Vợ chồng coi thường nhau nên biết điều này để tránh hôn nhân đổ vỡ
Không ít cặp vợ chồng càng sống lâu với nhau càng dễ coi thường nhau. Hiện tượng “xa thương, gần thường”… đánh mất dần sự tôn trọng và hôn nhân đi vào ngõ cụt, đổ vỡ.
Câu chuyện của vợ chồng chị Hoài ở Hà Đông, Hà Nội là một ví dụ. Cưới nhau đến nay đã 10 năm và có 2 con. Vợ chồng chị thường xuyên mâu thuẫn, thậm chí nhiều khi coi nhau như kẻ thù sau những lần cãi vã. Đã có lần vì cảm thấy không thể sống chung được nữa, chị đã đệ đơn ra tòa. Nhưng rồi ly hôn không đành, vợ chồng sống với nhau chẳng khác “mặt trăng mặt trời”.
Chồng thì sống theo cách của chồng, còn vợ cũng theo cách của riêng mình. Khổ nhất là hai đứa trẻ sống ở giữa thành những đứa trẻ bơ vơ về tinh thần khi chẳng biết nghe theo ai cả. Một lần vợ chồng mâu thuẫn, anh chồng đã bạo hành chị tới thâm tím mặt mày.
Đã rất nhiều lần không thể li hôn được, sống với nhau thì lủng củng, cuối cùng chị đã quyết định sống ly thân. Chị nói với chồng cùng xem nhau như hai người bạn tốt để cùng lo cho các con. Nói và làm, kể từ đó chị cư xử với chồng như với một người bạn tốt.
Với chồng chị luôn giữ đúng mực thước trong lời ăn tiếng nói, giữ hình ảnh tốt trước mặt con. Hai vợ chồng vẫn ăn cùng mâm nhưng tối đến ai về phòng người ấy. Sau một thời gian vợ chồng đối xử với nhau kính trọng, lễ phép và yêu thương nhưng giữ khoảng cách như vậy…, chị thấy chồng đối xử với mình theo hướng tích cực hơn. Chồng chị Hương không can thiệp nhiều vào công việc của chị, cũng không chửi mắng xúc phạm chị, thậm chí còn tỏ ra có trách nhiệm hơn với con cái.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, các cặp vợ chồng sống chung với nhau lâu thường có hiện tượng “xa thương, gần thường”… bởi mọi người thường có tâm lý không còn phải giữ ý, có xu hướng coi thường nhau hơn. Nguyên nhân cũng vì sống với nhau quá gần gũi, quá biết về nhau từ những khuyết điểm. Từ đó, họ không còn thấy hấp dẫn, say mê như những ngày đầu mà đôi khi không còn tôn trọng nên coi thường nhau.
Để chuyển hóa mối quan hệ vợ chồng đang căng thẳng, cũng như tránh tình trạng vợ chồng “xa thương, gần thường” trong đời sống vợ chồng, ông bà xưa đúc kết ra một chân lý là vợ chồng tương kính như tân. Điều đó sẽ giúp cho vợ chồng luôn thấy người chồng/vợ của mình luôn mới.
Tương kính cũng chính là sự tôn trọng nhau giữa hai vợ chồng. Có sự tôn trọng, bản thân cũng sẽ quan tâm rằng đối phương đang nghĩ gì mà có hành động đúng mực. Một khi hai vợ chồng “tương kính”, coi nhau như khách thì khi đó không ai sống ích kỉ. Họ sẽ biết sống vì nhau, tôn trọng lẫn nhau. Đây chính là chìa khóa, mấu chốt để hạnh phúc hôn nhân được bền chặt.
Mỗi đêm, đang ngủ mà nghe tiếng bước chân của chồng, tôi lại nơm nớp lo sợ và phải chốt cửa thật kĩ mới dám ngủ tiếp
Tiếng bước chân của chồng trở thành nỗi ám ảnh của tôi từ bao giờ, chính tôi cũng không biết nữa.
Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Xin chào Hướng Dương,
Tôi và chồng không hạnh phúc từ 2 năm nay. Chồng tôi cộc cằn, vũ phu, động chuyện gì không vừa ý thì la hét, đánh vợ. Lần đầu bị chồng tát, tôi sững sờ, đau đớn. Nhưng sau đó, tôi chai sạn dần. Nhiều người hỏi tại sao tôi không ly hôn? Một người chồng vừa thích nhậu nhẹt, hay mắng đánh vợ thì có đáng để sống chung tiếp không? Tôi cũng từng nghĩ đến chuyện ly hôn rồi nhưng lại không dám. Tôi sợ con tôi thiếu tình thương của bố. Hơn nữa, nếu ly hôn, tôi sợ mình không nuôi nổi con khi bản thân đang thất nghiệp. Chí ít, chồng tôi vẫn đang chu cấp tiền bạc dư dả mỗi tháng.
Mỗi tối, đang ngủ mà nghe tiếng bước chân của chồng, tim tôi lại đập loạn lên vì sợ hãi. Anh đi về khuya là vì đã say xỉn rồi và thường sẽ lớn tiếng quát mắng vợ con. Những khi đó, tôi phải chốt cửa thật kĩ mới dám ôm con gái hơn một tuổi ngủ. Con bé thường xuyên bị giật mình bởi tiếng la hét của bố. Tiếng bước chân của chồng thành nỗi ám ảnh của tôi Hướng Dương ạ.
Tôi sống vì con, giờ không có con, tôi không biết mình có sống nổi không nữa. Nhưng tinh thần tôi lúc nào cũng ức chế và căng thẳng. Có cách nào để chồng tôi biết thương vợ, hiểu và đối xử nhẹ nhàng với vợ hơn không Hướng Dương? (mebibi...@gmail.com)
Chào bạn,
Trong hôn nhân, vợ chồng phải tôn trọng, chia sẻ và thương yêu nhau. Nhưng bạn lại đang sống trong một cuộc hôn nhân thiếu đi tất cả những điều này. Ngoài việc đưa tiền cho vợ mỗi tháng, chồng bạn đã đối xử với bạn bằng thái độ hằn học và coi thường. Nếu như bạn không biết cách "vùng dậy", bạn sẽ mãi sống trong cảnh đau khổ, ám ảnh. Không chỉ thế, con gái bạn cũng sẽ có một tuổi thơ không hạnh phúc. Sống vì con nhưng con lại không có cuộc sống bình yên, liệu sự hi sinh của bạn có xứng đáng?
Bạn nên thẳng thắn nói chuyện với chồng và yêu cầu anh ấy thay đổi cách ứng xử với vợ con. Hãy lựa lúc anh ấy đang vui vẻ, tránh những lúc anh ấy say xỉn, mất kiểm soát vì sẽ khiến tình hình tệ hơn. Bạn cũng nên nhờ bố mẹ chồng, bạn bè thân thiết tác động tâm lý với chồng bạn để anh ấy thay đổi dần dần.
Bên cạnh đó, bạn nên tìm việc làm, chủ động về kinh tế. Về con gái, bạn có thể nhờ bố mẹ hai bên giúp đỡ trong việc trông cháu hoặc tìm nhà trẻ uy tín, an toàn để gửi cháu. Nếu bạn chủ động kinh tế, chắc chắn chồng bạn sẽ không thể tiếp tục coi thường vợ nữa.
Nếu bạn không mạnh mẽ, không bản lĩnh đứng dậy để bảo vệ cuộc sống của chính mẹ con bạn, bạn sẽ không có được cuộc sống mình mong muốn. Hãy can đảm để đem lại sự bình yên và những giấc ngủ an lành cho con gái.
Thân ái.
Chồng coi thường nói đi làm không bằng lương giúp việc, vợ lập tức có màn "phản biện" khiến anh chỉ còn biết ngồi im như tượng "Anh chỉ thấy vợ lương thấp hơn lương mình nên tự cho bản thân quyền được coi thường, chỉ trích em. Mọi công việc trong nhà từ nội trợ, chăm con tới đối nội đối ngoại em phải gánh hết...", người vợ kể. Khi chồng ích kỷ chỉ biết tới bản thân, liên tục đưa ra những lời chỉ trích thiếu công bằng...