Vợ chồng già mưu sinh trên bãi hến
Ông Phạm Văn Phước – Nguyễn Thị Tư đã ngoài 60 tuổi, 10 năm nay nương theo con nước sông Đồng Nai cào hến mưu sinh.
Bà Tư năm nay đã 60 tuổi còn ông Phước 63. Họ có 6 con, 5 đứa đã dựng vợ gả chồng và ra riêng, giờ chỉ nuôi cô con gái út học lớp 9. “Không muốn phụ thuộc vào con cái, chúng cũng không khá giả gì, vợ chồng tôi tự bảo nhau còn làm việc được thì cố, lúc rảnh lượm thêm ve chai bán, cũng đủ sống. Mấy đứa trước vì nghèo nên phải nghỉ học giữa chừng, nay phải đầu tư cho bé út học tới nơi tới chốn”, người vợ chia sẻ.
Tuổi cao sức yếu, lặn ngụp trong nước như vậy không tránh khỏi bệnh tình, người này ốm thì người kia chăm, cuộc sống dung dị nhưng đầy tình cảm. “Lặn ngụp dưới nước như vầy có bả ở bên, thủ thỉ chuyện trò nên cũng đỡ buồn và đỡ lạnh”, ông Phước tâm sự. Vợ chồng cứ nước cạn là đi, căn cứ vào “dự báo thời tiết” của con kênh nhỏ chảy sau nhà. Mỗi ngày họ trầm mình trong nước 6-7 tiếng là chuyện thường.
Mưa lớn, họ trú tạm dưới mái che của những chiếc tàu du lịch, hay mái hiên của những hộ dân gần bờ sông. Mưa nhẹ hạt thì họ mặc áo mưa làm việc bình thường như hai con cò côi cút trên sông.
Khu phố Long Điền ( phường Long Bình Tân, Biên Hoà) ngày xưa lưa thưa nhà, ông bà có căn chòi nhỏ, làm mướn ở lò gạch nuôi đàn con. Lò gạch giải thể, ông bà quay qua làm mướn đủ nghề. Thấy cực, lại phụ thuộc người ta, vợ chồng mới chọn nghề xúc hến ở sông Đồng Nai, công việc đã kéo dài 9 năm có lẻ.
Video đang HOT
Tuổi già cơ cực mưu sinh nhưng vợ chồng vui vì được quấn quýt, chăm lo cho nhau.
Hến ngày càng ít, kiếm 10 kg mỗi ngày làm việc là thành quả lớn lao của hai vợ chồng. Hến mang ra chợ Thái Hòa bán, ngày kiếm được 70.000 đồng.
Theo VNE
Người đàn ông 30 năm vá áo mưa 'tàu ngầm' ở phố cổ
Hơn nửa đời, ông Nguyễn Văn Sĩ cặm cụi với công việc dán vết rách áo mưa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nghề ngày nay chẳng còn nhiều khách nữa. Người đàn ông nhỏ thó tá túc ngay ở khu lều trên đường Bạch Đằng.
Ông Sỹ sinh năm 1960 ở Cù Minh An (Hội An, Quảng Nam), từng làm nhân viên cửa hàng lương thực. Năm 1982, ông đi bộ đội. Ba năm sau, giải ngũ không xin lại được việc cũ, cũng không biết làm gì khác nên ông kiếm kế sinh nhai bằng nghề dán áo mưa. Ngày đó người dân còn nghèo, mua được cái áo mưa rất khó khăn, rách chỗ nào họ phải vá chỗ đó, nhiều cái áo vá đi vá lại hàng chục lần.
Ông trưng tấm bảng thô sơ lấy từ miếng gỗ phế thải: "Dán áo mưa tàu ngầm". Ông Sỹ giải thích, đó chỉ là một cách nói ngoa cho vui và thu hút, bởi kỹ năng của ông có thể dán chuẩn đến mức áo mưa giống như tàu ngầm, không thể ngấm nước.
Chiếc quần đi mưa bị rách đang chờ ông Sỹ vá.
Dụng cụ rất đơn giản, chỉ là ít củi được chẻ nhỏ, than hoa và chiếc dùi.
Sau khi chiếc dùi được nung đỏ, ông Sĩ lấy ra và chà qua nến để giảm nhiệt độ để khi thao tác, nilon không bị cháy và giúp chiếc dùi trơn hơn.
Miếng vá nhỏ cùng loại với áo mưa được đặt lên lỗ thủng. Sau đó, ông lấy một miếng nilon khác (loại không dính) đặt lên trên, dùng dùi nóng di lên cho miếng vá dính vào áo mưa.
Chi phí vá áo mưa từ 2.000 đến 10.000 đồng.
Hiện nay ít người vá áo mưa nên để có tiền sinh sống, ông Sỹ phải làm thêm nghề chở thuê bằng xe đạp cho tiểu thương ở chợ Hội An, đủ sống qua ngày.
Không vợ con, ông Sỹ sống một mình ngay chỗ lều làm việc được dựng bằng những cây ô, tấm bạt, áo mưa bỏ đi. Ông có nhà cách trung tâm 4 km nhưng không về vì buồn, ở lại đây cho có bạn bè.
Chiếc radio là người bạn thân thiết với ông từ nhiều năm nay.
Ở Hội An chỉ có vài ba người làm nghề vá áo mưa như ông Sỹ. Người đàn ông nói đùa "thế hệ già này mà quy tiên thì nghề thất truyền".
Vũ Minh Quân
Theo VNE
Giây phút cứu 5 em nhỏ thoát chết của học sinh lớp 9 Nghe tiếng kêu cứu, ngoảnh lại thấy 5 bạn đang chới với giữa sông, em chẳng kịp nghĩ gì mà nhào xuống bơi ra cứu các bạn", Lê Văn Được (15 tuổi, quê Nghệ An) kể lại giây phút cứu 5 bạn nữ thoát nạn. Đã 3 ngày kể từ khi Lê Văn Được, học sinh lớp 9 THCS Thanh Ngọc, huyện Thanh...