Vợ chồng câm kể khổ chuyện nâng đường chống ngập
Tôi viết ra giấy: “Sống như vầy có khổ không?”. Ông Vực lấy viết gạch dưới chữ “sống” và “khổ”. Rồi như sợ tôi chưa hiểu, ông tiếp tục khoanh tròn chữ “sống” và “khổ”…
Trong 8.000 hộ dân bị thiệt hại bởi các dự án nâng đường, nâng hẻm chống ngập trên địa bàn TP.HCM, có một gia đình khá đặc biệt vì cả hai vợ chồng đều bị câm. Họ là chủ nhân căn nhà 796 Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6.
Do không bày tỏ được những bức xúc bằng lời nên khi tiếp xúc với chúng tôi, họ chỉ biết ra hiệu bằng tay và trao đổi vài ba chuyện bằng cách viết ra giấy.
Tôi ghi ra giấy hỏi: “Chú tên gì?”. Ông chủ căn nhà trũng thấp viết: “Họ và tên: Vũ Văn Vực”. Tôi ghi tiếp: “Vợ chú tên gì?”. Ông Vực viết: “Trần Thị Thu Hương”.
Tôi chỉ cái nền nhà thấp hơn mặt đường cả mét, ghi ra giấy hỏi: “Sống như vầy có khổ không?”. Ông Vực lấy viết gạch dưới chữ “sống” và “khổ”. Rồi như sợ tôi chưa hiểu, ông tiếp tục khoanh tròn chữ “sống” và “khổ”.
Do vốn chữ có hạn nên viết tới đây ông Vực phải dẫn tôi vào trong nhà và dùng tay ra hiệu, diễn tả cảnh đường nâng cao cả mét khiến bàn thờ nhà ông thấp xuống, đi muốn đụng đầu, mỗi khi ra vào nhà rất khó khăn.
Tôi lại chỉ mấy chiếc xe để trên lề đường, ra dấu hỏi: “Có dắt xe ra vào nhà được không?”. Ông Vực lắc đầu ra hiệu không thể dắt được.
Tôi tiếp tục vừa ghi ra giấy vừa ra dấu hỏi: “Để xe ngoài đường lỡ bị trộm thì sao?”. Ông Vực lấy xích khóa ra hiệu: “Phải dùng khóa khóa lại”.
Video đang HOT
“Kẻ trộm có thể bẻ khóa như chơi?” – tôi lại vừa ghi ra giấy và ra dấu hỏi. Hiểu ngay được ý của tôi, ông Vực chỉ con chó và ra hiệu – ý muốn nói nhờ có con chó canh giữ. Rồi ông cười vui vẻ, giơ ngón tay cái lên như muốn nói: “Con chó này số một, nhờ nó bớt sợ mất xe”.
Tôi lại ghi ra giấy hỏi: “Sao không sửa nhà?”. Ông Vực dùng tay ra dấu ý nói không có tiền.
Cũng giống như hoàn cảnh của hàng ngàn hộ dân nghèo bị thiệt hại bởi các dự án nâng đường ở TP.HCM, hiện vợ chồng ông Vực cũng đang rất trông mong được Nhà nước hỗ trợ, cho vay tiền để sửa chữa nhà của mình.
Ông Vực buồn rầu với căn nhà trũng thấp sau khi đường được nâng cao.
Ông Vực ra dấu muốn nói đường nâng cao cả mét nên nhà thấp trũng xuống, rất khổ sở.
Xe máy không dắt vào nhà được, phải để ngoài đường và dùng xích khóa lại.
Nhờ có con chó canh nên ông Vực bớt lo xe bị mất cắp.
Khi được hỏi sống có khổ không, ông Vực khoanh tròn chữ “sống” và “khổ” .
Vợ chồng ông Vực đang trông mong được hỗ trợ tiền để sửa lại nhà.
Theo Trung Thanh ( Pháp luật TPHCM)
Hai người con hiến gan để cứu cha mẹ
Trong 2 ngày 10 và 11.10, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện 2 ca ghép gan từ người cho sống, bước đầu kết quả tương đối khả quan.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết cả hai ca ghép gan đều là do con của bệnh nhân hiến tặng. Sau ca mổ kéo dài hơn 10 tiếng, cả 2 bệnh nhân bước đầu tỉnh táo, đang nằm ở phòng hồi sức cách li, được theo dõi và chăm sóc nghiêm ngặt.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất là bà L.T.P.M (66 tuổi, ngụ TP.HCM) bị ung thư gan, xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm viêm gan siêu vi C, có khối to khoảng 3,5cm, người cho gan là con trai lớn (37 tuổi) của bệnh nhân. Ca thứ hai là ông H.T (60 tuổi, ngụ tại Bến Tre) được chẩn đoán là ung thư gan, xơ gan, nhiễm viêm gan siêu vi B, người cho gan cũng là con trai (32 tuổi) của bệnh nhân.
Ca mổ ghép gan được thực hiện trong 2 ngày 10 và 11.10
Cả 2 ca phẫu thuật nói trên được thực hiện bởi ê kíp bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy với các chuyên gia của Trung tâm Ghép gan của Bệnh viện Asan (Seoul - Hàn Quốc).
"Do đây là ca ghép gan được thực hiện trên người cho sống, ngoài việc chăm sóc cho 2 bệnh nhân nhân gan, các bác sĩ cũng hết sức chú ý đến người cho gan. Hiện sức khỏe sau mổ lấy gan khá ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới", bác sĩ Thảo cho biết thêm.
Được biết, từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện chợ Rẫy đã thực hiện được 6 ca ghép gan, trong đó có 5 ca ghép gan từ người cho sống, 1 ca ghép gan từ người chết não. Ngoài ra, Bệnh viện Chợ Rẫy còn chuyển khối tạng ghép (tim, phổi...) từ 2 ca chết não để ghép tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 950 hồ sơ hiến tạng và đang có chiều hướng gia tăng.
Theo Danviet
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương: 51% tai nạn do buồn ngủ Thêm một vụ TNGT nghiêm trọng trên đường cao tốc TP HCM-Trung Lương khi chiếc xe tải 10 tấn lao thẳng vào cabin... Cục quản lý đường cao tốc đang tiến hành lắp các tấm chống chói kết hợp với phản quang để đảm bảo an toàn giao thông vào ban đêm Sáng 8/10, thêm một vụ TNGT nghiêm trọng trên đường cao...