Vợ chồng chia sẻ với nhau càng nhiều, gia đình càng hạnh phúc
Gia đình sẽ hạnh phúc hơn nếu như người vợ và người chồng chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Sự chia sẻ ở đây không phải chỉ ở việc nhà mà còn là chia sẻ làm xúc, không chỉ là lời nói mà còn cả hành động cụ thể.
Vợ chồng với nhau càng nhiều thì gia đình càng hạnh phúc – Hình minh họa
Đây là thông tin vừa được Viện nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á thuộc Hakuhodo (Hill Asean) đưa ra tại diễn đàn Asean Sei-katsu-sha với chủ đề “Góc nhìn mới về bình đẳng giới trong gia đình: Ai là người nắm quyền?”, tổ chức vào ngày 4/5 tại TP.HCM.
Tại diễn đàn, Viện nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á, chi nhánh Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về sei-katsu-sha Việt Nam (thuật ngữ riêng mô tả con người ở góc độ toàn diện). Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát qua mạng và phỏng vấn trực tiếp các cặp vợ chồng ở các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TPHCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại nhóm gia đình người Việt mà người chồng ra ngoài làm việc, người vợ ở nhà chăm lo việc nhà và con cái chỉ chiếm 25%. Trong khi đó, nhóm gia đình mà cả hai vợ chồng cùng công việc nhà và trách nhiệm nuôi dạy con cái chiếm đa số, với 74%. Nhóm gia đình chuyển đổi, trong đó người vợ ra ngoài làm việc và người chồng đảm nhận việc nhà và nuôi dạy con cái chỉ chiếm 1%.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong 3 nhóm gia đình trên thì nhóm gia đình mà cả hai vợ chồng cùng công việc nhà và trách nhiệm nuôi dạy con cái sẽ hạnh phúc hơn so với hai nhóm gia đình còn lại.
Video đang HOT
Khi công việc gia đình thì người chồng sẽ thấu hiểu được những khó khăn, áp lực mà người vợ phải chịu đựng. Sự ở đây không chỉ đơn thuần là công việc nhà mà còn với nhau mặt cảm xúc, nghĩa là phải tâm sự với nhau những vui buồn trong công việc, cuộc sống. Nhưng những này không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn phải bằng những hành động cụ thể.
Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác nhau trong quyết định mua hàng của các cặp vợ chồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận là thông thường, người chồng sẽ quyết định trong việc mua các mặt hàng có giá trị như nhà, xe hơi, tủ lạnh… còn người vợ sẽ quyết định trong việc mua các đồ dùng thường ngày.
Trong đó, quyết định mua hàng của người vợ thường bị ảnh hưởng bị 4 yếu tố. Thứ nhất là những hình ảnh cụ thể liên quan đến mặt kỹ thuật của mặt hàng. Thứ hai là lợi ích của mặt hàng. Thứ ba là tính tiết kiệm (thời gian, tiền bạc) và cuối cùng là tính giải quyết vấn đề của sản phẩm.
Đại diện Viện nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á, chi nhánh Việt Nam cho biết, thông qua kết quả nghiên cứu này, họ mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thông tin về người tiêu dùng. Từ đó có được chiến lược marketing phù hợp nhằm vào từng cặp đối tượng thay vì từng đối tượng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của cả người chồng và người vợ ngay tại điểm bán hàng
Theo Phunuvietnam
Đến một ngày, nỗi buồn vì thất tình, thất nghiệp không là gì khi bạn chứng kiến người trong gia đình ngày một yếu
Cuộc sống hối hả, vội vã cuốn ta đi như một cơn lũ, để rồi có phút nào đó bình tâm lại, ta nhận ra bấy lâu nay, ông bà ta, cha mẹ ta thật cô đơn bởi sự vô tâm của con cháu.
Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, là nơi ta được che chở và bảo vệ trong vòng tay của người thân. Nhưng dường như lúc còn trẻ, chẳng mấy ai hiểu được sự quan trọng, thiêng liêng của 2 tiếng gia đình.
Sự vội vã, đua chen khiến chúng ta bị cuốn đi, bỏ lại ánh mắt chờ đợi khắc khoải, ngóng trông mỏi mòn của những người già trong nhà. Đến khi bệnh tật ập xuống, thời gian trên cõi đời của ông bà chẳng còn mấy, ta mới sực tỉnh ra rằng bấy lâu nay ta đã để ông bà sống trong cô đơn, 1 mình đối mặt với tuổi già, bệnh tật. Ngày bé, ta đã ngồi cả buổi để nghe những câu chuyện của ông bà, vậy mà giờ đây, mấy phút với ta lại trở thành xa xỉ đến thế sao? Có lần nào ta kiên nhẫn ngồi lại nghe được hết câu chuyện của người già? Hay ta gọi đó là sự lẩm cẩm?
Tôi chợt thấy người già thật đáng thương, dành tất cả cho con cháu, niềm vui lúc về già cũng đâu có gì xa xỉ, chỉ đơn giản là một câu hỏi thăm, một người trò chuyện, vậy mà...
Chia sẻ của bạn Bích Ngọc sẽ khiến bạn nhận ra sự thờ ơ, vô tâm của chính mình:
"Rồi đến một ngày nào đó điều khiến bạn buồn không còn là do thất tình, thất nghiệp, mà là việc chứng kiến những người trong gia đình ngày một thêm tuổi và yếu đi.
Một ngày nào đó ông nội bỗng ốm đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, dù rằng trước đó ông vẫn khỏe mạnh, làm cái này cái kia cho con cháu...
Một ngày nào đó bà nội bỗng than đau buốt cả đầu, dù rằng hôm đó trời không trở gió mùa...
Một ngày nào đó ông ngoại bỗng than đau chân, vì đôi chân bị sưng, dù rằng đều đặn mỗi buổi sáng ông đều dậy sớm đi bộ tập thể dục.
Một ngày nào đó bà ngoại tự nhiên than mệt, dù trước đó vài giây còn đứng trong bếp loay hoay nêm nồi canh, lát sau tự dưng nghe tim đập mệt mỏi, tay chân bủn rủn...
....
Đó là những giây phút tim bạn sẽ thấp thỏm, lo âu nhưng bản thân lại không dám để lộ nỗi lo hiện rõ trên gương mặt. Vì người bệnh thì chẳng thể nào vui nổi khi biết mình yếu đi, nên bạn buộc lòng phải duy trì nụ cười cùng với vẻ mặt hớn hở để giữ mãi không khí vui vẻ.
Đó là những giây phút bạn không được yếu lòng, và phải luôn tìm mọi cách để vin vào những dòng suy nghĩ lạc quan
..."
Theo Phunutoday
20 năm rồi tôi và tình cũ vẫn chưa thôi day dứt về nhau Chúng tôi ở bên nhau lặng lẽ để rồi khi chia tay cả 2 như không muốn cất bước. Có phải tôi đang say nắng khi kỷ niệm mối tình đầu ùa về làm tim tôi nhức nhối. Tôi gần 40 tuổi, tóc đã điểm sương, không còn cái thời tuổi trẻ bồng bột. Tôi từng lên đây chia sẻ chuyện gia đình,...