Vợ chồng đánh nhau sứt đầu mẻ trán về việc nghỉ lễ ở đâu
Không biết câu chuyện tầm thường thế này thì có được lên mục Tâm sự không. Có chị em nào đánh nhau sứt đầu mẻ trán với chồng về việc nghỉ lễ không? Vợ chồng nhà em đang thế đấy ạ.
Em gạ gẫm chồng dịp 30-4 này gửi hai con về quê nội để hai vợ chồng xuất ngoại chơi. Vậy mà chồng gạt phắt là phải về quê vừa thăm bố mẹ vừa hòa mình vào thiên nhiên (Ảnh minh họa)
Chúng em chăm chỉ làm ăn nên tích lũy được kha khá. Ngoài các khoản chi tiêu, năm nào cũng trích khoảng 20% số tiền tiết kiệm để đi du lịch. Nhưng em không thể chấp nhận khái niệm “du lịch” của chồng.
Thay vì đến nước này đảo nọ như người khác, du lịch với chồng em là về quê nội ngoại. Lúc nào cũng như lúc đó, hễ tết, lễ lạt là chồng cuốn gói tếch về quê. Đi 10 lần thì hết 7 là về quê chồng, mặc bố mẹ vợ mốc meo lên chẳng thèm đoái hoài.
Suy nghĩ của em lại khác, làm được thì tiêu được. Và quan trọng nhất là cần phải thư giãn, đi đây đó mở mang tầm mắt để lúc tám chuyện không bị tụt hậu với người ta. Đồng nghiệp trong cơ quan em, người bét nhất là đã đi du lịch 8 nước, còn lại là hàng chục nước trở lên. Em thì xa nhất là đi Sing do cơ quan tổ chức chứ không bỏ tiền túi.
Em gạ gẫm chồng từ lâu là dịp 30-4 này gửi hai con về quê nội để hai vợ chồng xuất ngoại chơi. Vậy mà chồng gạt phắt là phải về quê vừa thăm bố mẹ vừa hòa mình vào thiên nhiên. Kế hoạch của anh ấy là kết hợp báo hiếu vừa dạy con về nguồn cội và thân thiện với môi trường. Còn muốn lãng mạn thì gia đình có thể đi picnic dã ngoại, chèo thuyền trên sông hay câu cá.
Em nghe mà cười chảy cả nước mắt. Người ta muốn phấn đấu thoát khỏi cái lốt nhà quê còn chồng em lại muốn chui đầu về. Còn nói chuyện dạy con gần gũi thiên nhiên, nghe lý thuyết suông lắm. Nhà trường dạy còn chẳng ăn thua nữa là bố mẹ. Mà du lịch ở nơi khác thì chắc là xa rời thiên nhiên? Em biết chồng viện cớ để vừa thăm bố mẹ mình vừa tiết kiệm chi phí.
Báo hiếu là việc cả đời, đâu nhất thiết phải cứ nhè vào dịp lễ. Trong khi sức khỏe con người thì có hạn, bây giờ không tranh thủ đi du lịch, mai sau già còng lưng đi không nổi thì lại tiếc. Em cũng muốn hâm nóng tình cảm vợ chồng bằng trăng mật hậu hôn nhân.
Từ hơn tuần nay em đã đình công không cho chồng gần gũi để phản đối việc về quê nhưng chẳng thấy chồng nao núng. Em nghĩ đến cảnh lãng phí mấy ngày lễ bên bố mẹ chồng mà buồn thối ruột. Bình thường đã lười gọi điện hỏi thăm, về sống kè kè bên nhau càng hãi.
Video đang HOT
Em cũng không ăn được món mẹ chồng nấu. Cá ngoài đồng bắt tươi vào rửa rồi kho mặn, chả thấy làm lòng làm ruột hay đánh vảy gì sất. Phong cách nấu nướng không khác gì người nguyên thủy, trông hãi hãi. Nhìn đi đâu cũng bốn bề là ruộng đồng bát ngát, chưa mấy dấu hiệu của “văn minh”, mới trông đã buồn não lòng không muốn đi đâu.
Mà về quê chồng còn rất tốn kém, mỗi lần về, họ hàng tụ tập ngồi chật cứng từ trong nhà đến ngoài sân. Chỉ cần biếu mỗi người túi bánh, gói kẹo cũng hết mớ tiền chứ đừng nói chuyện quà cáp.
Đêm qua vợ chồng em cãi nhau to. Vì năn nỉ chồng mà anh không đồng ý, em mới lỡ miệng bảo là “Đời ai người đấy hưởng thụ, bố mẹ ai người đấy biết”. Chồng trợn mắt dấm dứ bàn tay suýt tát, may là em tránh được. Nhưng em cũng không vừa, tức điên vì bị chồng động tay chân, em nhảy vào cắn và cấu chồng mấy phát.
Sáng nay thức dậy vẫn còn bực mình. Nếu lần này nhún nhường nữa để chồng xỏ mũi dắt về quê thì cả đời em phải làm vợ ở thế hạ phong, đến cuối đời cũng không biết mùi đi nghỉ mát là thế nào. Em sẽ đình công thật sự, đi đâu đấy cũng được, miễn không phải là quê chồng.
Ai có cao kiến gì thì mách nước hộ em cái? Bằng mọi giá dịp lễ này em phải trốn đi du lịch, một mình cũng chẳng sao (Ảnh minh họa)
Mặc dù có chút hồi hộp lo lắng nhưng em vẫn quyết tâm. Điều trước nhất là phải lén rút bớt tiền tiết kiệm trong ngân hàng rồi tìm cách chuồn đi trước khi chồng phát hiện. Khổ nỗi là nếu có giao dịch thì tin nhắn tự động báo số dư tài khoản sẽ vào điện thoại của chồng. Em loay hoay chưa biết tính sao. Hạ sách nhất là lén phá luôn sim điện thoại của anh ấy.
Nếu đi trót lọt em sẽ cắt hẳn liên lạc trong mấy ngày, lúc về thì chuyện đã rồi, chồng có trách cũng không làm gì được. Mới nghĩ đến thôi đã thấy rạo rực, lần đầu tiên em làm cuộc cách mạng lớn cho bản thân đấy ạ.
Ai có cao kiến gì thì mách nước hộ em cái? Bằng mọi giá dịp lễ này em phải trốn đi du lịch, một mình cũng chẳng sao, miễn là có bằng chứng để về khoe với các chị em trong cơ quan.
Theo VNE
Gần 10.000 người rước Phật trên phố
Chiều tối 12/5 (nhằm 14 tháng 4 Âm lịch), đoàn rước Phật gần 10.000 người gồm chư tăng ni, phật tử, người dân đã đi qua các đường phố Huế nhằm chào mừng ngày Phật đản sinh.
Bắt đầu từ chùa Diệu Đế với nghi lễ tắm Phật, sau đó tượng Phật được rước ra chùa, đi qua các tuyến từ đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi, Điện Biên Phủ và về lễ đài chính ở chùa Từ Đàm. Bên cạnh đoàn rước Phật còn có hàng ngàn người dân bên đường đứng chắp tay cầu nguyện. Lễ rước Phật là một nghi lễ thiêng liêng trong mùa Phật đản, là nét đẹp văn hóa tâm linh của xứ Huế.
Đoàn rước Phật đi qua cầu Gia Hội
Bánh xe luân hồi được các phật tử khiêng trên vai
Lễ rước phật hướng đến đại lễ Vesak
Đoàn rước kéo dài hàng cây số
Người dân háo hức với nghi lễ rước Phật.
Hoàng Diệu - Đại Dương
Theo Dantri
Vua lửa, nghi lễ cầu mưa và những kỳ bí của đại ngàn Tầm ảnh hưởng của gươm thần và sức mạnh có thể điều khiển trời đất của các Vua lửa lan truyền trong cộng đồng các bộ tộc anh em trên đại ngàn Tây Nguyên, với nhiều huyền tích... Nghi lễ cúng cầu mưa được minh họa lại bằng tranh vẽ Sau cái chết đáng tiếc của vị Vua lửa đầu tiên Ksor Chlơi,...