Vợ chồng đồng lòng đánh bật “nàng tiên nâu”
Đang có một gia đình yên ấm, bỗng một ngày chồng sa vào nghiện ngập và vào tù vì buôn bán ma tuý, cuộc đời chị Vì Thị Pin (bản Pó Sập, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, Sơn La) đi vào ngõ cụt. Nhưng với nghị lực phi thường, chị đã giúp chồng tránh xa được “ nàng tiên nâu”.
Khổ như có chồng nghiện ma tuý
Như bao phụ nữ Thái ở bản Pó Sập, sau khi học hết cấp 2, chị Pin lấy anh Vì Văn Vương và có với nhau 2 cô con gái xinh xắn. Cuộc sống tưởng cứ yên bình trôi đi nhưng ai ngờ, anh Vương lại nghe theo bạn bè lao vào ma tuý.
Chị Pin nhớ lại: Đấy là năm 2000, nạn ma túy đang càn quét nhiều bản làng ở vùng biên giới giáp Lào. Trong một thời gian ngắn, bản Pó Sập có tới 40% số người nghiện ma túy. Mới đầu, anh giấu không cho chị biết, sau thèm hút thuốc không thể kiềm chế, anh hút hít ngay tại nhà. Lần đầu đi nương về bắt gặp anh hút, tôi ngỡ ngàng không tin vào mắt mình, nước mắt cứ trào ra. Tôi đã thấy nhiều chị em trong bản gia đình tan nát do ma tuý rồi nên vừa đau khổ vừa lo lắng. Cũng chẳng biết làm gì ngoài việc cùng bố mẹ chồng khuyên nhủ, động viên anh từ bỏ”.
Nhờ tình yêu của vợ, anh Vì Văn Vương đã từ bỏ ma tuý. Ảnh: Lê San
Bằng nghị lực phi thường và tình yêu thuỷ chung son sắt với chồng, chị Pin đã giúp chồng lấy lại sự tự tin trong cuộc sống và không còn nghĩ đến “nàng tiên nâu”.
Vốn chịu thương chịu khó nên khi vợ và bố mẹ hết lòng khuyên nhủ, anh Vương cũng quyết tâm từ bỏ “nàng tiên nâu” bằng cách tự nhốt mình trong nhà. Nhưng cũng chỉ được 2 tháng anh lại tái nghiện, rồi bỏ sang bản bên Lào tụ tập bạn bè hút ma túy cả tháng trời…
“Bao nhiêu năm gắn bó, tình nghĩa với nhau làm sao mà bỏ mặc được. Chưa đầy một năm của cải, tiền bạc trong gia đình cứ đội nón ra đi. Nhiều lúc thấy chồng vật vã quá, tôi phải đi vay nặng lãi mua thuốc cho chồng hút” – chị Pin nói.
Cố gắng cải tạo vì vợ
Video đang HOT
Cứ tưởng anh chỉ nghiện hút, ai ngờ để có tiền mua ma túy, anh Vương đã nhận lời vận chuyển ma túy từ bản Muống, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) xuống Hà Nội theo hướng dẫn của một ông chủ giấu mặt. Mỗi lần có lệnh là anh Vương sang Lào, lấy hàng rồi ra thị trấn Mộc Châu bắt xe khách xuống Mỹ Đình, tại đây có người ra nhận hàng. Tiền công vận chuyển mỗi lần 2 triệu đồng. Đến lần thứ 4 thì anh Vương bị bắt và bị kết án 16 năm tù.
Chồng đi tù, bao nhiêu gánh nặng từ trồng ngô, lúa, chăn nuôi, chăm sóc bố mẹ già và 2 con nhỏ đè lên vai chị. Chị Pin gầy đen như que củi khô trên rừng. Đã thế, hàng tháng chị còn phải vượt mấy trăm cây số xuống Ninh Bình thăm chồng.
“Những lần gặp nhau, vợ chồng tôi không cầm được nước mắt. Nhìn chồng ngày càng gầy rộc đi, tôi chỉ biết động viên chồng cố gắng cải tạo” – chi Pin bộc bạch.
Nhờ cải tạo tốt, sau 11 năm thụ án, tháng 4.2012 anh Vương được ra tù trước thời hạn. Về nhà chưa được bao lâu, bạn bè cũ rủ anh hút lại, rủ tiếp tục buôn ma túy, nhưng anh từ chối thẳng thừng: “Nhìn vợ vất vả, già sọm đi, con cái nheo nhóc, tôi quyết tâm bỏ hẳn và cắt đứt quan hệ với những người bạn này. Để vực dậy gia đình, tôi áp dụng kinh nghiệm học hỏi được từ ngày trong trại để tính toán làm nương sao cho hiệu quả nhất, và đi làm thuê đỡ đần vợ con”.
Từ ngày anh Vương trở về và chí thú làm ăn, vợ chồng anh đã để dành, gom góp xây được ngôi nhà khang trang.
Theo Danviet
Quản lý người nghiện, "ngáo đá" thế nào để họ hết đường gây án?
Việc quản lý các đối tượng nghiện ma túy, "ngáo đá" mang tính phòng ngừa; làm sao đảm bảo cho họ có khả năng cai nghiện và an toàn cho xã hội.
Thời gian vừa qua, nhiều vụ án do người nghiện ma túy, "ngáo đá" gây ra khiến dư luận xã hội hết sức hoang mang. Điển hình như vụ việc xảy ra vào khuya 11/9 tại TP Nam Định, một đối tượng trong cơn phê ma túy đá đã xuống tay giết chết người cha bại liệt trên giường.
Hay như trường hợp mới xảy ra ngày 8/11, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Anh Tuấn để điều tra về hành vi cướp tài sản. Người đàn ông này nghiện ma túy và được phát hiện nhiễm HIV từ đầu năm 2015, nhưng vẫn "ra đường" dùng kim tiêm trấn lột sinh viên.
Dư luận hết sức quan tâm tới việc quản lý các đối tượng này trong cộng đồng, hoặc đưa đi cai nghiện như thế nào để giảm thiểu nguy cơ gây án cho xã hội.
Phóng viên phỏng vấn đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Thanh Bình (đoàn Bến Tre), Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân nhân tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về vấn đề này.
Một đối tượng "ngáo đá" gây náo loạn bị công an bắt giữ (Ảnh: CAND)
ĐBQH Trịnh Thị Thanh Bình: Thủ tục, trình tự xác định tình trạng nghiện đã có hướng dẫn, tuy nhiên điều kiện thực tế ở cơ sở có nơi chưa đáp ứng được. Ví dụ như giao cho gia đình, cộng đồng nhưng thực chất có một số trường hợp gia đình đã bất lực; còn đoàn thể không có ràng buộc nào cả, thậm chí sợ tiếp cận đối tượng, do đó tiếp cận không hiệu quả. PV: Việc thực hiện những giải pháp này hiện nay như thế nào, thưa bà?
Đối với chăm sóc y tế ở cơ sở, điều kiện bắt buộc là người chăm sóc, theo dõi và cắt cơn đối với người nghiện phải là cán bộ y tế đã được đào tạo, tập huấn chuyên môn về cai nghiện. Song việc tổ chức để đào tạo, tập huấn để có đội ngũ này chuẩn theo quy định thì nhiều địa phương chưa làm tốt được.
Vướng mắc ở đây là hạ tầng cơ sở để đảm bảo thực hiện các quy trình đó. Còn việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo thủ tục của Luật xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính của tòa án. Điểm vướng nhất không phải tại tòa mà ở cơ quan lập hồ sơ. Vừa vướng về thực tế, vừa vướng thủ tục, lại có tâm lý sợ bị kiện hoặc sợ tòa lại không chấp nhận do làm không đúng hồ sơ. Cho nên nhiều nơi không lập hồ sơ.
Trong khi báo cáo về kinh tế - xã hội của địa phương đánh giá đối tượng sử dụng ma túy tăng, thế nhưng so với thời điểm trước lúc UBND còn ra quyết định, có khi cả năm tòa án không nhận được bộ hồ sơ nào. Chứng tỏ vấn đề này ở chỗ thủ tục, không phải đối tượng trong xã hội giảm.
PV: Có hiện tượng địa phương sợ mất thành tích về xây dựng văn hóa nên không lập hồ sơ các đối tượng này?
ĐBQH Trịnh Thị Thanh Bình: Tôi không nghĩ tới vấn đề thành tích của địa phương. Đây là vấn đề bức xúc của xã hội, do đó chính quyền phải giải quyết. Nhưng chính là sự đầu tư, có đội ngũ tâm huyết để áp dụng pháp luật đầy đủ, chính xác, tự tin trong việc lập hồ sơ. Tức là địa phương thấy đối tượng đó phải lập hồ sơ để đưa đi, thì phải lập cho đầy đủ để không bị bác hồ sơ đó. Đây là điều rất quan trọng.
Hiện nay, chúng tôi biết có nhiều địa phương khi bức xúc trước tình trạng này đã không áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc, mà vận dụng tối đa biện pháp vận động cai nghiện tự nguyện. Những địa phương có điều kiện kinh tế thì có hỗ trợ thêm cho đối tượng. Ví dụ TP HCM chi ra nguồn lực rất lớn. Ở địa phương chúng tôi (Bến Tre) cũng nên học tập cách làm, nhưng thiếu nguồn lực.
Bởi vì để điều trị cho một trường hợp cắt cơn rất tốn kém. Hiện những phác đồ rẻ nhất thì đối với các gia đình đã kiệt quệ kinh tế do có con cái nghiện ngập cũng không đủ tiền. Và đưa đi không phải một lần đã có kết quả. Trên thực tế đa số chỉ là cắt cơn, còn chữa dứt khỏi là không nhiều.
Cho nên có những gia đình kiệt quệ và buông xuôi, bởi không còn khả năng, cũng không còn đủ kiên nhẫn khi mỗi lần đưa con đi tốn hàng chục triệu đồng, về lại nghiện, lại đưa đi. Cho nên tất cả những vấn đề này đã để lại hậu quả rất lớn cho xã hội. Không phải riêng chuyện phạm pháp, mà đây là đối tượng có khả năng lây nhiễm HIV cao.
PV: Bà có giải pháp nào cho vấn đề này?
ĐBQH Trịnh Thị Thanh Bình: Trong điều kiện hiện nay, tôi nghĩ xã hội cần tăng cường tuyên truyền một cách thực chất, chứ không phải đem các điều khoản của pháp luật ra. Bên cạnh đó, có tư vấn tâm lý xã hội; không nên có sự kỳ thị, xa lánh những con người này. Khi đó, những hành vi của các đối tượng này có thể theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên cân nhắc, dù có khó khăn về mặt ngân sách trong chi phí cho hoạt động quản lý xã hội, song phải có khoản đầu tư để vận động hỗ trợ cai nghiện tự nguyện. Pháp luật quy định đối tượng nào có tiêu chuẩn gì, trên thực tế chưa có được, thì phải đầu tư, tập huấn.
Tôi ví dụ như quy định y tế cơ sở muốn tham gia việc xác định tình trạng nghiện và hỗ trợ cai nghiện thì phải có chuyên môn về cai nghiện. Muốn như thế phải mở lớp có tiêu chuẩn, chương trình đầy đủ để tập huấn. Đối với trường hợp không thể áp dụng biện pháp tự nguyện, cần thiết phải đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
Ở đây mang tính chất cưỡng chế, do đó phải áp dụng các quy trình chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Vấn đề này pháp luật đã quy định rõ ràng, người sợ là do không nắm vững nghiệp vụ. Làm đúng cũng là cũng là không xâm phạm quyền con người; đưa đối tượng đi đúng với điều kiện, trạng thái... để tránh trường hợp "oan sai".
PV: Xin cảm ơn bà!./.
Theo VOV Online
Bị bắt khi mang ma túy "tiếp tế" cho chồng đang cai nghiện Sau nhiều lần cai nghiện không thành, người chồng quyết tâm bỏ đi thật xa để tránh bạn nghiện lôi kéo. Nhưng oái oăm thay, ở nơi đất khách quê người, cơn nghiện lại khiến anh ta gục ngã. Thương chồng cai nghiện khổ sở, người vợ lại mềm lòng, mua ma túy lên "tiếp viện". Bị công an bắt và đối mặt...