Vợ chồng chị gái về quê góp 50 triệu cho bố mẹ sửa nhà, cuộc nói chuyện giữa đêm của hai người khiến tôi sốc nặng
Tôi không ngờ anh rể lại xấu tính như thế!
Người lớn trong mắt trẻ là tấm gương để con noi theo, chính vì thế mà việc sống trong môi trường gia đình lành mạnh, tích cực sẽ quyết định rất lớn đến sự thành bại của đứa trẻ về sau. Là một người bố, tôi luôn lấy đó làm kim chỉ nam để sửa mình và dạy con.
Kết hôn đã được 6 năm và có với nhau mụn con, tôi và vợ đến nay vẫn còn sống chung với bố mẹ, chứ chưa có nhà riêng. Tôi là con út trong nhà, trước tôi còn có một anh trai và chị gái, họ đã đều lập gia đình và ra ở riêng.
Có bố mẹ hỗ trợ chăm cháu, vợ chồng tôi rất biết ơn ông bà vì nhờ đó mà chúng tôi có thời gian để cày cuốc, kiếm tiền mua nhà. Cách đây 1 tháng trước, bố mẹ bàn với gia đình tôi về việc sửa lại nhà, vì căn nhà hiện tại đã xuống cấp, cũ kỹ quá rồi. Hôm qua, chị gái và anh rể về quê, họ biếu bố mẹ 50 triệu tiền mặt. Sau đó anh chị không về ngay mà ở lại cùng gia đình trao đổi chuyện sửa nhà.
Đến sáng ngày hôm sau, trong bữa ăn sáng cùng gia đình, con trai tôi bỗng tỏ thái độ khó chịu, không muốn ngồi ăn cơm với cả nhà. Dù tôi có nói thế nào, đứa trẻ cũng không nghe lời, thế là tôi đã lớn tiếng quát con.
- Win, con đã lớn rồi, sắp vào lớp 1 rồi, không còn nhỏ nữa đâu đấy. Con có thấy ông bà, 2 bác và bố mẹ đều đang ngồi ở đây không mà con lại tỏ thái độ mè nheo, khó chịu là muốn gì? Như vậy là không ngoan, không lịch sự đâu đấy nhé!
- Con không thích 2 bác tí nào, con không muốn 2 bác ở đây nữa đâu, bố mẹ có thể bảo 2 bác về lại phố được không?
Trước phản ứng gay gắt của con trai, cả gia đình tôi đứng hình ngơ ngác vì không biết chuyện gì đang xảy ra, tại sao thằng bé lại có thái độ như thế với chị gái và anh rể của tôi.
- Sao thế Win, sao con lại nói như thế với 2 bác?
- Lúc tối khi con đi vệ sinh, con đã nghe hết cả rồi ạ. Bác trai đã nói xấu bố mẹ con, bác trai nói nhà con nghèo, ăn bám ông bà. Bác còn nói nhà con không có tiền cho ông bà sửa nhà. Con rất buồn…
Ảnh minh hoạ
Nói rồi thằng bé oà khóc nức nở. Sau khi nghe con nói, tôi thực sự rất khó chịu trong lòng, tôi không ngờ anh rể mà bấy lâu nay mình vẫn kính trọng lại xấu tính như vậy. Bị cháu trai vạch trần, anh rể xấu hổ im lặng không nói gì. Bố mẹ tôi cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Chị gái vì cảm thấy có lỗi nên đã ngay lập tức dỗ dành, trấn an cháu trai. Chị đã thay mặt anh rể xin lỗi gia đình tôi vì đã để chuyện không hay như thế xảy ra, khiến cho mối quan hệ gia đình sức mẻ. Biết không phải lỗi của chị, vợ chồng tôi cũng không trách gì cả. Bữa ăn sáng của gia đình cũng vì chuyện này mà bị phá vỡ, vợ chồng tôi sau đó đã đưa con trai vào phòng và có một cuộc tâm sự để giúp con giải toả cảm xúc, và hiểu rõ hơn về vấn đề.
Video đang HOT
Dù sao chuyện cũng đã lỡ rồi, nhưng việc người thân trong gia đình mà lại đi nói xấu nhau và để cho trẻ con nghe thấy thế này, tôi nghĩ nó thực sự không tốt chút nào. Có lẽ tình huống này cũng xảy ra trong nhiều gia đình, chứ không riêng gì gia đình tôi…
Tâm sự từ độc giả phanhao…@gmail.com
Tại sao chúng ta không nên nói xấu người khác trước mặt con trẻ?
- Đặt con vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Đối tượng mà người lớn phàn nàn thông thường không phải ai khác lại chính là người thân thiết của trẻ. Điều đó vô tình khiến trẻ phải chịu cảnh đứng ở giữa, giữa lòng tốt và sự hiếu thảo. Khi trẻ lớn lên và nhìn thế giới bằng chính đôi mắt của mình, chúng trở nên không hài lòng với cả hai bên.
- Ảnh hưởng đến việc thiết lập mối quan hệ của trẻ
Satya – một chuyên gia người Mỹ chuyên về các vấn đề gia đình cho biết một người có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của mình thì mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó rất nhiều.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của con cái, không chỉ tính cách mà còn cả quan điểm của chúng về hôn nhân. Việc cha mẹ chê bai nhau sẽ khiến con cái sợ hãi hôn nhân và các mối quan hệ thân mật, đồng thời tạo ra cảm giác mất lòng tin vào người yêu của mình, và sự ngờ vực này đủ để hủy hoại tình yêu và hôn nhân.
- Ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của trẻ
Daniel Goleman đã đề cập: Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa thành công trong cuộc sống.
Một cuộc khảo sát với 750 người giàu ở Mỹ cho thấy những yếu tố hàng đầu đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ là: tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật, chân thành với mọi người và hòa đồng với người khác. Những đặc điểm này còn được gọi là trí tuệ cảm xúc cao.
Nếu trẻ đã quen với việc nói xấu người khác, chúng có thói quen phàn nàn và luôn tìm lỗi ở người khác, dù trẻ có IQ cao nhưng EQ thấp sẽ trở thành vật cản để trẻ có được cuộc sống hạnh phúc.
Tôi 68 tuổi, cháu trai đỗ đại học, tôi định thưởng 70 triệu đồng, con dâu lạnh lùng từ chối: "Không cần tiền của bà!"
Tôi họ Hà, năm nay 68 tuổi. Cháu trai tôi mới đỗ vào một trường đại học danh giá, tôi cảm thấy rất vui mừng.
Ngay khi nhận được cuộc gọi báo tin vui, tôi liền khoe khoang với các chị em bạn bè của mình, đăng liền mấy bài lên mạng xã hội.
Khi cháu vừa nhận được giấy báo trúng tuyển, tôi đã nghĩ ngay đến việc tổ chức một bữa tiệc ăn mừng. Đây là một sự kiện trọng đại của gia đình, nhất định phải tổ chức cho rình rang. Con dâu lại không đồng ý, con không muốn quá phô trương, chỉ muốn cả nhà ăn một bữa cơm là đủ, không cần phải làm cầu kỳ.
Con trai tôn trọng ý kiến của con dâu, nói không tổ chức thì không tổ chức. Trong lòng tôi vẫn không vui, tôi chỉ có mỗi một đứa cháu trai, đỗ vào đại học danh tiếng là một chuyện đáng tự hào, tôi cũng không bắt chúng bỏ tiền, đã nói tất cả chi phí do tôi lo liệu, nhưng con dâu vẫn không đồng ý. Tôi cảm thấy con dâu có ý kiến với tôi, vì chuyện này mà tôi bực mình mấy ngày liền. Sau đó tôi cũng không nhắc lại nữa, chuyện này cứ thế mà qua đi.
Ảnh minh họa.
Ở quê tôi có phong tục khi con cháu trong nhà đỗ đại học thì người lớn trong nhà phải tặng lì xì, đây là lời chúc của bậc trưởng bối dành cho con cháu, mong con cháu học hành giỏi giang, tương lai xán lạn. Tôi định đến nhà con trai để đưa bao lì xì cho cháu nội.
Buổi trưa, tôi gọi điện cho con trai, nói tối nay tôi sẽ đến ăn tối, bảo chúng nhớ chuẩn bị bữa tối. Con trai nói lát nữa sẽ gọi điện cho con dâu bảo con mua những món tôi thích ăn. Nghe vậy tôi rất hài lòng, khoảng 4h chiều, tôi đi ngân hàng rút 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng). Sau khi rút tiền xong, tôi bỏ vào bao lì xì đã chuẩn bị sẵn, như vậy trông lịch sự hơn.
Sau đó, tôi đến nhà con trai.Trên đường đi, tôi gặp một cửa hàng trái cây, thấy trong đó có nhiều loại trái cây ngon, tôi mua một ít trái cây mà con trai và cháu trai thích ăn.
Khi tôi đến, con dâu đã chuẩn bị xong bữa tối. Tôi nhìn vào bàn ăn, thấy không có món nào tôi thích, lượng thức ăn cũng không nấu thêm phần của tôi. Tôi không hài lòng nói: "Con ơi, chẳng phải mẹ đã bảo Tiểu Vũ nói với con là chuẩn bị đồ ăn cho mẹ sao? Những món này sợ là không đủ cho 4 người".
Con dâu trả lời: "Mẹ, con trai mẹ không nói với con". Trùng hợp là con dâu vừa nói xong thì con trai về đến nhà. Tôi hỏi con trai: "Tiểu Vũ, con không nói với vợ là mẹ sẽ đến ăn tối sao? Con còn trẻ mà đã hay quên như vậy sao? Bây giờ làm sao đây?"
Nghe tôi trách, con trai không giải thích, chỉ nói: "Mẹ, tất cả là lỗi của con, hôm nay sau khi mẹ gọi điện thì có một đồng nghiệp tìm con, nên con quên gọi cho vợ con. Vậy để con đi mua thêm 2 món". Nói xong, con trai liền ra ngoài mua thức ăn.
Bữa tối hôm đó tôi ăn không ngon, dù 2 món con trai mua đều là món tôi thích, nhưng trong bữa ăn con dâu luôn tỏ ra khó chịu, không nhiệt tình với tôi. Con dâu ăn xong vội vàng đứng dậy, không nói với tôi một câu "mẹ ăn từ từ", thể hiện sự thiếu lễ độ.
Vì con trai và cháu trai, tôi đã nhẫn nhịn. Sau bữa tối, con trai dọn dẹp bát đũa vào bếp rửa, tôi thì tự mình rửa ít trái cây rồi vừa ăn vừa xem TV.
Ảnh minh họa.
Khi con trai rửa bát xong, tôi gọi cháu trai ra, rồi lấy từ trong bao lì xì đã chuẩn bị sẵn, vui vẻ nói với cháu: "Cháu chuẩn bị đi học đại học rồi, bà không biết cháu thích gì nên không chuẩn bị quà. Lì xì này bà tặng cháu, cháu thích gì thì tự mua nhé. Đại học là một chương mới quan trọng, hy vọng cháu sau này sẽ tiếp tục cố gắng, học thêm nhiều kiến thức, sau này có thể tìm được một công việc tốt".
Nói rồi tôi đưa lì xì cho cháu trai, cháu ngập ngừng chưa nhận ngay. Lúc đó con dâu từ trong phòng bước ra, lạnh lùng nói: "Không được nhận".
Tôi không vui nói: "Con có ý gì đây? Tiền này bà cho cháu, đâu phải cho con, con có quyền gì mà từ chối?"
Con dâu lập tức nói: "Không cần bà cho, bà đừng giả bộ tốt bụng, nó là con của tôi, với tư cách là mẹ đương nhiên có quyền từ chối thay. Ngày xưa bà đối xử với tôi thế nào? Giờ già rồi, bắt đầu muốn hòa giải, đâu có dễ dàng như vậy? Ngày xưa tôi không dựa vào bà, bây giờ cũng không cần tiền của bà".
Nói xong con dâu kéo cháu trai ra ngoài đi dạo, con trai lại nói chuyện với tôi thêm một lúc rồi đưa tôi về nhà, còn lì xì 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) của tôi vẫn chưa đưa được cho cháu.
Tôi nghĩ rất nhiều. Tôi và con dâu đã có mâu thuẫn từ lâu. Hồi đó, khi con dâu ở cữ muốn tôi chăm sóc, nhưng tôi không được khỏe nên đã từ chối. Con trai tôi phải thuê một người giúp việc để chăm sóc con dâu ở cữ.
Khoảng nửa tháng sau, có vài người bạn rủ tôi đi du lịch. Lúc đó sức khỏe tôi đã khá hơn và cũng muốn đi chơi, nên đã đồng ý. Con dâu vì thế mà tức giận, nghĩ rằng tôi giả ốm để tìm cớ để không phải chăm sóc con, từ đó thái độ của con dâu đối với tôi lạnh nhạt.
Ảnh minh họa.
Mối quan hệ giữa chúng tôi không chỉ xấu đi vì lý do đó. 10 năm trước, mẹ ruột của con dâu bị bệnh. Khi đó, con trai và con dâu đã tiêu hết số tiền tiết kiệm để chữa bệnh cho bà. Biết chuyện, tôi rất tức giận, vì mẹ ruột của con dâu không chỉ có mình con trai tôi là con rể, sao lại để con trai tôi phải bỏ tiền ra hết. Lúc đó, tôi rất tức giận với con dâu, đã mắng con.
Sau đó, chi phí chữa bệnh của bà thông gia vẫn thiếu một ít. Con dâu muốn hỏi vay tôi 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng), lúc đó tôi đang tức giận nên không đồng ý. Con trai tôi phải mượn thêm bạn bè, sau đó, bà thông gia bệnh quá nặng nên không qua khỏi.
Con dâu đổ lỗi cho tôi về mọi chuyện, cho rằng tất cả sai lầm đều là lỗi của tôi. Tôi nghĩ rằng đó hoàn toàn không phải lỗi của tôi, bệnh của bà thông gia vốn dĩ nặng, rất khó chữa. Con dâu chỉ xem tôi như là nơi trút giận, vì vậy trong những năm qua chúng tôi đã không ít lần cãi nhau.
Tôi biết rằng mình cũng có lỗi, muốn xin lỗi con dâu. Mỗi lần tôi vừa mở miệng, con dâu lại chế nhạo tôi, xem tôi như kẻ thù, vì vậy mối quan hệ giữa chúng tôi đến nay vẫn chưa cải thiện.
Con dâu nói rõ với tôi rằng, con dâu không ngăn cản con trai tôi hiếu thảo với tôi, nhưng con dâu tuyệt đối sẽ không chăm sóc tôi, ngay cả khi tôi ốm đau con dâu cũng sẽ không chăm sóc tôi. Đôi khi tôi tự hỏi rằng, liệu con dâu sẽ mãi không tha thứ cho tôi ư, không cho tôi cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình sao?
Kết quả ADN của cháu trai trùng huyết nhưng con trai không phải cha đứa trẻ, mẹ chồng sốc ngất biết sự thật Tôi cùng chồng quyết định sau này khi con lớn lên sẽ nói với con về người cha ruột của nó. Ngày trước từng có người nhìn chỉ tay của tôi rồi phán đời này đường tình duyên của tôi nhiều khổ ải lắm. Tôi nghe nhưng không tin vì nghĩ số phận là nằm trong tay mình, tình duyên tốt hay xấu...