Vợ chồng “chiến tranh lạnh” vì… con vào lớp 1
Còn mấy tháng nữa mới đến mùa tuyển sinh đầu cấp, nhưng thời điểm này áp lực tìm trường, nhập học cho con đã khiến cho không ít gia đình phải căng thẳng, điên đầu.
Gần 2 tháng nay, chuyện quyết định cho con học trường nào đã khiến cho gia đình chị Nguyễn Hương Trà (Đan Phượng – Hà Nội) lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng. Chị Trà cho biết, chồng chị muốn con trai được học ở một ngôi trường song ngữ tại quận Cầu Giấy, trong khi chị lại chỉ muốn con học ở trường làng cách nhà vài bước chân để dễ đưa đón.
“Lý do chồng đưa ra là phải đầu tư cho con ngay từ đầu, có như vậy con mới có sức bật để phát triển sau này. Học trường làng, chất lượng không ra gì, con sẽ không phát triển được” – chị Trà nói.
Theo chị Trà, trường song ngữ cách nhà những 14 – 15 km, mặc dù có xe đưa đón học sinh ở điểm chờ cách nhà vài km nhưng con đi – về cũng mất cả tiếng đồng hồ không kể tắc đường. Ngoài ra, chị Trà cho rằng, ngoài việc học hàng ngày còn họp phụ huynh, các hoạt động dã ngoại, sinh hoạt trường, lớp… bố mẹ không thể lúc nào cũng chủ động đưa đón con được. Không kể học phí trường song ngữ gấp 2, gấp 3 trường làng.
Mặc dù đã phân tích đủ lý, đủ tình, thậm chí kêu gọi cả ông bà nội cùng “vận động” nhưng chồng chị Trà vẫn kiên quyết muốn đầu tư cho con học trong nội thành. Quá mệt mỏi, chị Trà tuyên bố sẽ không tham gia vào việc đưa đón con sau này, mặc anh tự xoay xở.
Chuyên gia tâm lý khuyên nên chọn trường cho con ở gần nhà (Ảnh minh hoạ: IT)
Cũng vì không thống nhất việc chọn trường cho con, gần tháng nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Cường (Hoàng Mai – Hà Nội) đã… mỗi người một niêu, mỗi người một giường. Anh Cường cho biết, con trai anh khá hiếu động, thiếu tập trung nên anh muốn cho con học tại một trường dân lập có tiếng, sĩ số ít để được cô giáo quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ anh lại không nghĩ thế. Chị cho rằng, học trường công lập “chuẩn” chương trình của Bộ GDĐT hơn, học phí thấp, lại không phải lo đưa đón vì gần nhà.
“Trường công lập ở khu chung cư này đã quá tải rồi. Mỗi lớp sĩ số lên đến 60 – 65 học sinh. Không đủ lớp, học sinh còn phải học cả thứ 7, Chủ nhật và nghỉ vào các ngày giữa tuần, thế thì làm sao bố mẹ đưa đón được” – anh Cường phản ánh.
Không đồng nhất quan điểm, cứ nói đến việc con đi học là hai anh chị lại cãi nhau. Lời qua tiếng lại, vợ trách anh sĩ diện, chạy theo “mác” trường nổi tiếng, không nghĩ đến kinh tế gia đình khi hai vợ chồng vẫn còng lưng trả nợ ngân hàng mỗi tháng vì mua nhà. Anh thì trách chị bảo thủ, không nghĩ cho con, thiếu hiểu biết. Giận chồng, chị tuyên bố ăn riêng, ngủ riêng, chỉ khi nào anh đồng ý cho con học trường công chị mới… đình chiến (?!)
Chuyện chọn trường cho con, mùa tuyển sinh nào cũng “ nóng” ở các gia đình bắt đầu có con vào lớp 1. Tuy nhiên, theo những giáo viên có kinh nghiệm, nếu phụ huynh hiểu được những nguyên tắc cơ bản, cần thiết được ưu tiên khi chọn trường cho con thì việc quyết định sẽ rất đơn giản.
Cô Đỗ Thu Hà – giáo viên tiểu học tại Vinh (Nghệ An) cho rằng, 3 tiêu chí con cần có khi vào môi trường mới đó là con có thích trường đó không? Trường đó có gần nhà không? Có an toàn không?
Video đang HOT
“Ưu tiên đầu tiên là trường gần nhà, chỉ có gần nhà phụ huynh sẽ không bị áp lực đưa đón, con cái không bị áp lực đi lại. Thay vì 16h30 con tan học mà mãi 1 tiếng sau con mới về được đến nhà thì ở trường gần chỉ cần 10 – 15 phút. Thời gian còn lại con được vui chơi, giúp đỡ bỗ mẹ, vệ sinh cá nhân… trẻ sẽ không bị căng thẳng” – cô Hà nói.
Còn cô Nguyễn Thị Phương Thảo – giáo viên tiểu học tại Gia Lâm (Hà Nội) thì cho rằng, bố mẹ chỉ nên chọn trường cho con phù hợp với kinh tế gia đình: “Vì muốn con học trường song ngữ, quốc tế mà bố mẹ phải cố quá với sức của mình vô tình sẽ gây nên áp lực cho trẻ. Việc học là một hành trình dài và bền bỉ không phải chỉ 1 hay 2 năm. Thời điểm này bố mẹ có thể cố được nhưng sau đó bị “đuối” con phải chuyển trường, thay đổi môi trường giáo dục sẽ vô cùng bất lợi cho trẻ”.
Theo Danviet
Tịch thu giường ngủ ở Thanh Hóa, cựu ĐBQH: "Đó là trấn lột"
"Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế".
Trấn lột người dân...
Xung quanh thực trạng "mùa đóng góp kinh hãi" ở Thanh Hóa, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13.
PV: Vừa qua, báo điện tử Trí Thức Trẻ liên tục có các phản ánh về thực trạng lạm thu, tận thu ở một số địa phương của huyện Hậu Lộc, Nông Cống (Thanh Hóa).
Trong đó, tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, ngay kể gia đình liệt sỹ, do khó khăn, không đủ tiền đóng góp nên bị xã cắt hộ nghèo, hay có gia đình nghèo cũng vì không đóng đủ các khoản đóng góp đã bị xã, thôn đến tịch thu chiếc giường cũ.
Khi tiếp nhận các thông tin, ông có suy nghĩ, nhìn nhận gì về thực trạng đau xót này?
Ông Lê Như Tiến: Trước đây, tôi cũng đã từng có thông tin về một số huyện của một vài địa phương ở miền Trung có hiện tượng lạm thu. Trước đây là Hà Tĩnh và giờ là ở Thanh Hóa.
Miền Trung vốn dân đã nghèo rồi lại còn bị như thế. Tôi còn nhớ, trước đây, khi Quốc hội đã có nghị quyết về việc không thu thuế nông nghiệp nhưng họ vẫn thu, rồi bày ra rất nhiều khoản thu khác như thu về an ninh, trật tự trị an...
Nhiều khi khoản thu do chính quyền địa phương tạo ra khiến cho người dân vốn đã khó khăn, nghèo nàn rồi lại càng khó khăn hơn. Ở đây, cần xem lại những khoản thu đó có nằm trong quy định không hay thôn, xã tự nghĩ ra.
Người ta đã nghèo như thế mà vào còn tháo cả giường của dân ra, rồi có cái gì lấy được là lấy đi thì đó không phải vì dân mà hành động đó rất phản cảm, nặng hơn nữa thì đó là trấn lột của dân chứ không phải thu khoản này khoản khác.
Trước hết, phải kiểm tra xem các khoản thu đó có nằm trong quy định không? Có được cấp có thẩm quyền cho phép không? Chứ không phải anh tự nghĩ ra, thu gì tự thu.
Nếu như mà cần vận động người dân đóng góp khoản nào đó như chỉnh trang đường nông thôn, các phong trào... thì đó chỉ là vận động, phải để người dân tự giác.
Còn việc bắt buộc người dân phải nộp, không nộp thì trấn cái nọ, trấn cái kia thì điều đó không thể được.
Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền tức là lãnh đạo cao hơn như huyện, thậm chí cấp tỉnh của Thanh Hóa phải kiểm tra, rà soát lại xem như thế có đúng không và nếu không đúng theo quy định thì chấn chỉnh, sửa ngay.
Bảng kê khai các khoản đóng góp 6 tháng đầu năm của một hộ dân ở xã Trường Sơn.
PV: Thưa ông, có một câu chuyện đáng buồn xảy ra ở xã Trường Sơn khi một gia đình liệt sỹ thuộc diện hộ nghèo vì không đủ tiền đóng góp đã bị xã "cắt" hộ nghèo và cho biết, khi nào trả đủ các khoản sẽ được trả lại.
Ông có bình luận gì về việc này?
Ông Lê Như Tiến: Tôi nghe câu chuyện này mà thấy đau lòng. Gia đình liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ đáng lẽ phải được hưởng chế độ ưu đãi người có công cao hơn nhưng vì chúng ta còn khó khăn nên ưu đã thấp, nay thuộc diện hộ nghèo nhưng vì không đóng đủ tiền đóng góp mà lại bị cắt hộ nghèo.
Lại còn đe dọa là phải nộp đủ mới trả lại chế độ hộ nghèo, việc này là trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tôi đề nghị thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc uốn nắn ngay.
Đồng thời, phải có xử lý, kỷ luật đối với các tập thể hoặc cá nhân mà tự ý tạo ra các khó khăn cho người dân như thế và có những hành vi phản cảm như thế.
Đề nghị Chính phủ vào cuộc
PV: Khi trao đổi với chúng tôi, cựu ĐBQH Lê Văn Cuông có nhìn nhận thực trạng lạm thu, tận thu này cho thấy dường như đang có sự xuất hiện trở lại của một bộ phận "cường hào, ác bá" ở nông thôn khi tự ý đặt ra các khoản thu lên đầu người dân.
Từng là ĐBQH, trước thực trạng ở một số nơi như vậy ông có thấy điều này không?
Ông Lê Như Tiến: Tôi cũng thấy thế và vì thế tôi mới dùng từ rất mạnh, đấy không phải là hình thức thu mà là trấn lột.
Trấn lột của dân, đó là từ rất mạnh đối với những người có lương tri, lương tâm và phải dùng từ như thế mới lột tả được hết hành vi phản cảm của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền như thế ở địa phương.
Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế.
Ở đây, không phải tìm hiện tượng, hành vi mà quan trọng hơn chính là tiếng chuông cảnh báo để cho các quan chức cấp cao ở huyện Nông Cống nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, thậm chí cả các tỉnh có hiện tượng như thế phải chấn chính ngay.
Các quan chức tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc ngay, ví dụ như việc gia đình liệt sỹ ở trên thì Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phải lên tiếng và Thanh tra phải vào cuộc.
Ngoài Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ, tôi cũng đề nghị Thường trực Chính phủ nên có công điện để chấn chỉnh ngay việc này.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin cung cấp từ phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 14 ứng cử tại Thanh Hóa cho hay, ông sẽ có ý kiến với tỉnh về việc này.
Còn ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 14 của tỉnh cũng cho biết, ông sẽ yêu cầu lãnh đạo huyện Nông Cống báo cáo về vấn đề này.
Theo Soha News
Những cái chết rùng rợn tại "ngôi làng tự tử" Với vẻ mặt căng thẳng, đôi mắt đầy lo lắng, ông Rajendra Sisodiya, trưởng làng mới được bổ nhiệm của Badi đang ngồi trước cửa ngôi nhà lụp xụp, dằn vặt bản thân không biết làm sao để thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Làm trưởng làng của một ngôi làng đã khó, trở thành người đứng đầu của "ngôi làng tự...