Vợ chồng đạo chích “độc chiếm” 2 tuyến xe bus
Thông thường, những siêu trộm Hà thành dù giỏi giang như thế nào, cũng phải nằm trong một hội nhóm và “chịu cơ chế giám sát” của người đứng đầu. Nhưng với những người kỳ quái như Long “sáu ngón” thì khác. Hắn hoạt động độc lập, một mình “độc chiếm” 2 tuyến xe bus 32, 34 nhưng không một “đại ca lãnh đạo” nào có thể phản đối, hay thu phục.
Siêu trộm “sáu ngón” mang căn bệnh thế kỉ
Long “sáu ngón” tên thật là Long, nhưng do có ngón tay thừa nên hắn được gọi như vậy. Thực chất Long có 7 ngón tay, trong đó hai ngón thừa nằm ở hai bên ngón tay cái của bàn tay phải. Chính đặc điểm này, cộng với khả năng móc túi, chôm đồ siêu đẳng nên không biết từ khi nào, hắn đã trở thành một “nhân vật đặc biệt” của các siêu trộm Hà thành.
Theo lời một số siêu trộm mà phóng viên được tiếp xúc, Long quê ở Hoài Đức, Hà Nội. Năm nay hắn gần 40 tuổi nhưng khuôn mặt khá trẻ và đẹp trai. Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là nông dân, Long chỉ được học hết cấp 2. Năm 1997, Long ra Hà Nội kiếm sống, khởi nghiệp bằng nghề chạy xe lam. Sau đó, Long bắt mối làm ăn một số nghề khác.
Lúc lên xe bus là thời điểm khách đi xe dễ bị móc túi nhất.
Kiếm ăn được, tiền bạc bắt đầu dư giả cũng là lúc hắn lao vào con đường nghiện ngập, hút chích. Đến lúc Long mang trong mình căn bệnh thế kỷ thì mọi chuyện đã quá muộn. Tất cả sự nghiệp, tiền tài đều đã ra đi, hắn đi ăn cắp để có tiền sống tiếp. Đúng lúc này, xe bus bắt đầu lưu hành. Hắn bắt đầu nghề trộm cắp một cách “cơ duyên” như thế.
Có một đặc điểm khó lý giải ở Long là lúc nào “đi làm”, hắn cũng ăn vận quần tây, áo sơ mi mang cặp sách như dân công sở vậy. Từ khi khởi nghiệp tới nay, Long chưa bao giờ làm chung với bất kỳ tên trộm nào. Bởi vì, ngoài vợ ra, hắn chẳng tin ai. Ngược lại, có cái mác bệnh tật hiểm nghèo, dễ lây nên Long chưa khi nào bị hội nhóm trộm cắp sờ gáy.
Theo “anh em cùng giới”, Long có biệt tài là chỉ cần cầm tay vào điện thoại, hắn có thể cảm nhận được đây là loại điện thoại nào, cũ hay mới, giá trị cao hay thấp. Là người thường xuyên bị “tóm” nên Long thường ít khi lấy điện thoại đắt tiền.
Một biệt tài khác xuất phát từ ngón cái thừa của hắn. Trong những trường hợp khách đi xe để điện thoại trong túi quần, Long sẽ dùng ngón tay thừa này gảy nhẹ vào túi quần, đến khi chiếc điện thoại hở hẳn ra ngoài thì hắn móc ra một cách dễ dàng. Nghe có vẻ đơn giản như vậy nhưng để sử dụng ngón tay thừa một cách tài tình, nhẹ nhàng đủ cho khách đi xe không biết được thì chắc chỉ có Long.
Video đang HOT
Đưa vợ vào “nghề”
Theo lời kể của một siêu trộm từng là anh em thân thiết với Long, mặc dù làm nghề móc túi nhưng cuộc sống gia đình của Long khá đầy đủ. Căn nhà Long luôn gọn gàng, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi đắt tiền.
Có giai đoạn, vợ chồng Long đã mở cửa hàng mua bán điện thoại trên đường 32, nhưng khi tuyến đường được mở rộng thì cửa hàng của hắn bị dẹp mất. Đó cũng là lúc Long đưa cả vợ vào “nghề”.
Vợ hắn là người Sơn Tây, Hà Nội. Theo miêu tả thì đây là người phụ nữ có thân hình đẫy đà, có khuôn mặt thanh tú, từng làm nghề cắt tóc gội đầu. Lúc hành sự, vợ Long thường mặc váy ngắn, bịt khẩu trang, vai đeo túi, trông rất trí thức. Thông thường, cô ta bắt xe bus thẳng lên điểm trung chuyển Cầu Giấy (Hà Nội) để nắm tình hình trên xe, còn chồng đi xe máy lên sau.
Khi Long lên xe, hai người coi như không quen biết, đồng thời phối hợp khá ăn ý. Long có nhiệm vụ “ăn hàng” sau đó ngay lập tức chuyển vào túi vợ. Khi ăn đủ hàng, hai vợ chồng xuống xe ngay. Chính do đối tác của hắn là một cô gái ăn vận lịch sự, xinh đẹp nên đã nhiều lần Long qua mặt được các trinh sát.
Nói về vợ chồng Long, một tên trong giới siêu trộm Hà thành kể: “Ngày nào cũng vậy, vợ chồng ấy làm việc thành 2 ca. Sáng đi, trưa về nghỉ ngơi đầu giờ chiều đi, tối lại về, chẳng khác gì dân công sở. Buổi tối, vợ chồng hắn lượn lờ phố xá đi “giao hàng” rồi đi chơi. Cuộc sống khá đơn giản, an nhàn.
Duy chỉ có một điều mà giờ này các siêu trộm vẫn chưa hiểu nổi, Long vốn mang trong mình căn bệnh quái ác, không hiểu điều gì đã níu giữ người phụ nữ xinh đẹp ấy ở bên cạnh hắn cho tới ngày nay, thậm chí từng ngày “bán mạng” theo hắn để lên xe hành nghề.
Theo 24h
"Hai ngón" vô tư "tác nghiệp" trên xe buýt
Sau một thời gian yên ắng, nạn móc túi trên xe buýt lại hoành hành ở các bến xe buýt quanh khu vực Suối Tiên, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM...
Khu vực từ cầu vượt Bình Phước (quận Thủ Đức - TPHCM) kéo dài đến ngã ba Vũng Tàu (tỉnh Đồng Nai) mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe buýt đi qua, đã trở thành địa bàn hoạt động của hơn 20 đối tượng chuyên sống bằng nghề móc túi.
Sáng 18/9, người đàn ông mặc áo trắng (đeo kính - bên trái) ngồi chờ xe buýt tại cầu vượt Suối Tiên
Sau khi lên xe buýt tuyến 12, ông ta dùng áo khoác che chắn để thò tay móc túi một hành khách kế bên
"Ăn hàng" xong, ông ta xuống xe đến quán nước chia tiền cho đồng bọn (Ảnh được cắt từ clip do phóng viên quay)
Vừa móc túi vừa cướp giật
5 giờ ngày 15/9, chúng tôi có mặt tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (quận 9), nơi các đối tượng móc túi tập kết để hành nghề. 15 phút sau, một đôi nam nữ chừng ngoài 30 tuổi đã có mặt tại khu vực cầu vượt Suối Tiên để chuẩn bị cho một ngày "làm việc". 5 giờ 30 phút, chiếc xe buýt số 604 trờ tới, cả hai nháy mắt rồi cùng lên xe.
Người phụ nữ ngồi ở ghế sát cửa lên xuống, gã đàn ông ngồi cách đó một dãy ghế, tựa người vào cửa sổ, quan sát xung quanh. Xe đến ngã ba Lâm Viên (quận 9), thấy một cô gái đứng sát cửa lên xuống, ngay lập tức người đàn ông áp sát, lấy áo khoác quấn vào cổ tay, luồn tay móc chiếc điện thoại của cô gái rồi chuyển sang cho người phụ nữ đứng phía sau. Xe đi đến ngã ba Vũng Tàu, gã này tiến sát gần cửa xe và nhanh như cắt giật chiếc điện thoại của một người đàn ông chừng 50 tuổi rồi cả hai cùng lao xuống xe tháo chạy.
8 giờ 20 phút ngày 17/9, nhóm móc túi gồm 2 nam, 1 nữ sau khi hành nghề trên tuyến xe buýt số 17 liền sà vào quán phở sát vòng xoay ngã ba Vũng Tàu (hướng đi TPHCM về Bà Rịa - Vũng Tàu). Sau khi ăn xong tô phở, một thanh niên tách nhóm, đi về hướng Bến xe Tam Hiệp để đón xe về TP, người phụ nữ và gã thanh niên còn lại di chuyển về trạm xe buýt gần đó để đón xe đi về hướng Đồng Nai.
Sau khi lên xe buýt số 601, thấy dãy ghế có 2 người ngồi, gã thanh niên liền ngồi chen vào giữa, đảo mắt liên tục để tìm "hàng". Thấy người đàn ông ngồi bên phải lấy điện thoại bỏ vào túi quần bên trái, ngay lập tức, gã lấy chiếc túi đem theo để vào giữa 2 người, luồn tay phải từ phía dưới để "hành nghề". Khoảng 5 phút sau, người đàn ông la lên bị mất điện thoại. Trong khi đó, người phụ nữ đi cùng áp sát một thanh niên chuẩn bị xuống xe. Khi vừa phát hiện mất điện thoại, người thanh niên đã bị lơ xe đẩy xuống khỏi cửa, chiếc xe tăng tốc chạy về hướng Đồng Nai.
Trong băng nhóm móc túi, đáng chú ý nhất là một thanh niên khoảng 30 tuổi, có thân hình cao to, khuôn mặt bặm trợn, tóc xoăn, tai bấm lỗ, đội mũ lưỡi trai, thường mặc chiếc áo đen dài tay và mang theo áo khoác để ngụy trang. Không chỉ móc túi trên xe buýt, nếu phát hiện hành khách có nhiều tiền, điện thoại "xịn", gã sẽ bám theo để cướp giật. Trong khi "hành nghề" mà bị nạn nhân phát hiện, gã xem như không có chuyện gì xảy ra hoặc trừng mắt hăm dọa rồi... thản nhiên móc túi người khác. Anh T.V.L (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM), vừa là nạn nhân cũng là người chứng kiến sự việc nhưng không dám lên tiếng đành tìm cách xuống xe, kể lại.
Hàng chục nạn nhân mỗi ngày
Những ngày tiếp theo, chúng tôi liên tục có mặt tại khu vực gần cầu vượt Suối Tiên, chứng kiến gần chục đối tượng móc túi khác đều lần lượt lên xe buýt để "hành nghề".
Ngày 17/9, chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ Bình Dương) đón xe buýt số 33 đến khu vực Suối Tiên. Dù đã cảnh giác cao độ nhưng khi vừa xuống khỏi cửa xe, chị bị 2 người đàn ông đụng phải, giật mình sờ vào túi, chị tá hỏa khi chiếc ví bên trong có 1.850.000 đồng và một số giấy tờ tùy thân không cánh mà bay.
15 phút sau, cũng trên xe buýt số 33, anh Nguyễn Văn Tính (sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) vừa xuống xe ở khu vực Suối Tiên cũng rơi vào cảnh tương tự. Tiếp đó, 2 mẹ con đi khám bệnh từ TPHCM về cũng bị các đối tượng trên "cướp" ví, trong đó có 18 triệu đồng và 2 thẻ ATM...
Chỉ tính trong buổi sáng 17/9 đã có 5 người phải rơi nước mắt khi trở thành nạn nhân của những kẻ hành nghề "hai ngón". Những ngày sau đó, bình quân mỗi ngày tại khu vực từ cầu vượt Sóng Thần (quận Thủ Đức) đến khu vực ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) có không dưới chục nạn nhân.
Khi chúng tôi lân la hỏi thăm, một người chạy xe ôm trước cổng Suối Tiên cho biết vào các ngày lễ, Tết, các đối tượng móc túi hoạt động nhiều hơn, có khi lên đến hàng chục người. Những tuyến xe buýt số 8, 19, 33, 150, 601, 604 thường được chúng "thăm viếng" nhiều nhất, có khi trên cùng một tuyến xe buýt có 4-5 đối tượng cùng "hành nghề", chúng lên xuống xe gần chục lần mỗi ngày.
Nhà xe thờ ơ!
Các tuyến xe buýt số 12, 17, 33, 604 được coi là "lãnh thổ" của các đối tượng móc túi. Khi lên xe, các đối tượng này không phải mua vé. Ngày 18/9, chúng tôi có mặt trên xe buýt số 12, BKS 53N-5862. Một hành khách phát hiện 2 đối tượng móc túi đang "hành nghề" liền kêu lên đã bị nhân viên bán vé N.V.H ngăn cản, sau đó tài xế cho xe tấp vào lề đường để 2 tên móc túi xuống xe, dù đây không phải là trạm trả khách.
Theo phản ánh của người dân, hầu hết tài xế, nhân viên của các xe buýt số 33, 12, 604 đều nhẵn mặt các đối tượng "hành nghề" móc túi nhưng làm ngơ, nhiều tài xế còn mở cửa cho họ xuống xe giữa chừng sau khi "ăn hàng".
Theo 24h
Bà mẹ trẻ trộm vàng lĩnh án tù Nửa đêm, chờ mẹ bạn đi chợ buôn bán, Trinh lẻ vào giường lấy chiếc vòng vàng giấu trong người. Ngày 24/9, TAND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt Nguyễn Thị Diễm Trinh (18 tuổi) một năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Trộm cắp tài sản. Tại toà, bà mẹ một con cho biết chơi thân...