Vợ chồng F0 không đeo khẩu trang, nhổ nước bọt trước mặt lực lượng y tế
Công an TP Hải Dương ( tỉnh Hải Dương) đề nghị xử phạt cặp vợ chồng F0 nhổ nước bọt, không đeo khẩu trang khi giao tiếp với lực lượng y tế.
Tình nguyện viên y tế Trần Hữu Nghĩa kể lại sự việc
Sự việc cặp vợ chồng ông Lê Anh T. (SN 1962) và vợ là Đinh Thị Th. (SN 1971) ở Đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương nhiễm Covid-19 ở lỳ trong nhà, để lực lượng chức năng chờ đợi nhiều giờ gây bức xúc xã hội.
Đặc biệt, theo những người trong cuộc, cặp vợ chồng này không đeo khẩu trang, tranh cãi, nhổ nước bọt trước mặt lực lượng y tế nhận nhiệm vụ đưa họ vào Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương để điều trị, cách ly.
Anh Bùi Xuân Hải (SN 1996, trú tại xã Kim Thành, huyện Kim Thành, nhân viên lái xe Trung tâm cấp cứu 115 Hải Dương) cho biết: “Hơn 21h tôi và đồng nghiệp tới nhà của 2 bệnh nhân (BN) này. Ngôi nhà tắt đèn, khoá chặt cửa. Chờ khoảng 30 phút không thấy ai xuống, lực lượng y tế phường liên tục gọi điện thoại cho 2 BN nhưng không ai nghe máy. Hơn 22h, tổ công tác nhờ tôi bật loa của xe cấp cứu để kêu gọi họ hợp tác nhưng không có ai mở cửa”.
Lực lượng y tế tới đưa 2 vợ chồng F0 đi chữa trị
Nhân viên y tế mệt mỏi ngồi vệ đường để chờ BN mở cửa
“Đến 22h30, vợ chồng này mới nghe điện thoại yêu cầu hợp tác của cán bộ y tế. Hơn 23h, họ xuống tầng 1, kéo cửa cuốn lên nhưng vẫn không ra xe để đi viện. Họ ở trong tầng 1, bắt chúng tôi phải chờ mà cũng không mở cửa nói một câu, khiến chúng tôi thấy bị coi thường.
Khi bà Th. ra ngoài, tôi nói: Bà biết bao nhiêu người chờ bao lâu rồi không? Bà Th. kéo khẩu trang khỏi miệng, lớn tiếng trang cãi, buộc tôi phải hét lên: “Bà đeo khẩu trang vào”", anh Hải kể lại.
Xe y tế quay ngang, hú còi, gọi loa nhưng nhà của vợ chồng ông T vẫn tắt đèn, khoá cửa
Anh Hải nói, bản thân thấy tổn thương trước cách ứng xử của cặp vợ chồng bệnh nhân
Công an chuyển hồ sơ, đề nghị chính quyền xử phạt
Tình nguyện viên Trần Hữu Nghĩa, SN 1994, trú tại TP Hải Phòng phản ánh: “Khi xe chở vợ chồng ông T., bà Th. ra tới sân Bệnh viện Nhiệt Đới, ca trực y tế ra tiếp nhận BN. Tôi vừa mở cửa xe cấp cứu cho BN xuống, ông T. không đeo khẩu trang, nhổ nước bọt ngay trước mặt mọi người, khiến chúng tôi rất bức xúc”.
Tình nguyện viên Trần Hữu Nghĩa bất bình trước hành vi nhổ nước bọt của ông T.
Công an TP Hải Dương đã vào cuộc xác minh. Theo kết luận của công an, sự việc không đeo khẩu trang đúng quy định, nhổ nước bọt ra môi trường bên ngoài khi đang có nhiều người ở gần của vợ chồng BN T, Th. là đúng như phản ánh.
Khu vực phong toả liên quan đến vợ chồng BN trên Đại lộ Hồ Chí Minh
“Hành vi của ông Lê Anh T. và Đinh Thị Th. đã vi phạm điều a, khoản 1, điều 12 nghị định 117 ngày 18/9/2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể 2 BN đã không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Công an TP Hải Dương đã chuyển hồ sơ vụ việc đến UBNN phường Nguyễn Trãi đề nghị xử lý theo thẩm quyền, đúng pháp luật”, kết luận của công an nêu.
TP.HCM: Chặn dịch ở các khu công nghiệp
TP.HCM sẽ chọn một số doanh nghiệp có đủ điều kiện để bố trí công nhân sau giờ làm việc sẽ ăn, ở lại ngay tại nhà máy, xí nghiệp.
UBND TP.HCM vừa ban hành chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường.
Lực lượng y tế đang lấy mẫu xét nghiệm tại một công ty ở khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: MINH TÂM
Bố trí công nhân lưu trú và làm việc tại nhà máy
Tại bản chỉ thị đặc biệt lưu ý đến phòng dịch và duy trì sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Theo đó, UBND TP giao Ban quản lý các KCX-KCN, khu công nghệ cao yêu cầu các doanh nghiệp (DN) tổ chức khai báo y tế chặt chẽ, theo dõi tình trạng sức khỏe của người lao động, nhằm sớm phát hiện nguyên nhân các ca bệnh, ổ dịch nếu có.
Cùng với đó, các DN phải phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn tập phương án ứng phó phòng chống dịch tại KCN, KCX để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế phòng chống dịch.
Đặc biệt, UBND TP yêu cầu các ban quản lý chọn một số DN có đủ điều kiện để bố trí công nhân ăn, ở lại và làm việc ngay tại nhà máy, xí nghiệp. Việc này nhằm đảm bảo vừa phòng chống dịch được tốt, vừa duy trì sản xuất bình thường nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
UBND TP giao Sở TT&TT chủ trì giới thiệu, cung cấp các giải pháp hỗ trợ các DN chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh như ứng dụng văn phòng điện tử, thanh toán trực tuyến, chữ ký điện tử, họp từ xa... Cùng với đó, triển khai ứng dụng bản đồ số thông tin về tình hình dịch COVID-19 để hỗ trợ người dân và chính quyền xác định vị trí các khu cách ly, phong tỏa.
Chỉ thị của UBND TP cũng yêu cầu các sở, ngành và TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội. Trong đó, đáng chú ý là Sở KH&ĐT đẩy mạnh hoạt động tổ công tác đầu tư và tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn TP.HCM. Triển khai gói hỗ trợ DN lần thứ hai và các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình hiện nay.
Cạnh đó, Cục Thuế TP.HCM triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để DN đẩy mạnh phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Sở Tài chính được giao tăng cường quản lý việc chi ngân sách, thực hiện tốt việc tiết kiệm chi và hạn chế những khoản chi phát sinh mới ngoài dự toán. Cùng đó là tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn của DN nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP, các sở, ban, ngành, TP Thủ Đức và các quận, huyện.
Lên phương án điều trị 5.000 ca nhiễm COVID-19
Cùng với việc giữ an toàn trong sản xuất, chỉ thị của UBND TP.HCM cũng yêu cầu các giải pháp phòng chống dịch, đặc biệt là an toàn trong khu cách ly.
UBND TP giao Sở Y tế, đơn vị chủ trì chống dịch cần chú ý đến quản lý cách ly tập trung, theo dõi chặt chẽ y tế sau cách ly và chuẩn bị phương án thêm cơ sở cách ly tập trung trong trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Đối với vấn đề quản lý khu cách ly tập trung, làm sao không để xảy ra lây nhiễm trong khu cách ly đã được lãnh đạo TP và trung ương chỉ đạo quyết liệt.
Trước đó, khi đi kiểm tra khu cách ly tập trung tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm trong khu cách ly. Ông đề nghị mỗi phòng cách ly chỉ nên tối đa hai người, trừ những trường hợp cách ly cho gia đình thì có thể lên tới bốn người/phòng.
Ông Bình cũng yêu cầu quản lý chặt, không để xảy ra tình trạng người cách ly tụ tập, giao lưu giữa các phòng trong khu cách ly theo nguyên tắc: Người cách ly người, phòng cách ly phòng, cách ly giữa các tòa nhà. Trong khu cách ly phải có nội quy, quy chế, kỷ luật và cần thiết thì xử phạt hành chính nếu người trong khu cách ly vi phạm.
Tại bản chỉ thị trên, UBND TP giao Sở Y tế xây dựng phương án thực hiện xét nghiệm mở rộng cho người dân phù hợp trong từng khu vực, từng địa bàn dân cư, trong từng thời điểm. Huy động lực lượng toàn ngành y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, đạt công suất trung bình 100.000 người/ngày.
Cùng với đó, chuẩn bị sẵn sàng phương án tổ chức cách ly điều trị trong tình huống có 5.000 ca bệnh COVID-19.
Nam sinh lớp 10 tử vong dưới cống nước Nam sinh 16 tuổi ở Hải Dương được phát hiện tử vong dưới cống nước. Ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với nạn nhân. Công an TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đang làm rõ nguyên nhân tử vong của L.V.K. (16 tuổi, trú ở khu dân cư số 4, phường Việt Hòa). Tối 4/6, nạn nhân được người...