào.
Cuộc đời mẹ đã dạy cho nàng biết rằng trong cuộc sống, chỉ có yêu chưa đủ mà phải thương thật nhiều. Không môt gia đinh nao la hoan hao, vân luôn co cai va, vân co chiên tranh, thâm chi là "chiến tranh lạnh" trong môt thơi gian rât dai, nhưng cho đên cuôi cung, gia đinh vân la gia đinh... nơi tinh yêu và tình thương luôn luôn hiên hưu bên nhau. Và dù cuộc sống hôn nhân rất nhiều chông gai thử thách, tình yêu rồi sẽ khuất lấp sau những cuộc mưu sinh, những áp lực và giông bão cuộc đời, nàng hiểu rằng trong cuộc sống, chỉ có yêu chưa đủ mà phải thương mới làm nên sự gắn kết trong gia đình.
Ở bên mẹ trong cuộc chiến gìn giữ hạnh phúc gia đình, trưởng thành hơn từng ngày, nàng hiểu được nhiều hơn cái gì thật sự là quan trọng trong quan hệ giữa con người và con người. Quan tâm cảm xúc của một người chưa chắc đã là yêu. Nhưng yêu, thì không thể không quan tâm những điều nhỏ nhặt giản dị.
Bố gọi điện thì thào: "Mẹ bị huyết áp cao nên có gì không vui đừng tâm sựnhiều với mẹ làm mẹ lo lắng. Có gì con cứ nói với bố". Nàng hình dung bố đang đứng ở góc nào đấy nói thật nhỏ để mẹ không nghe thấy.
Mẹ gọi điện thì thầm: "Bố mới về hưu, đang quen công việc tự dưng quanh quẩn ở nhà sẽ rất hụt hẫng. Con gọi điện thường xuyên động viên bố nhé". Và nàng biết, mẹ lại đứng vao một góc nào đấy nói thật nhỏ để bố không nghe thấy.
Không có "Lời mẹ dặn con gái trước khi về nhà chồng", nhưng nàng học được những thứ quý giá hơn là cuộc đời làm dâu, làm vợ làm mẹ - của mẹ mình và cái nắm tay nhăn nheo hạnh phúc của bố mẹ nàng cùng nhau đi hết đường đời.
Theo Phunutoday
Làm sao để vợ chồng bên nhau suốt đời? Bên nhau trọn đời là điều ai cũng mong muốn nhưng trong xã hội hiện đại này, điều đó khá mong manh. Vậy, bạn cần lưu ý đến những điều sau. Chỉ khi bạn vô tư đến bên cạnh một người khác mà không ích kỷ yêu cầu, ép buộc người ấy phải sửa đổi vì mình, thì bạn đã có trong tay...