Vợ chồng già bệnh tật còm cõi chăm con bại não gần 30 năm
Ở tuổi ngoài 60, lẽ ra được an nhàn bên con cháu nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Huệ ( Thanh Oai, Hà Nội) vừa phải chống chọi với bệnh tật, vừa chăm con gái bị bại não.
Năm 31 tuổi, ông Nguyễn Văn Huệ (năm nay 65 tuổi, Từ Am, Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội) xin rời môi trường quân ngũ để về quê làm kinh tế với hi vọng thoát nghèo. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm, ông vẫn chưa được an nhàn. Ông Huệ có 3 cô con gái và 1 cậu con trai út. Trong đó, cô con gái thứ ba là Nguyễn Thị Tuyến (30 tuổi) bị bại não.
Đạp xe hàng trăm cây số đưa con đi chữa bệnh
Trong kí ức của ông Huệ, quãng thời gian mà hai vợ chồng đưa con gái Nguyễn Thị Tuyến từ nhà lên Hòa Bình chữa bệnh bằng xe đạp lưu lại nhiều kỉ niệm.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Huệ.
Khi sinh ra, Tuyến vẫn bình thường và khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. Tai họa ập xuống khi Tuyến bị sốt lúc 4 tháng tuổi.
“Hôm đó là 30 Tết, Tuyến bị sốt và sau đó, vợ chồng tôi đưa đi tiêm ở trạm y tế xã, sau đó, cháu bị sùi bọt mép”, ông Huệ nhớ như in.
30 năm qua, vợ chồng ông Huệ đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện nhưng đều nhận kết luận: “Tuyến bị bại não”. Không đầu hàng số phận, hai vợ chồng ông đưa con đưa chạy chữa khắp nơi, từ viện nhỏ, viện lớn đến thầy lang.
Lên 3 tuổi, Tuyến chỉ nằm một chỗ. Thấy vậy, nhiều người chỉ vợ chồng ông Huệ lên Hòa Bình vì nơi đây có thầy lang “cao tay” có thể chữa khỏi bệnh cho con gái. Tia hi vọng lóe lên, ông Huệ đèo vợ ngồi sau ẵm con gái trên chiếc xe đạp cà tàng lên Hòa Bình tìm thầy lang điều trị.
Bà Nguyễn Thị Phú kể về những tháng ngày chạy chữa cho con gái.
“Khi đó, chồng tôi đạp xe, còn tôi ẵm con bé trong tay. Trên quãng đường gần trăm cây số, nhiều lúc xe hỏng lại phải dắt bộ kiếm tiệm sửa”, bà Nguyễn Thị Phú (61 tuổi) nhớ lại.
Khi đến nơi, hai vợ chồng ông bà Huệ hi vọng có phép màu đến với con nhưng đó chỉ là mơ ước.
Video đang HOT
Lo cho con đến khi sức tàn lực kiệt
Không cảm nhận được nóng hay lạnh nên Tuyến chẳng chịu mặc quần áo.
“Mặc quần áo cho Tuyến xong, mẹ nó lên nhà là nó xé hết. Trời nóng, mất điện là nó đập quạt, nhà tôi có một đống quạt bỏ xó do nó đập”, ông Huệ nói.
Thương con, mỗi tối, bà Phú ngủ cùng để con được yên giấc. Và khi ở bên con, bà Phú cảm nhận được tình cảm mà con gái dành cho mình.
Hiện, đôi tay của Tuyến có thể cử động nhưng đôi chân bị liệt.
“Khi nằm ngủ, nó khoác tay ôm người tôi, má nó kề sát mặt tôi. Khi bảo, con hôn mẹ cái nào, là Tuyến sẽ hôn. Khi đó, tôi cảm thấy hạnh phúc lâng lâng khó diễn tả thành lời”, bà Phú tâm sự.
Những lúc như vậy, Tuyến giống như một đứa trẻ. Những khi thời tiết thay đổi, Tuyến lên cơn động kinh, đấm bà Phú túi bụi, khiến người mẹ già té ngã.
Tuổi già đến, mang nhiều bệnh tật nhưng hai vợ chồng ông Huệ canh cánh nỗi lo không biết ai sẽ chăm sóc con gái khi khuất núi.
Mỗi tháng chị Tuyến được trợ cấp 700.000 đồng.
Là nông dân gắn bó với ruộng đồng, lợn gà, ông Huệ chả mấy khi ốm đau. Ấy vậy mà cách đây 1 tháng, ông trải qua trận ốm “thập tử nhất sinh”.
“Bị đau bụng tôi đi khám ở 2 bệnh viện gần nhà nhưng đều không phát hiện bệnh. Đến bệnh viện thứ 3, may mắn, phát hiện ra bệnh áp xe ruột thừa. Bác sĩ bảo, may cho tôi nếu chậm chút nữa là nguy hiểm đến tính mạng”, ông Huệ cho hay.
Bệnh án của hai vợ chồng ông Phú.
Không chỉ ông Huệ mà bà Phú cũng bị bệnh xẹp ống sống lưng, khiến bà không thể làm việc nặng. Giờ đây, mọi việc trong gia đình do cậu con trai gánh vác.
Nhiều lúc hai vợ chồng ông chỉ biết thở dài nhìn nhau, khi nghĩ đến lúc chết đi thì ai sẽ chăm Tuyến. Thấy ở xã có 2 trường hợp mắc bệnh giống Tuyến, gia đình làm các thủ tục để đưa con lên trung tâm bảo trợ xã hội.
“Nhiều lần, chúng tôi định cho em nó lên trung tâm bảo trợ xã hội để người ta chăm sóc. Nhưng, thương con quá, chắc chúng tôi sẽ cố gắng sống để chăm sóc con đến khi nào sức tàn, lực kiệt thì thôi”, ông Huệ nghẹn ngào nói.
Anh Cao Văn Quảng, trưởng thôn Từ Am (Thanh Thùy) cho biết, gia đình ông Huệ thuộc diện hộ cận nghèo của xã.
Mọi sự ủng hộ của độc giả cho gia đình ông Nguyễn Văn Huệ xin gửi về:
Báo điện tử VTC News: Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội
Nội dung ủng hộ xin đề rõ: Đóng góp giúp đỡ gia đình ông Nguyễn Văn Huệ
Toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được VTC News chuyển đến cho nhân vật sớm nhất!
Độc giả cũng có thể ủng hộ trực tiếp cho gia đình ông Nguyễn Văn Huệ ở Từ Am, Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
TP.HCM: Ô nhiễm không khí tăng đột biến, đe dọa sức khỏe người dân
Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang báo động, đây là mối nguy cơ của hàng loạt các bệnh tật đang bùng phát hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế , ô nhiễm không khí hiện nay ở TP.HCM đang là điều kiện để phát sinh nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ngày càng tăng - Ảnh: P.V
Theo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP.HCM, tình trạng ô nhiễm không khí tại TP đang tăng lên một cách đột biến. Tại 20 trạm cố định để thực hiện quan trắc các chỉ tiêu về NO, CO2, SO2, tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10... cho thấy chất lượng không khí tại TP.HCM đang ô nhiễm nặng.
Ông Nguyễn Cảnh Lộc (Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP.HCM) nói rằng kết quả quan trắc tại 12 điểm quan trắc giao thông trên địa bàn TP.HCM trong năm 2017 vừa qua cho thấy có 68,16% số liệu quan trắc tổng bụi lơ lửng vượt quy định cho phép và 98,40% số liệu quan trắc mức ồn vượt quá quy định cho phép.
Hiện nay nguồn phát sinh ô nhiễm không khí ở TP.HCM chủ yếu đến từ 3 loại chính: hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và phát sinh từ cuộc sống đô thị.
"Hiện nay TP.HCM có khoảng 1.000 nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn và hàng chục nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trừ một số nhà máy, xí nghiệp nằm trong các khu công nghiệp tập trung hoặc nằm tại khu vực xa dân cư, còn lại hầu hết các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều nằm xen kẽ với khu vực dân cư nên khí thải và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng rất lớn đến đông đảo người dân", ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Vũ Xuân Đán, Trưởng khoa Vệ sinh lao động- sức khỏe trường học (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường TP.HCM) cho biết hiện nay tình trạng phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 ở TP.HCM là khá lớn. Nguồn phát sinh bụi hiện nay ở TP.HCM chủ yếu từ các phương tiện vận tải, từ các ngành công nghiệp, bên trong nhà...
Trong khi đó, theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - dị ứng - miễn lâm sàng TP.HCM, ô nhiễm không khí là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh tật và chết sớm. Theo thống kế mới nhất của thế giới, mỗi năm có khoảng 9 triệu người chết do ô nhiễm không khí, cao gấp 3 lần so với tử vong do AIDS. Hiện 92% số người chết liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Bà Lan cũng nói các nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em bị ô nhiễm không khí bị ho và viêm phế quản cấp nhiều hơn rất nhiều so với trẻ không bị ô nhiễm không khí. Đối với người lớn, ô nhiễm không khí làm tăng ho, tiết đàm, tầng suất hen, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy giảm nhanh chức năng hô hấp. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sự suy giảm chức năng và bệnh lý hô hấp có ảnh hưởng xấu rất lớn đối với xã hội.
Phân tích của PGS-TS-BS Cung Thị Tuyết Anh, chuyên gia về ung thư cho thấy ô nhiễm không khí đang là "sát thủ", gây bệnh ung thư. Đây là những tác nhân chính gây ra ung thư phổi.
Các chất gây ô nhiễm không khí có khả năng gây ưng thư như: Nitrogen dioxide, sulfur dioxide, khí ozon, carbon monoxide... Trong đó sulfur dioxide - SO2 được thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, khói từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy chế biến hóa chất lưu quỳnh, công nghệ tách chiết kim loại rừ quặng mỏ...; còn nitrogen dioxide - NO2 là khí kích ứng nồng độ cao gây viêm đường thở...
"Mặc dù minh chứng gặp nhiều khó khăn nhưng mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh ung thư là chắc chắn. Sự đô thị hóa, hóa học hóa môi trường, lối sống công nghiệp hóa, hút thuốc lá đang đem đến nhiều hệ lụy sức khỏe cho con người. Do vậy khi ô nhiễm không khí gia tăng sẽ làm gia tăng bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi", bác sĩ Tuyết Anh khẳng định.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Hà Nội: Trồng cam, hoa lan nhà nông bỏ túi 700 triệu đến 1,6 tỷ Đến nay, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong số 6 xã chưa đạt thì 5 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí, 1 xã đạt 11 tiêu chí. Với những quyết tâm cao nhất, năm nay địa phương phấn đấu có thêm 3 xã Xuân Dương, Kim Thư, Mỹ Hưng đạt chuẩn....