Vợ chồng đồng nát trả lại 10 cây vàng nhặt được
Ngồi trên đống vàng mà thêm run, hai vợ chồng chụm lại bàn nhau cách đem trả. Giờ mà đánh tiếng dễ có cả chục người nổi máu tham mà nhận vơ…
Anh chị Thuận đang phân loại đồng nát
Đó là một buổi chiều như mọi buổi chiều khác, anh Nguyễn Tiến Bắc (thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cắm mặt vào đám đồng nát vợ vừa chở về nơi góc vườn để phân loại. Mùi mốc hăng hăng, mùi tanh lợm giọng, mùi thối thum thủm của đủ thứ rác rưởi sộc qua lượt khẩu trang dày cộp lên mũi, xuống họng, bóp nghẹt hai lá phổi.
Chị Thuật đi gom đồng nát.
Lúc đang nhặt nhạnh mớ giấy vụn, bỗng một cái túi nylon nặng nặng văng ra, cứ tưởng mấy cái ốc vít nên anh Bắc đá sang một góc vườn rồi lại dọn tiếp.
Hai hôm sau, khi đã vãn việc, anh Bắc mới sực nhớ đến cái túi, bèn tò mò giở ra xem. Trong cái túi có một gói khăn mặt cũ. Mở gói khăn mặt cũ ra lại có một gói giấy. Lột hết lớp giấy lộ ra một dây vàng 5 cây dính liền nhau kèm theo 5 cây vàng lẻ. Định thần nhìn kỹ lại, trên mỗi cây vàng đều có ký hiệu của nhà sản xuất, kèm cả giấy tờ mua bán viết tay, chứng tỏ là vàng thật.
Anh Bắc vội cất mười cây vàng ở xó nhà rồi hỏi vợ: “Mẹ nó có nhớ mấy ngày trước đã từng mua đồng nát của những ai không, người ta làm cả đời mới được gần đấy”. Chị Nguyễn Thị Thuật, vợ anh Bắc, bảo: “Cả đời gì?”. Anh đáp: “Vàng chứ gì, những mười cây, người ta bỏ sót trong đống giấy vụn”.
Nghe đến đoạn đó, cái chổi trong tay chị Thuật bỗng rơi cạnh xuống nền nhà. Miệng chị như díu lại:”Chết chết, vàng đâu rồi, đưa tôi xem nào, chắc là vàng giả chứ làm gì có thật”. Từng ngón tay chị run run gỡ từng lượt bọc của cái túi nơi xó nhà, đúng là vàng thật rồi, nhưng của ai?
Ngồi trên đống vàng mà thêm run, hai vợ chồng chụm lại bàn nhau cách đem trả. Giờ mà đánh tiếng dễ có cả chục người nổi máu tham mà nhận vơ, chẳng biết đâu mà lần đã đành lại không chừng đám lưu manh kề dao vào cổ mà cướp mất. Mười cây vàng được chị Thuật đem chia ra làm hai gói cất ở hai nơi cho thật kín đáo.
Nửa tháng sau, một buổi anh Bắc đang ở nhà thì có đôi vợ chồng lạ tìm đến, mắt họ cứ ngó chăm chăm vào đống giấy vụn nơi góc vườn. Anh hỏi tìm gì thì họ bảo tìm vàng: “Khổ quá em có ít vàng để vào thùng giấy catton vỏ tủ lạnh, ở nhà chồng không biết đã đem bán đồng nát mất”. Anh buông một câu thăm dò tiếp: “Đồng tiền đi liền với ruột, ai lại cất vàng vào hộp giấy? Thế nhiều hay ít?”. Chị phụ nữ mắt đỏ hoe: “Mười cây anh ạ”.
Đúng lúc ấy, chị Thuật đạp xe về đến ngõ liền mau mắn: “Thế thì không phải tìm kiếm gì nữa, anh chị cứ vào đây uống nước đã”. Mười cây vàng được đem trả lại cho chủ nhân trong sự ngỡ ngàng của đôi vợ chồng nọ.
Video đang HOT
Chị nọ một mực rút từ tay ra một cái nhẫn vàng mà rằng: “Đây là cái duyên của chị em mình gặp nhau, em cầm lấy hai chỉ này coi như là lời cảm ơn của anh chị” khiến chị Thuật cứ phải chối đây đẩy như phải bỏng.
Ba năm trước vợ chồng Bắc – Thuật vẫn thuộc hộ nghèo, anh làm nghề chẻ tre đan sọt lợn đem ra chợ huyện bán còn chị cấy vài ba sào ruộng. Khi nghề đan sọt ế ẩm, chị bàn với chồng đạp xe đi đồng nát khắp huyện, tính ra mỗi ngày lời lãi 50.000 – 70.000 đồng. Thấy bán hằng ngày cho mối không được lãi mấy, chị Thuật chở đồng nát về nhà rồi cùng chồng phân loại, đợi số lượng nhiều mới bán.
Tiếng là chủ vựa nhưng quy mô nhỏ đến mức chỉ có hai vợ chồng tự mua, tự phân loại chứ không quy tập được đội quân vài chục người thu gom, bỏ mối như các ông chủ khác. Hàng hóa của họ thì thập cẩm. “Nhựa chết” loại nhựa tái chế cứng quào bán 3.000 đồng/kg, “nhựa sống” bán 7.000 đồng/kg, giấy vụn bán 3.000 đồng/kg, sắt bán 6.500 đồng/kg…
Cứ mươi hôm, nửa tháng họ xuất kho đồng nát của mình một lần, mỗi kg phế liệu chỉ được 300-400đ lãi. Hai vợ chồng cứ lăn ra mà làm không dám có một ngày thứ bảy, chủ nhật, tối ba mươi Tết vẫn lọc cọc kéo xe bò đồng nát về nhà mà tính ra cũng chỉ kiếm được cỡ già ba bốn triệu đồng một tháng. Số tiền ấy cũng chỉ vừa đủ trang trải cho hai con đi học, một đại học, một tiểu học.
Lúc thằng đầu vào đại học, chiếc xe máy duy nhất của gia đình cũng nhường để cho con. Buổi nào gần, chị kéo xe đi, buổi nào xa thì mượn xe máy hàng xóm rồi móc vào chiếc xe bò thay cho sức người kéo…
Gia cảnh nghèo của vợ chồng chị Thuật.
Ngay ngôi nhà cấp bốn xây gạch ba banh mái lợp rơm bố mẹ hồi môn cho anh chị trên mảnh đất ở rìa làng, chắt bóp, tằn tiện mãi họ mới mua được ít ngói lợp thay thế. Của nả anh chị chẳng có gì ngoài bộ bàn ghế tre cũ kỹ tự đóng, cái thùng phuy sắt hoen gỉ đựng thóc ăn, cái quạt, cái đài đồng nát nhặt về đến cả những quyển sách giáo khoa, sách nâng cao cho hai đứa con cũng từ đồng nát…
Chị Đỗ Thị Oanh nhà ở khu Thương mại thị trấn Quốc Oai chính là khổ chủ mất vàng hy hữu nọ. Chỗ vàng đó được chị Oanh bí mật cất trong đám vỏ thùng catton để trên cái tủ đứng, bí mật đến nỗi ngay cả chồng con cũng không biết.
“Lúc đó tôi có việc phải đi miền Nam một thời gian. Hôm nhà có giỗ, khóa cái tủ đứng rồi cất chìa lên nóc, giật mình sờ mãi không thấy hộp catton đựng vàng đâu. Sực hỏi chồng thì nghe anh bảo đã bán đồng nát mất tự bao giờ”.
Chết điếng người, nghĩ mười mươi mất của rồi nhưng chị Oanh không dám khóc to cũng không dám nói ngay đến chuyện giấu vàng vì sợ bệnh tim của chồng tái phát đột ngột. Phải đợi lúc bình tĩnh nhất, chị mới lựa lời thông báo cho chồng. Dò hỏi mãi mới biết là chồng mình đã bán đám đồng nát ấy cho chị Thuật.
Tìm đến nhà hỏi về cái thùng giấy, anh chị như bị dội một gáo nước lạnh khi nghe họ đã bán một đợt hàng đi Bắc Ninh tái chế. Chị thất thần, giơ hai tay bưng mặt. Đất dưới chân chị như cũng chênh chao. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má sạm đen cho đến khi chị được thông báo lại chỉ thùng giấy đã bán đi còn số vàng thì không hề suy suyển.
Chị Oanh còn nhớ như in câu nói của vợ chồng người ân nhân nghèo rằng: “Trả lại vàng thế này anh chị mừng một chúng em mừng hai vì đã tìm được đúng chủ. Chúng em tuy nghèo thật nhưng của cải do chính bàn tay mình làm nên mới quý chứ của người ngoài thì không bao giờ màng”.
Theo Xahoi
Dị phẩm tiến vua ở Hà thành
Trong những tháng ngày lang thang khắp các vùng miền của Hà Nội, tôi không khỏi bị cám dỗ bởi những sản phẩm kỳ lạ của người dân thủ đô.
Hình ảnh loài dơi ngựa.
Đó là những sản vật tiến vua tưởng chừng rất dân dã, nhưng lại cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng. Dơi ngựa (hay còn gọi là "biển bức") ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) là một điển hình như thế.
Theo như lời hẹn, anh Nguyễn Văn Ba - một thợ săn dơi có tiếng trong vùng đã đợi để đưa tôi lên hang Cắc Cớ (đằng sau chùa Thầy) tìm loài dơi ngựa quý hiếm. Trước khi đến đây anh Ba đã căn dặn: "Chú muốn săn dơi lẽ ra phải đến vào lúc trời bắt đầu trở lạnh, đi vào những ngày này 5 ăn 5 thua lắm", nhưng tôi vẫn không thắng được cái tính hiếu kỳ của mình nên đòi đi bằng được.
Lên hang Cắc Cớ săn "biển bức"
Chuẩn bị đầy đủ lưới, đèn pin, bao tải... , chúng tôi lên đường vào hang Cắc Cớ. Từ chân núi Sài Sơn leo hơn 200 bậc đến chùa Thầy thắp hương rồi đi vòng ra đằng sau những tảng núi lô nhô tự nhiên, tôi và anh Ba tìm đến cửa hang Cắc Cớ. Anh Ba bảo, dơi ngựa Sài Sơn chỉ có ở hang Bò và hang Thần (Cắc Cớ). Muốn săn dơi phải đi vào lúc trời nhập nhoạng tranh tối tranh sáng.
Trong lúc ngồi đợi dơi bay ra, anh Ba kể cho tôi nhiều câu chuyện hấp dẫn về loài dơi quý hiếm này. Ở hang Cắc Cớ có rất nhiều loài dơi, trong đó chủ yếu là dơi đay, loài dơi này chỉ to nhỉnh hơn dơi muỗi một chút, nó thường ăn muỗi và động vật nên rất hôi và không ăn được.
Dơi ngựa là loài ăn hoa quả nên thịt thơm ngon, nhưng loài này thì hiếm hoi lắm. Cả ngàn con dơi trong hang may ra mới có một con.
Dơi ngựa núi Thầy rất to, có con to như một con chim ngói, béo núc, thường có bộ lông màu xám nhạt, mượt, dán lấy thân. Con nào, con nấy có mặt giống hệt mặt ngựa, tai to và giống tai ngựa, mắt to, thân dài, đặc biệt những con dơi ngựa đực có bộ phận sinh dục to, lủng lẳng giống như của loài ngựa.
Anh Ba nhớ lại, hồi còn bé, trong làng có nhiều vị bô lão nổi tiếng về săn dơi ngựa như cha con cụ Như Thư, cụ Bùi Tuấn, cụ Tấn Ngây, cụ Bếp Tám, cụ Ba Dậu...
Chùa Thầy là nơi trú ngụ của loài dơi đặc biệt này.
Muốn đánh bắt được loại dơi quý hiếm này phải thật sự am hiểu về đặc tính của nó. Đánh bắt dơi ngựa thường vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch, khi có gió mùa đông bắt tràn về. Vào các mùa khác dơi ít hơn, bận sinh sản, nuôi con, gầy, không béo, không thơm ngon.
Ban ngày dơi ngựa ở trong hang, sẩm tối bay khỏi hang kiếm ăn, gần sáng mới trở về. Dơi bay và đậu thường theo đàn, ít khi lẻ loi con một. Dơi ngựa chùa Thầy đậu bám theo đàn, đầu chúc xuống phía đất.
Con đầu tiên bám vào đá, các con khác, con nọ bấu vào con kia, treo ngược tựa như một tổ ong lớn hoang dã. Không thể giải thích nổi tại sao bấu vào nhau như thế, mà chúng, nhất là con đầu tiên bám vào đá chịu đựng được sức nặng lớn và lâu đến vậy. Dơi bay về hang theo đàn có khi nhiều, đen cả một khoảng không, chúng vỗ cánh, tạo nên những âm thanh phàm phạp rất kỳ dị.
Muốn đánh bắt dơi ngựa phải đánh vào chập tối, lúc dơi đi kiếm ăn. Địa điểm căng lưới không phải là cửa ra vào hang nơi du khách vẫn qua lại, mà là phần lộ thiên ở vòm hang Cắc Cớ, đỉnh hang, lưng chừng núi. Lưới bắt dơi ngựa là loại giống như lưới phường vạn chài, mắt lưới thưa đủ lọt đầu dơi, nhưng thân và cánh mắc lại trong lưới. Mắt lưới nếu rộng quá, dơi có thể cắn rách.
Hang Cắc Cớ có phần lộ thiên trên đỉnh đã căng lưới, đó là cửa ra vào của dơi ngựa. Từ trong lòng hang động thường có một luồng hơi bốc lên khoảng lộ thiên đó với một áp lực không nhỏ. Khi dơi ngựa bay về, chúng cụp cánh lao vào hang với vận tốc lớn để vượt qua lực đẩy của hơi bốc từ dưới lên và sa vào lưới. Đầu dơi chui vào mắt lưới, mắc thân cánh ở trên, nhiều con lăn lông lốc trên mặt lưới, rơi vào chân lưới nơi người đánh bắt đang ngồi.
Người ta kéo lưới bắt dơi ngựa. Bắt được con nào đưa ngay con ấy lên miệng mình mà cắn vào đầu nó một cái kêu "đốp" gọn ghẽ, rồi cho ngay vào bao tải. Làm như vậy để tránh dơi ngựa bay mất hoặc cắn người, cắn lưới rách. Cắn dơi chết, máu dơi không tanh mà còn có vị ngọt và bổ. Có người cho rằng làm như thế dơi hồi mỡ, ngấm ngọt máu, ngon, bổ hơn. Dơi ngựa cắn rất đau, vì vậy người đánh bắt phải có kỹ năng cầm dơi ngựa trên tay, lựa nhanh cho đầu dơi ngựa chui vào khoảng giữa hai ngón tay mà kẹp.
Mải trò chuyện với anh Ba, thời gian đã trôi gần 2 tiếng đồng hồ, trời cũng bắt đầu tối hẳn rồi đen kịt không nhìn thấy gì. Tôi thở dài ngao ngán vì không tận mắt được thấy những con dơi bay ra. Anh Ba liền vỗ vai an ủi: "Đi vào những ngày này thì phải chịu thôi vì không phải lúc nào dơi cũng bay ra đâu, muốn bắt được dơi có lần anh phải săn cả tuần may ra được mấy con".
Bắt được dơi ngựa tội gì mà bán
Chúng tôi thu dọn đồ nghề xuống núi khi trời đã tối, tôi và anh Ba phải dùng đèn pin để soi đường. Tôi hỏi anh dơi ngựa hiếm thế thì giá có đắt không. Anh Ba bảo, tính theo giá thị trường thì 1kg dơi ngựa vào khoảng 2 - 3 triệu đồng, nhưng bắt được dơi hiếm khi người ta bán. "Thịt dơi ngựa ngon lắm tội gì mà bán, bắt được thì gọi anh em bạn bè đến uống rượu thôi", anh Ba thật thà chia sẻ.
Cửa hang Cắc Cớ nơi chúng tôi ngồi chờ dơi bay ra.
Anh Ba cho biết, theo các cụ trong làng kể lại, loại dơi này trước đây khi bắt được phải dùng để tiến vua. Nhưng loại dơi ngựa tiến vua cũng phải là loại dơi ngựa đặc biệt. Theo như các bô lão kể lại "Sài Sơn chi biển bức" là một loại dơi ngựa đặc biệt có lông màu vàng, đó là hoàng dơi, rất hiếm gặp.
Lần lại trong "Đại Nam nhất thống chí" tôi cũng thấy ghi "Con dơi ở trong hang đá núi Sài Sơn huyện Yên Sơn, đầu như đầu ngựa, mình to béo, sắc vàng nhợt, tục gọi là dơi ngựa. Người địa phương chăng lưới ở hang đá để bắt, bắt được thì đập chết để ở chỗ đất sạch một đêm, mỡ sẽ sinh ra. Khi ăn nên lột bỏ da, lông lấy thịt nướng chả, vị rất thơm ngon".
Thịt dơi ngựa có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Trước khi làm thịt dơi ngựa, nhiều người có thể hạ thổ qua đêm để thịt ngọt, béo hơn. Sau đó, dơi ngựa được lột da, nướng cho tiết mỡ, mổ, lựa bỏ một chút mật, một chút phân trắng, còn dùng tất. Ruột dơi ngựa rất ít, nhỏ, đặc thịt và mỡ.
Dùng thịt dơi ngựa với miến hoặc áp chảo vàng ngậy, thịt dơi ngựa không cần có gia vị vẫn ngon, có khi gia vị làm át mất đi cả hương vị thơm ngon vốn có của thịt. Thịt dơi có vị ngọt, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ con, giúp thông minh, mau lớn, người già tăng tuổi thọ, cải thiện tốt đời sống tình dục cho vợ chồng...
Người dân ở Sài Sơn còn cho rằng, dơi ngựa núi Thầy ở hang động vùng đất đầy linh khí này, được sinh ra làm phúc lộc cho con người nên đây là một loài vật mang yếu tố tâm linh. Ai ăn được loại dơi này sẽ có sức khỏe phi thường, làm ăn phát đạt.
Theo Xahoi
Nghi phạm cứa cổ bé 2 tuổi: Cứ gặp người đòi nợ là... bị điếc Bình thường ông Sơn rất tỉnh táo chỉ có khi gặp người đòi nợ là ông Sơn coi như bị điếc, không nghe thấy gì", hàng xóm của hung thủ cứa cổ cháu bé 2 tuổi nói Vụ gã hàng xóm mang dao xông vào nhà cứa cổ cháu bé 2 tuổi, Tuấn Anh dẫn đến tử vong, vào khoảng 16 giờ chiều...