Vợ chồng còng lưng trả 10 triệu đồng/tháng vì bố chồng kiên quyết đòi vào viện dưỡng lão
Cuộc sống đã khó khăn, giờ đây, vợ chồng chị Minh Hằng (40 tuổi, Hà Nội) phải còng lưng, méo mặt trả 10 triệu đồng/tháng tiền viện phí vì bố chồng kiên quyết đòi vào viện dưỡng lão để hưởng thụ cuộc sống.
Gia đình chị Hằng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng kể từ ngày bố chồng (72 tuổi) một mực đòi vàoviện dưỡng lão sống.
Lương mỗi tháng của hai vợ chồng chị là 25 triệu đồng nhưng nuôi hai đứa con ăn học, viện phí cho bố chồng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô… dù có tính toán, chi tiêu một cách tằn tiện, gia đình chị vẫn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau.
“Tôi không muốn bố chồng vào viện dưỡng lão vì chi phí quá đắt đỏ so với kinh tế của gia đình, còn mang tiếng bất hiếu, nhẫn tâm với họ hàng bên nội. Họ nào biết chúng tôi đã cố gắng khuyên can mà ông nào có chịu, cứ một mực đòi vào trong để an dưỡng tuổi già, hưởng thụ cuộc sống. Tiền viện phí của bố chồng mỗi tháng bằng tiền sinh hoạt của cả gia đình tôi 1 tháng. Nếu như ông chịu ở nhà thì vợ chồng tôi không phải vất vả thế này”, chị Hằng than thở.
Chị Hằng nhẩm tính, mỗi tháng, tính riêng tiền viện phí của bố chồng là 10 triệu đồng; 5 triệu đồng chi phí học tập cho hai đứa con lớn đang là sinh viên năm thứ 2 ở Đà Nẵng; 2 triệu đồng tiền học cho cô con gái út đang theo học lớp 9; tiền ăn 4 triệu đồng, 4 triệu còn lại chỉ đủ chi trả tiền điện, nước, chi phí xăng xe, hội hè, đình đám…
Bố chồng chị Hằng còn khỏe mạnh, đi lại, sinh hoạt bình thường. Ngày còn ở chung, con cháu ăn gì thì ông ăn nấy, mỗi tháng mất thêm khoảng 500K tiền thuốc bổ. Tính ra mỗi tháng ông cũng chỉ chi hết 2,5 triệu đồng. Thế nhưng, kể từ ngày bố chồng vào viện dưỡng lão, số tiền này đã phải tăng lên gấp 4 lần.
“Vào viện dưỡng lão cũng có rất nhiều cái tiện lợi, hữu ích là được chăm sóc ăn uống, sức khỏe đảm bảo vì có đội ngũ y bác sỹ bên cạnh, còn có bạn già ngày đêm tâm sự. Vợ chồng tôi an tâm đi làm, không phải lo lắng đến bữa cơm, giấc ngủ cho ông hàng ngày như trước. Thế nhưng, bình quân mỗi năm tôi phải nộp 120 triệu đồng tiền viện phí. Số tiền này bằng cả gia đình tôi ăn 2 năm”.
Video đang HOT
Mỗi lần vào thăm thấy ông cười tươi nói ở đây vui hơn ở nhà vì có nhiều bạn già tâm sự lại chẳng phải suy nghĩ gì. Sáng dậy tập thể dục, ăn sáng, xem phim, chuyện trò lại ăn trưa, đi ngủ… Ốm đau thì có bác sỹ lo. Ông nói muốn sống ở đây đến cuối đời, không phải phiền hà gì con cái. Bố chồng càng nói, chị Hà càng sốt ruột, nghĩ đến khoản viện phí lại đau đầu.
Ngày bố chồng kiên quyết vào viện dưỡng lão cũng là ngày anh em, họ hàng bên nội sống trở mặt với vợ chồng chị Hằng. Họ cho rằng tại vợ chồng chị hắt hủi, đối xử với bố chồng không ra gì nên ông mới có quyết định như vậy.
Cho rằng việc vào viện là quyết định của vợ chồng chị “gieo nhân nào gặp quả đó”, sống để đức cho con cháu, mình đối xử với bố mẹ thế nào, mai mốt con cái đối xử với mình như vậy. Không khuyên được bố chồng, không biết giải thích thế nào cho phải với anh em họ hàng, vợ chồng chị Hằng đành mang tội bất hiếu. Không nhờ cậy được anh em, họ hàng, mỗi lần túng thiếu, vợ chồng chị chỉ biết tự xoay xở, chẳng dám than trách ai.
“Tôi không muốn bố chồng vào viện dưỡng lão vì quá tốn kém lắm. Nếu ở nhà, vợ chồng tôi cũng đủ điều kiện để chăm sóc tốt nhưng ông nào chịu nghe. Giờ tôi vừa mang tiếng bất hiếu, vừa phải chạy đôn chạy đáo kiếm tiền để trang trải viện phí. Sắp tới, tôi sẽ thuyết phục bố chồng ra viện, đưa về nhà chăm sóc, lấy tiền đó trang trải những công việc khác, vừa không mang tiếng xấu với đời”, chị Hằng tâm sự.
Theo Emdep
Người đàn ông 50 tuổi quyết tâm kiếm 1 tỷ để sau này vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già
Mong muốn vào viện dưỡng lão sống để không phiền hà đến con cháu, ông Thành Trung (50 tuổi, Hà Nội) đang nỗ lực làm việc với hi vọng để dành được số tiền 1 tỉ đồng để chi phí nằm viện trong 10 năm về già.
Vợ mất sớm, ông Trung sống cảnh gà trống nuôi con. Bằng nỗ lực của mình, sau một thời gian dài vất vả, hai người con của ông Trung ăn học thành tài.
Bản thân ông cũng phấn đấu không ngừng và ngồi được vào chiếc ghế trưởng phòng của một công ty có tiếng. Hiện tại ông đang sống chung với gia đình cậu con trai đầu.
Một lần cùng cán bộ công ty vào viện dưỡng lão làm công tác từ thiện, tiếp xúc với nhiều người cao tuổi, ông Trung nhận ra những người vào viện dưỡng lão không phải có phận bất hạnh, bị con cái hắt hủi, neo đơn mà ngược lại họ là những người xuất thân giàu có, con cái đông đủ, quan tâm đến cha mẹ. Họ vào viện dưỡng lão chỉ với lí do an nghỉ tuổi già, có người bầu bạn.
Họ xem viện dưỡng lão như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, họ cũng có người quan tâm ăn uống, sức khỏe hàng ngày. Thế nhưng, tiền chi phí cũng không hề thấp, mỗi tháng như vậy là 10 triệu đồng tiền viện phí. Bình quân mỗi năm phải đóng 120 triệu đồng.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Ảnh minh họa.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Vì thế, ông lên kế hoạch tích cóp tiền bạc để sau này có thể sống trong viện dưỡng lão 10 năm, không phiền hà đến con cái.
Hiện tại, với mức lương 18 triệu đồng/ tháng, ông Trung không phải chi phí thêm khoản gì ngoài ăn uống, sinh hoạt cá nhân, hội hè đình đám. Ông tính toán mỗi tháng đưa cho vợ chồng con trai 5 triệu đồng (4 triệu tiền ăn, 1 triệu mua sữa cho cháu nội). 1 triệu đồng tiền điện thoại, xăng xe; 2 triệu đồng tiền cưới xin, hội hè.
Hàng tháng, ông dành ra 1 triệu đồng cho những khoản phát sinh ngoài dự tính như thuốc thang, sửa xe cộ, mua sắm. Sau khi chi phí, mỗi tháng, ông Trung còn tiết kiệm được 11 triệu đồng.
"Ước tính mỗi tháng để dành được 11 triệu đồng thì một năm, tôi sẽ có hơn 120 triệu trong tay. Tôi phải làm ít nhất 10 năm nữa mới có số tiền 1 tỷ đồng để thanh toán viện phí cho 10 năm sống trong viện dưỡng lão. Năm nay tôi 50 tuổi, nếu cố gắng làm việc, tiết kiệm thì đến năm 60 tuổi, tôi sẽ sở hữu được số tiền đó", ông Trung tính toán.
Ông Trung từng chứng kiến cảnh nhiều cụ ông cụ bà sống trong khu phố, dù sống cùng con cái nhưng suốt ngày họ chỉ biết thui thủi làm bạn với chiếc ti vi, chờ đến giờ con đi làm, cháu đi học trở về. Thậm chí, dù già yếu họ còn tự mình lo bữa trưa nếu như con cái không ăn ở nhà. Cuộc sống của họ chỉ thu hẹp trong căn nhà nhỏ, ngày này tháng khác trôi qua một cách buồn tẻ.
Cuộc sống ở viện dưỡng lão thì khác xa rất nhiều. Những người ở đây họ không những có bạn già hàn huyên tâm sự để đánh cờ, sẵn máy móc tân tiến tập luyện thể dục, rèn luyện cơ thể, được ăn uống đúng giờ đúng giấc, được nhân viên chăm sóc chu đáo, nhiệt tình.
Ông Trung quan điểm không nên sống dựa vào con cái. Con trai thì còn con dâu, con gái còn con rể. Con cái rồi đều có gia đình riêng, còn phải lo cho tương lai các cháu và gia đình riêng. Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già.
Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già. Ảnh minh họa.
Ông cũng không muốn con cái phải đau đầu về chuyện tiền bạc, chu cấp cho ông hàng tháng viện phí. Chỉ mong sau này, con cháu thường xuyên điện thoại thăm hỏi, hàng tuần qua thăm bố, thăm ông một lần đã mãn nguyện lắm rồi.
"Nếu có cầm 1 tỉ trong tay tôi cũng không thể chắc chắn mình có thể tự lo bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe bản thân tốt được, cũng không muốn làm phiền đến con cái. Tôi chọn vào viện dưỡng lão là cách tốt nhất để an dưỡng tuổi già, có người bầu bạn. Như vậy tốt cho cả tôi và phía các con", ông Trung khẳng định.
Theo emdep
Bi hài cách lưu tên mẹ chồng 'bá đạo' trong điện thoại của các nàng dâu Lưu tên cha mẹ chồng trong điện thoại thể hiện phần lớn tình cảm của nàng dâu. Ngoài những cái tên thông thường, có không ít cách lưu tên bá đạo khác của nàng dâu không mấy thiện cảm với họ. Hầu như rất ít nàng dâu lưu tên bố mẹ chồng trong danh bạ điện thoại của mình. Ngược lại, họ thường...