Vợ chồng giáo viên quyết cho con học “trường nhà giàu”: Phải cắt giảm chi tiêu gia đình, mỗi lần con báo đóng tiền là như ngồi trên đống lửa
“Mỗi thứ làm một chút, tích tiểu thành đại mới có tiền đóng học cho con. Chứ làm một nghề thì không trụ được. Hiện tiền học của con gái chiếm hơn một nửa tổng thu nhập của 2 vợ chồng”, chị Nghĩa nói.
Trong xã hội ngày nay, giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Gia đình nào cũng cố gắng để con có môi trường học tập tốt. Một vài năm gần đây, trào lưu cho con học trường tư thục, trường quốc tế nở rộ. Nếu như trước đây, nhiều người khá dè dặt khi nói đến nhóm trường này thì giờ cởi mở hơn. Bởi họ nhận ra nhiều trường có chất lượng giáo dục không hề thua kém trường công lập. Thậm chí, một số trường còn có thứ hạng cao trong danh sách các trường top đầu.
Đa số các trường công lập chú trọng trau dồi kiến thức, lịch học kín mít. Ngược lại, nếu học ở trường tư thục hoặc quốc tế, học sinh được rèn luyện thêm kỹ năng mềm. Với những bậc cha mẹ cởi mở, họ cho rằng, ngoài học tập tốt, các kỹ năng này cũng rất quan trọng, góp phần giúp con thành công trong cuộc sống.
Trường ĐH FPT có cơ sở vật chất xịn sò.
Tuy nhiên, học phí của trường tư thục, quốc tế là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phải “chùn bước”. So với trường công, trường tư thục, quốc tế có học phí cao hơn rất nhiều. Một số trường quốc tế có học phí từ 300-700 triệu đồng/năm. Hay những trường gọi là “rẻ” cũng có mức học phí hơn 100 triệu đồng/năm.
Cũng vì mức học phí đắt đỏ này nên nhiều người thường cho rằng, chỉ ai nhà giàu mới có thể cho con theo học. Thực tế thì ngược lại, các trường tư thục, quốc tế giờ không còn là “sân chơi riêng” của các gia đình giàu có. Nhiều gia đình có kinh tế “thường thường bậc trung” nhưng vẫn cố gắng cho con học ở môi trường lý tưởng.
Vợ chồng cãi nhau nảy lửa trước quyết định con học FPT
Chị Nguyễn Thị Trung Nghĩa, 48 tuổi, quê tại tỉnh Phú Thọ. Hiện chị đang là giáo viên của một trường tiểu học. Chị Nghĩa có 2 cô con gái, con lớn mới ra trường đi làm được 2 năm, con gái út năm nay bước vào đại học. Cô con gái út hiện là sinh viên chuyên ngành Marketing, trường ĐH FPT (Hà Nội).
Chị Nghĩa trải lòng, thời điểm tuyển sinh, con gái chị được điểm đại học tương đối cao nhưng vì chủ quan khi đăng ký nguyện vọng nên về sau không có nhiều sự lựa chọn.
“Trước đây, tôi không quan tâm đến nhóm trường tư, trường quốc tế bởi biết học phí rất cao. Nhưng về sau, vì hoàn cảnh con như thế nên tôi mới bắt đầu nghiên cứu nhóm trường này. Về trường FPT, tôi chỉ biết sơ qua là trường có cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị học tập hiện đại nhưng học phí cao. Tôi phải tìm hiểu ngôi trường này qua nhiều phụ huyng có con từng học. Thấy mọi người dành nhiều lời khen nên tôi yên tâm phần nào”, chị Nghĩa cho hay.
Video đang HOT
Dù điều kiện gia đình chỉ ở mức trung bình nhưng chị Nghĩa vẫn cố gắng cho con học tại FPT.
Càng tìm hiểu kỹ, chị Nghĩa càng quyết tâm cho con vào FPT, sau khi đánh giá qua 4 tiêu chí: Chất lượng đào tạo; Cơ hội việc làm; Cơ sở vật chất; Trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, khi đề xuất cho con học ngôi trường đắt đỏ này với chồng thì ý kiến của chị bị gạt ngay.
Ông xã chị Nghĩa không đồng tình bởi mức học phí “trên trời”, một gia đình kinh tế bình thường không thể “với” được. Thậm chí, 2 vợ chồng còn tranh cãi nảy lửa, ai cũng bảo vệ quan điểm của mình.
“Thời gian đầu, 2 vợ chồng không có tiếng nói chung. Mãi về sau tôi mới thuyết phục được ông xã. Bên cạnh học phí cao, tôi chỉ ra cho chồng thấy những lợi ích nếu con học FPT. Anh cũng đi tham khảo ý kiến nhiều người nên về sau ủng hộ hết mình, không còn lăn tăn nữa. Chúng tôi động viên nhau cùng cố gắng vì tương lai của con gái”, chị Nghĩa cho biết.
Năm đầu tiên, chương trình học tập gồm 6 level Tiếng Anh, học phí mỗi level là 10 triệu đồng. Nếu vượt qua từng level sẽ giảm được học phí đáng kể. Vì thế, 2 mẹ con lại bước vào cuộc chiến ôn luyện. Chị Nghĩa mong con thi qua nhiều level để đỡ phần nào tiền học. May mắn con gái thi qua 2 level đầu, số tiền còn phải đóng là 40 triệu đồng, chưa tính các khoản khác. Mỗi lần con báo đóng học phí, vợ chồng chị như ngồi trên đống lửa.
Xoay vần đủ nghề để có tiền cho con đi học trường sang
Hiện tại, con gái chị Nghĩa vẫn đang học online do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, gia đình giảm bớt được một số khoản phí như: Tiền nhà ở, tiền sinh hoạt, chi phí di chuyển,… Sau khi kết thúc năm đầu tiên, con sẽ bắt đầu học chuyên ngành với mức học phí khoảng hơn 100 triệu đồng/năm.
Nếu con đến trường học trực tiếp thì còn mất nhiều khoản phí khác. Trung bình, mỗi tháng, cả tiền học và tiền sinh hoạt của con khoảng 12 triệu đồng. Chị Nghĩa chỉ cho con vỏn vẹn 1,5 triệu để tiêu linh tinh, đi chơi với các bạn. Để cô con gái được học ngôi trường xịn sò, chị phải chắt chiu, cắt giảm chi tiêu trong gia đình.
Hơn 20 năm đi dạy cùng với công việc của chồng giúp gia đình có một khoản tích cóp nho nhỏ, giờ là lúc cần dùng tới. “Lương giáo viên tiểu học, lại dạy trường làng nên chẳng được là bao. Chồng tôi làm lái xe tải, công việc bấp bênh lắm, những ngày dịch vừa qua cũng không có việc nên kinh tế gặp nhiều khó khăn, may là có khoản dự phòng”, chị Nghĩa tâm sự.
Sáng đi dạy học, chiều về chị Nghĩa tranh thủ bán hàng để có thêm thu nhập.
Sáng đi dạy học, chiều về chị tranh thủ mở cửa hàng bán chăn, ga, gối, nệm để có thêm đồng ra đồng vào. Giờ chị còn bán thêm trên mạng xã hội. Tuy là người không rành về công nghệ nhưng áp lực tài chính quá lớn khiến chị Nghĩa phải mày mò tìm hiểu. “Mỗi thứ làm một chút, tích tiểu thành đại mới có tiền đóng học cho con. Chứ làm một nghề thì không trụ được. Hiện tiền học của con gái chiếm hơn một nửa tổng thu nhập của 2 vợ chồng”, chị Nghĩa nói.
Từ khi con vào “trường con nhà giàu”, điều chị sợ nhất là con học lại, thi lại. Học lại, thi lại báo hiệu việc con bị hổng kiến thức, năng lực thua kém các bạn. Ngoài ra, học phí của học lại rất cao. Đây thật sự là cuộc chiến của cả gia đình. Con gái có nhiệm vụ học tập tốt, còn bố mẹ phải “cày cuốc” ngày đêm kiếm tiền.
Tuy cuộc sống phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng chị Nghĩa luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực. Đối với chị, việc học của con là điều quan trọng nhất, được ưu tiên hàng đầu. Dù có thiếu tiền, có phải đi vay mượn để cho con học, chị Nghĩa cũng sẵn sàng. Chị không ngại nghèo, ngại khổ, chỉ mong con học hành giỏi giang, sau này có công việc tốt.
Ảnh: NVCC
'Nhà khoa học số 1' của Việt Nam là ai?
Nếu xem bộ cơ sở dữ liệu mới công bố của Nhà xuất bản Elsevier là bảng xếp hạng các nhà khoa học như cách hiểu của không ít người, thì nhà khoa học 'xuất sắc' nhất của Việt Nam có tên Ali Chamkha. Vậy Ali Chamkha là ai?
Người góp phần "đưa ĐH Việt Nam lên bản đồ ĐH thế giới"?
Trong danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới có 2 danh sách (Báo Thanh Niên tạm gọi là Danh sách sự nghiệp và Danh sách 2020). Tác giả có địa chỉ ở Việt Nam đứng hạng cao nhất là Ali Chamkha, thuộc Trường ĐH D.T, đạt vị trí 2.634 trong Danh sách sự nghiệp (người đứng thứ nhì với địa chỉ Việt Nam cũng là một cái tên nước ngoài, đạt vị trí 8.949, xếp sau Ali Chamkha hơn 6.000 bậc). Tác giả Ali Chamkha cũng có thứ hạng cao hơn hẳn hầu hết khôi nguyên Nobel và những tên tuổi giáo sư (GS) người Việt thành danh ở nước ngoài.
Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Doãn Minh Đăng, một nhà khoa học đang làm việc ở Đức, thành viên Diễn đàn Liêm chính khoa học, cho rằng nếu dựa trên thứ hạng trong các danh sách này để vinh danh, thì có lẽ Chính phủ cũng như giới khoa học Việt Nam phải ghi nhận công lao của tác giả Ali Chamkha, người đạt được vị trí cực kỳ xuất sắc trong "bảng xếp hạng". "Nếu xem đó là một bảng xếp hạng các nhà khoa học thì không nghi ngờ gì nữa, Ali Chamkha chính là người dẫn đầu nền khoa học Việt Nam", tiến sĩ Đăng nhận xét.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cũng bình luận: "Nếu đúng đây là bảng xếp hạng nhà khoa học, nếu đúng là Ali Chamkha có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học thực sự với các nhà khoa học Việt Nam, thì nên xem xét thưởng Huân chương Hữu nghị cho vị này, người nước ngoài góp phần quan trọng đưa ĐH Việt Nam lên bản đồ ĐH thế giới".
Trong lý lịch khoa học đăng trên trang cá nhân của mình, ngay trang đầu tiên, Ali Chamkha nhấn mạnh ông am hiểu sâu sắc về các bảng xếp hạng ĐH. Điều này khá bất thường, vì lý lịch khoa học của các GS ĐH thường tập trung vào hoạt động khoa học, hầu như không ai nhấn mạnh ở ngay trang đầu lý lịch rằng họ am hiểu các danh sách xếp hạng. Nếu xét nhiệm vụ là giúp một trường ĐH như Trường ĐH D.T trở nên nổi bật trong danh sách các ĐH trên thế giới để đánh giá, thì Ali Chamkha đã thực hiện việc đó một cách xuất sắc.
"Đóng góp" trực tiếp và gián tiếp
Theo tìm hiểu của TS Đăng và nhóm Liêm chính khoa học, Ali Chamkha (tên đầy đủ là Ali Jawad Chamkha) sinh ra ở Li Băng, được đào tạo từ bậc ĐH đến tiến sĩ ở ĐH Kỹ thuật Tennessee, Mỹ, hiện làm GS ở ĐH Hoàng tử Mohammad Bin Fahd, Ả Rập Xê Út. Nếu dựa vào kết quả tra cứu cơ sở dữ liệu Scopus, rất khó để xác định Ali Chamkha thực chất làm việc ở đâu do địa chỉ làm việc của ông (ghi trên các bài báo khoa học mà ông đã công bố) thay đổi liên tục. Riêng trong 2 năm 2020 - 2021, địa chỉ làm việc của ông Ali Chamkha là... 5 trường ĐH, trong đó có 4 trường thuộc vùng Vịnh, đơn vị thứ 5 là Trường ĐH D.T, Việt Nam.
Sự nghiệp công bố của Ali Chamkha khá tập trung ở các trường ĐH thuộc Ả Rập Xê Út và Kuwait, còn các bài ghi địa chỉ bên ngoài vùng Trung Đông chủ yếu là gắn bó với Trường ĐH D.T. Theo dữ liệu Scopus, từ đầu năm 2021 đến nay, Ali Chamkha đã công bố 112 bài báo khoa học (bình quân cứ gần 3 ngày xuất bản 1 bài).
Trong bộ cơ sở dữ liệu của nhóm GS John P.A. Ioannidis, GS Ali Chamkha hoạt động ở 2 lĩnh vực: kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải, kỹ thuật hóa học. Trong Danh sách sự nghiệp, lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải có 2.195 tác giả trên thế giới được thống kê, GS Ali Chamkha đạt vị trí 16; những tác giả có bài viết được thống kê đồng thời cả 2 lĩnh vực (kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải, kỹ thuật hóa học) có 91 tác giả, ông đứng ở vị trí số 1. Trong Danh sách 2020, lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải có 2.318 tác giả, GS Ali Chamkha đứng vị trí thứ 2. Đồng thời, cả hai lĩnh vực có 97 người, ông số 1. Thống kê riêng lĩnh vực kỹ thuật hóa học (có 1.653 tác giả) cho thấy ông cũng đứng số 1.
Trong tất cả công bố khoa học của Ali Chamkha cho đến thời điểm này, chưa hề có đồng tác giả nào là người Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin khác cho thấy Ali Chamkha rất tích cực "cống hiến" trực tiếp và gián tiếp cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, nếu như hiểu sự "cống hiến" là ghi tên trường ĐH Việt Nam vào địa chỉ tác giả của bài báo khoa học.
Tới nay, dữ liệu Scopus đã ghi nhận 61 bài báo mà Ali Chamkha ghi địa chỉ làm việc là Trường ĐH D.T, trong đó có 59 bài sử dụng trường này là địa chỉ duy nhất, 2 bài còn lại ông ghi 2 địa chỉ gồm Trường ĐH D.T và một trường ĐH khác ở Kuwait. Trong 5 bài báo khác, tuy Ali Chamkha không ghi địa chỉ Trường ĐH D.T, nhưng đồng tác giả của ông (cũng làm việc ở Trung Đông) thì ghi địa chỉ là Trường ĐH D.T. Ngoài 66 bài báo kể trên mà bản thân Ali Chamkha khai địa chỉ là Trường ĐH D.T, các đồng tác giả của Ali Chamkha còn ghi địa chỉ một trường ĐH khác ở Việt Nam, là Trường ĐH T.Đ.T, đến nay là 26 bài có tên trường này (có 11 bài có cả ĐH D.T lẫn ĐH T.Đ.T). Trong 26 bài này, có 21 bài Ali là đồng tác giả với Mohammad Ghalambaz, 3 bài là đồng tác giả với Iskander Tlili, 2 bài với 2 tác giả khác cũng có tên Ả Rập.
Danh sách các cơ sở nghiên cứu mà Ali Chamkha đứng tên trong các công bố khoa học - DOÃN MINH ĐĂNG
Sao không được nêu tên ở các trường có "hợp tác"?
Như trên đã nói, sau khi nhóm của GS John P.A. Ioannidis công bố Danh sách sự nghiệp, Danh sách 2020, thông tin này được lan truyền rộng rãi trong dư luận xã hội nhưng đã được "Việt hóa", kèm theo những thông điệp mang tính ngộ nhận.
Tuy nhiên, tên của GS Ali Chamkha không hề được nhắc đến một lần nào, kể cả trên trang của Trường ĐH D.T. Trong khi đó, trang web của trường đã dẫn bài viết của một tờ báo trong nước về sự kiện 5 nhà khoa học của Trường ĐH D.T lọt vào danh sách "10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới" và dịch bản tin này ra tiếng Anh, trong đó bôi đậm những tác giả có địa chỉ trường này (nhưng chỉ với tác giả có tên Việt Nam). "Nếu Ali Chamkha có mối quan hệ hợp tác chính thức với Trường ĐH D.T, tại sao trường không nhắc đến sự kiện đáng chú ý đó?", tiến sĩ Đăng đặt câu hỏi.
Không chỉ Ali Chamkha mới bị trường mà ông "hợp tác", trường mà ông góp phần quan trọng đưa tên lên bản đồ ĐH thế giới phớt lờ, các tác giả khác ghi địa chỉ Việt Nam nhưng có tên nước ngoài cũng chịu chung cảnh ngộ "áo gấm đi đêm". Trong số này, có 3 tác giả cũng được xếp ở vị trí rất cao (đồng thời cao hơn hẳn các tác giả có tên Việt Nam), gồm: Mika Sillanp (Trường ĐH D.T, vị trí 1.081 trong Danh sách 2020, vị trí 8.949 trong Danh sách sự nghiệp); Timon Rabczuk (Trường ĐH T.Đ.T, vị trí 3.529 trong Danh sách 2020, vị trí 28.882 trong Danh sách sự nghiệp); Karl Peltzer (Trường ĐH T.Đ.T, vị trí 4.612 Danh sách 2020, vị trí 14.832 Danh sách sự nghiệp).
Mối quan hệ đáng ngờ
Theo dữ liệu Scopus, mối quan hệ hợp tác của Ali Chamkha với các tác giả ghi địa chỉ trường ĐH ở Việt Nam cũng thể hiện sự lắt léo, khó nắm bắt. Chẳng hạn, bài đầu tiên Ali Chamkha hợp tác với Iskander Tlili (năm 2014) thì khi đó Tlili còn ghi địa chỉ là Trường ĐH D.T, Chamkha ghi địa chỉ làm việc ở một trường ĐH của Ả Rập Xê Út. Nhưng 3 lần mà 2 vị này hợp tác với nhau năm 2020 thì Tlili lại đều ghi địa chỉ làm việc ở Trường ĐH T.Đ.T, còn Chamkha mới là người lấy địa chỉ là Trường ĐH D.T.
Iskander Tlili là nhân vật trong bài báo đăng ngày 1.9.2020 trên Thanh Niên Online. Trong bài báo này, tiến sĩ Dương Tú đã cảnh báo hiện tượng có những nhà khoa học nước ngoài đóng vai trò "cai thầu" đứng ra làm đầu mối thu gom hàng ngàn bài báo thượng vàng hạ cám ở khắp nơi, rồi mang "bán" cho các trường ĐH Việt Nam, trong đó có Tlili.
Trong bộ cơ sở dữ liệu của nhóm GS Ioannidis, ở Danh sách 2020, có 7 người là đồng tác giả với Ali Chamkha từ 30 bài trở lên. Trong số này, đáng chú ý có tác giả Ghalambaz, M. (có 45 bài đứng tên chung với Ali Chamkha), xếp ở vị trí 28.108, với địa chỉ là Trường ĐH T.Đ.T (trong khi nơi làm việc chính thức là ĐH Hồi giáo Azad, Iran).
Thi đánh giá năng lực: Xu thế tuyển sinh của các trường ĐH Các ĐHQG, ĐH vùng và trường/nhóm trường ĐH đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực để làm căn cứ xét tuyển Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2022. Theo đó, Bộ...