Vợ chồng đối xử với nhau ‘nhạt như nước ốc’ và cái kết
Đã lâu rồi hai người không đi chơi với nhau, về nhà vợ có cằn nhằn anh ấy cũng chỉ ừ cho qua chuyện rồi cắm mặt vào điện thoại.
Đó là những dấu hiệu đáng lưu tâm về cuộc hôn nhân của bạn. Với các cặp vợ chồng sự kết nối là điều cực kì quan trọng. Vậy nhưng, trải qua thời gian, sự kết nối ấy dần dần phai nhạt đi khiến đời sống vợ chồng lâm vào sự nhạt nhẽo, đơn điệu và không tìm được lối thoát. Họ không còn tranh luận với nhau, phản ứng với cảm xúc của đối phương một cách thờ ơ thì một cái kết không xa đó là ly hôn. Bởi vậy, nếu cuộc hôn nhân của bạn đang có những dấu hiệu sau, hãy điều chỉnh ngay để cứu vãn:
Không còn kết nối thể xác và tinh thần
Thật là khó khăn để có những cảm xúc, những gắn bó như trước đây. Bạn đã đánh mất đi những âu yếm dịu dàng, không còn những ham muốn khi ở bên nhau. Đây là điều cho thấy cả hai đang ở bên bờ vực đổ vỡ, không còn cảm nhận hạnh phúc của đời sống vợ chồng.
Ảnh minh họa.
Bạn không còn muốn nói chuyện nữa
Bạn đã từng chia sẻ mọi thứ với người bạn đời, và ngược lại. Nhưng bây giờ, bạn lại thấy thật khó khăn khi nói với nhau một cách thân mật về những điều nhỏ nhặt cá nhân. Khi bạn bắt đầu trở thành “người cuối cùng biết”, thì chắc chắn đó là dấu hiệu của một mối quan hệ đổ vỡ – một trong những dấu hiệu nghiêm trọng khi hôn nhân gặp trục trặc.
Việc của ai người ấy làm
Thông thường không phải hai người việc gì cũng làm cùng nhau, cùng đi chơi bạn bè, cùng ăn, cùng uống…. Nhưng nếu hai người không có bất kỳ điểm chung nào, mạnh ai người ấy chạy thì mối quan hệ đang bất ổn. Dần dần khoảng cách sẽ ngày càng xa và chẳng có gì để nói chuyện với nhau. Lý do là vì giữa họ không có sự giao tiếp và chia sẻ.
Thường tránh mặt
Video đang HOT
Nếu người bạn đời mời bạn đi ra ngoài để nói lời xin lỗi… nhưng bạn lại có những lời từ chối tế nhị hơn. Nếu mất đi những quan tâm lẫn nhau mà muốn dành thời gian cho bạn bè, xem tivi, ngồi một mình là dấu hiệu của chán chường, bất hạnh… đang xâm chiếm tâm hồn bạn.
“Chuyện ấy” nguội lạnh
Dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang đến bờ vực đó là thiếu sự gần gũi giữa hai vợ chồng. Trong khi sex là một điều kỳ diệu không có hồi kết trong hôn nhân, thì nó cũng lại là nguyên nhân gây ra “bức tường gạch” cho hai người. Bạn không cảm nhận được ngọn lửa ham hoặc không muốn thân tình với nhau. Ngay cả khi ngủ chung giường, bạn vẫn thấy có sự cách biệt và thiếu sự kết nối như trước đây. Thậm chí, anh ấy còn ngủ riêng và không muốn gần bạn.
Hai người không đi chơi cùng nhau nữa
Thay vào đó, bạn dành toàn bộ quỹ thời gian mà bạn có cho công việc và cho bạn bè, bạn thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi không đi cùng người bạn đời. Đây là dấu hiệu báo trước rằng hai bạn đã mất đi hứng thú tìm hiểu nhau.
Bạn bè mới
Những đôi vợ chồng thường có những người bạn chung. Nhưng giờ anh ấy không còn đoái hoài đến những người bạn đó nữa, thay vào đó là những người bạn mới. Đây cũng là một dấu hiệu bạn cần để tâm đến bởi có thể anh ấy không còn thuộc về bạn nữa.
Thấy khó trải qua ngày cuối tuần mà không nghĩ tới một ‘người bạn đặc biệt’
Đó có thể là một nam đồng nghiệp, người có thể làm bạn cười hoặc có những ưu điểm để bạn so sánh với người “bạn đời” tẻ nhạt của mình. Hoặc đó là bạn trai cũ, người mà bạn trò chuyện trên Facebook và thực sự hiểu bạn. Thay vì nói chuyện với “bạn đời”, bạn đang lấy lý do để gần gũi hơn với một ai đó.
Đã từng tức giận với chồng nhưng bây giờ tôi không quan tâm
Ở một vài thời điểm, bạn tự hứa với bản thân không muốn tranh cãi với chồng nữa. Bề ngoài, mọi thứ có vẻ tốt hơn, đặc biệt là chồng bạn có khả năng thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi bạn yêu cầu ly hôn hoặc vượt qua ranh giới để ngoại tình.
Lily (th)
Vợ chồng trẻ chi tiêu ra sao để không phải lo cảnh thiếu tiền?
Những cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là khi mới kết hôn thường dễ gặp phải tình trạng thiếu tiền dù thu nhập hai người ở mức khá. Điều này phần lớn xảy ra do thói quen khi còn độc thân.
Việc chi tiêu trong gia đình làm sao để cặp vợ chồng không cảm thấy thiếu thốn nhưng vẫn có thể để dành một khoản tiết kiệm đòi hỏi sự tính toán khéo léo của hai người. Những cặp đôi mới kết hôn có thể tham khảo những bí quyết dưới đây.
"Ngó lơ" các chương trình khuyến mại
(Ảnh minh họa)
Nếu còn là người độc thân, hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua bất cứ chương trình khuyến mãi nào với đa dạng các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm... Tuy nhiên, khi đã kết hôn, bạn sẽ cần học cách vượt qua "cám dỗ" của những cuộc săn hàng sale. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản trông thấy để lo chi tiêu vào những việc khác cần hơn.
Chưa kể, nếu nhìn lại những món đồ từ lần mua trong đợt giảm giá, bạn có thực sự cần đến chúng, hay lúc đó bạn chỉ nổi hứng thấy thích và liền mua về? Trước khi quyết định mua một món đồ trong chương trình khuyến mãi, bạn hãy xác định mình có thực sự cần hay không? Hãy cố gắng kiềm chế, học cách nói "không" với hàng giảm giá.
Có lẽ thời điểm này, bạn nên quan tâm đến những đợt giảm giá đồ gia dụng, đồ điện tử điện lạnh giúp ích cho cuộc sống gia đình bạn.
Luôn có kế hoạch mua sắm
Hiện tại, bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân được nữa. Khi đã tạo dựng cuộc sống gia đình, bạn cần có trách nhiệm chăm lo cho tổ ấm của mình. Để tránh sa đà vào việc mua sắm trong lúc tùy hứng hay "quá tay", bạn nên cùng chồng ngồi lại với nhau và lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết cho hai người. Điều này nên được thực hiện hàng tháng và duy trì đều đặn. Thói quen này sẽ giúp vợ chồng kiểm soát được những thứ cần hoặc không cần mua.
Với những người yêu thích, đam mê công nghệ, bạn cũng cần học cách tiết chế, tránh chạy theo xu hướng, chạy theo những cái mới. Để hạn chế việc tiêu quá nhiều tiền cho những thứ "xa xỉ" hoặc sở thích cá nhân, bạn nên nhìn vào tương lai của hai người, tránh để xảy ra mâu thuẫn gia đình vì những điều không đáng có.
Nấu ăn ở nhà
(Ảnh minh họa)
Nếu tính tổng số tiền bạn cần bỏ ra để hai người ăn ngoài mỗi bữa, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì với số tiền đó, bạn có thể mua sắm được nhiều thứ khác hoặc dành ra để tiết kiệm nếu như hai người nấu ăn tại nhà. Không chỉ vậy, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc nấu ăn cùng nhau sẽ giúp hai người càng thêm gắn bó, có nhiều thời gian bên nhau hơn qua mỗi bữa ăn, tạo nên không khí gia đình ấm áp.
Luôn dành một khoản để tiết kiệm
Để không lâm vào cảnh vay mượn hay "chưa đến cuối tháng đã hết tiền", ngay sau khi lĩnh lương, bạn cùng chồng nên trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm. Hãy cố gắng không "phạm" vào khoản tiền này. Đừng nghĩ rằng nếu tháng này mình tiêu thì tháng sau sẽ bù vào. Rất ít người có thể làm như vậy. Tốt nhất là bạn nên đi gửi tiết kiệm. Qua thời gian, số tiền này sẽ là khoản tích lũy tương lai của bạn. Hơn nữa nó cũng tạo cho bạn cảm giác yên tâm rằng mình luôn có 1 khoản để dành chứ không phải lúc nào cũng trong tư thế "vô sản".
Mua trả góp
Nếu như vợ chồng vẫn lăn tăn về việc mua những thứ cần thiết, quan trọng với cuộc sống của hai người như mua nhà, bạn không nên đợi đến khi đủ tiền. Bởi hiện tại có nhiều căn hộ, nhà... cho phép người mua được trả góp theo từng tháng.
Đặc biệt, nếu bạn biết hai người đang mang theo một món nợ trên mình, chắc chắn vợ chồng bạn sẽ phải nỗ lực cố gắng hết mình để lo kiếm tiền cũng như chi tiêu tiết kiệm để trả nợ.
Khương Châu
8 dấu hiệu báo trước hôn nhân đang đứng bên bờ vực, điều thứ nhất nhiều cặp vợ chồng vẫn làm hằng ngày mà không hề để ý Không có cuộc hôn nhân nào ngay lập tức đi đến ly hôn, nó sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, có những dấu hiệu báo trước điều đó trong cuộc sống hằng ngày mà bạn không hề để ý, đến khi nhận ra thì đã quá muộn. Đánh giá thấp về nhau Khi cảm thấy không được chồng/vợ đánh...