Vợ chồng bà lão trúng số độc đắc chưa biết tiêu 3,4 tỷ thế nào
Những ngày qua, người dân khối phố Hồng Lư rộn ràng hẳn khi nghe tin bà Mẫn bán cá ở chợ Tam Kỳ trúng giải độc đắc với số tiền 3,4 tỉ đồng. Dù đây không phải là lần đầu tiên trúng giải đặc biệt, nhưng “lộc trời” lần này quá lớn lại đến một cách vô cùng bất ngờ khiến hai vợ chồng già chẳng biết phải sử dụng số tiền “khủng” này như thế nào…
Vận may của vợ chồng bà lão bán cá
Tìm về căn nhà cũ nát ở cuối phố Hồng Lư (P. Hòa Hương, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam), chúng tôi gặp ông Trịnh Ngọc ánh, chồng của người đàn bà may mắn. Gia đình bà Mẫn “nổi tiếng” là một trong những hộ nghèo nhất ở khu vực này. Bà Mẫn (54 tuổi) bán cá ở góc chợ Tam Kỳ, kiếm những đồng tiền lời ít ỏi để mưu sinh hàng ngày. Không chỉ vậy, bà còn là người nhân hậu, thấy những người tật nguyền đi qua bán vé số bà thường mua giúp một vài tờ, như lời bà chia sẻ: “Mình thương nhau để sống với nhau”.
Bà Mẫn cho biết: “Vào sáng thứ Sáu tuần trước, bà cùng cô con dâu đi lên chợ Tam Kỳ bán cá như mọi khi. Lâu nay tôi chỉ mua một hoặc hai tờ vé số giúp người ta thôi. Nhưng không biết “bà nhập” thế nào mà sáng đó, bà bán vé số cầm bốn tờ vé số Gia Lai đi lại chỗ tôi, ép tôi mua hết cả bốn tờ. Tôi nói vui, “chơi” luôn bốn tờ chắc chiều nay trúng lấy tiền trả nợ… Bán cá xong, tôi đi ra về thì có một người thanh niên cũng bán vé số cầm hai tờ vé số nói: “Cô mua giúp con hai tờ còn lại luôn”… Thấy vậy tôi mua luôn hai tờ nữa, tất cả sáu tờ. Không ngờ trúng luôn sáu tờ, trong đó hai tờ giải độc đắc và bốn tờ giải phụ độc đắc”.
Nói về chuyện có phải ông bà mua số để cầu mong ngày trúng hay không, ông ánh cười: “Chú thiệt biết đùa, mình tương thân tương ái. Có lúc bà nhà bác mua số xong để đó cả tháng trời có dò đâu”. Có lẽ chính sự nhân hậu của vợ chồng ông bà bán cá đã mang lại sự may mắn cho họ, rồi cũng nhận được lộc mà theo ông ánh: “Mình ăn ở có đức, luôn nghĩ cho người khác nên bây giờ được bề trên cho lộc để sống tuổi già”.
Nghe bà con hàng xóm xôn xao, kể từ khi bà Mẫn trúng số bà bỏ luôn chợ cá. Gặp ông ánh chúng tôi mới biết bà vốn mang bệnh phong thấp, hễ trái gió trở trời là bà đau ốm nằm liệt giường. Trò chuyện với chúng tôi mà đôi mắt ông cứ liếc nhìn người vợ tội nghiệp bị bệnh tật giày vò ở góc giường. Kể về cuộc sống của mình ông cho biết, gia đình ông vốn nghèo khổ từ bao đời, cái nghèo cái khổ không phải vì ham chơi nhác làm mà có lẽ vì chưa hợp thời vận. Bôn ba khắp nơi, ông bà mưu sinh, rời bỏ quê hương lên vùng kinh tế mới tại Kon Tum, nhưng rồi vùng kinh tế mới cũng không giúp được gia đình ông vượt qua cái nghèo.
Được tám năm thì gia đình ông lại kéo nhau về quê và nhận được sự hỗ trợ của địa phương là năm triệu đồng. Từ số tiền được hỗ trợ, ông ánh sắm cho mình chiếc xe đạp thồ để đi buôn lúa, còn bà Mẫn thì lấy một ít làm vốn mua cá rồi đi bán lại kiếm tiền lời ở khu chợ nhỏ. Dù cật lực lao động, nhưng ông bà Mẫn cũng không thể lo đủ cho sáu đứa con. Đứa phải bỏ học sớm, đứa làm thuê làm mướn, cũng may, tất cả các con ông bà đều nên người, đều được dựng vợ gả chồng, chăm lo làm ăn trong sự tự hào của đôi vợ chồng già và bà con xóm làng.
Tiếp chuyện ông ánh kể: “Thời đó gia đình tôi cũng nợ nần nhiều lắm, làm vất vả cũng chỉ đủ nuôi miệng chứ không thể tích lũy được để trả nợ. Nhưng rồi đến năm 1993, bà nhà tôi mua vé số may mắn trúng số đặc biệt là 25 triệu đồng. Chúng tôi lấy một ít đi trả nợ, còn lại 20 triệu đồng dành để xây căn nhà cấp bốn. Nhờ số tiền đó gia đình tôi thoát khỏi cảnh nợ nần và con cái cũng đã có nhà để ở”. Có nhà ở, trả được nợ nhưng hai vợ chồng nghèo cũng chỉ là những tiểu thương thật thà chất phác, kiếm sống lương thiện, cuộc sống vẫn chật vật. ông kể: “Tôi chạy xe thồ mỗi khi gặp những người nghèo khổ tôi cũng lấy giá rẻ hơn”.
Khu chợ cá Tam Kỳ, nơi bà Mẫn buôn bán.
Video đang HOT
Chợ Tam Kỳ rộn ràng kẻ bán người mua, chúng tôi tìm đến khu chợ cá của bà lão nghèo. Chị Hiền (bạn buôn với bà Mẫn) chân thành chia sẻ: “Bà ấy buôn bán ngoài chợ lâu nay được mọi người thương lắm. Tính bà hay thương người nên thường bán rẻ cho nhiều người, hay đôi khi chấp nhận lỗ vốn. Bọn tui hay nói bà thì bà cười rồi bảo: “Mình làm phước cho cháu con”. Mỗi khi gặp những người khuyết tật đi bán rong ở chợ bà cũng thường mua đồ giúp họ”.
Bà Hai Lành (bán bún bên cạnh) cũng lên tiếng: “Có lẽ chính vì lối sống biết cho đi ấy mà ông trời cảm thương cho bà lão hiền lành thật thà, nên phù hộ hai lần trúng số độc đắc, để ông bà được sống những ngày đầy đủ cuối đời, bù lại cho quãng đời lam lũ”.
Không giữ cho riêng mình
Ngày thứ Sáu may mắn, biết mình trúng số với khoản tiền lớn, ông bà Mẫn vui mừng báo tin cho mọi người và con cháu biết để cùng chia vui. Vậy là ông không còn phải lo về khoản tiền chữa bệnh cho bà Mẫn và có thể sửa lại căn nhà đã mục nát. Chị Thanh (38 tuổi) hàng xóm vui vẻ cho biết: “ông bà ấy vui tính mà nhân hậu lắm. Nghe nói trúng số là bà làm phước cho tiền mấy người bán số rồi đặt lễ ở chùa nữa”.
Cầm số tiền lớn trong tay, ông bà Mẫn không cất giữ cho riêng mình mà vẫn luôn nghĩ đến cho những người nghèo khác, ông ánh nói: “Trong xã hội này còn nhiều người nghèo lắm, mình không thể giúp họ thoát nghèo, nhưng mình có thể giúp họ được phần nào để bớt khổ. Có được số tiền lớn thế này mình phải biết chia sẻ chứ không thể giữ cho riêng mình được”.
Ông Ánh trao đổi với PV.
ông Ánh trăn trở: “Tôi biết có nhiều trường hợp bố mẹ trúng được khoản tiền lớn thì con cái lại xâu xé tranh giành số. Cũng có trường hợp con cái ngược đãi bố mẹ để cướp tiền làm của riêng. Vì vậy lần trúng độc đắc này, tôi sẽ nghỉ chơi vé số luôn. Tôi đem tiền trúng độc đắc hơn 3 tỉ đồng này chia đều cho sáu đứa con. Một phần sẽ dành để sửa lại căn nhà cũ và chữa bệnh cho bà Mẫn. Số còn lại làm từ thiện cho bà con hàng xóm và cúng vào chùa để tạ ơn”.
Nằm trong buồng, dù rất mệt mỏi vì bệnh tật nhưng bà Mẫn vẫn nói vọng ra: “Lão còn khỏe, lão đi bán cá nuôi gia đình, chứ không mơ màng gì chuyện hưởng phúc, hưởng lộc trời đâu chú nhà báo”. Nghe vợ mình nói vậy, ông ánh gật gù cười hà hà. ông hiểu người vợ đầu gối tay ấp với mình suốt bao năm bà sẽ cố khoẻ để tiếp tục làm việc nuôi gia đình. Còn ông, chúng tôi tin rằng, với trái tim nhân hậu, đôi chân không mệt mỏi trên hành trình chở thóc, chở gạo cho bà con tiểu thương chợ Tam Kỳ, ông lại tiếp tục sửa lại nhà cho ấm áp, bớt dột mùa mưa lũ, cho bà Mẫn đi khám bệnh, cho cháu ăn học, giúp bà con nghèo bớt khổ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Hồng Phát, khối trưởng khối phố Hồng Lư cho biết: “Chính quyền địa phương xác nhận có vụ việc trên và đã cử người trợ giúp gia đình bà Mẫn trong việc sử dụng số tiền này. Đặc biệt là khoản tiền gia đình dành tham gia ủng hộ và giúp đỡ bà con trong khối cũng như hỗ trợ các cháu thiếu nhi nhân dịp trung thu này”.
Theo Tri Thức
Kiện vì không được trả thưởng trúng số
Thời hạn lãnh thưởng cuối cùng rơi vào ngày cuối tuần nên khách hàng đã bị Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long từ chối trả thưởng vào hôm sau vì quá hạn 1 ngày.
Chiều 30/7, anh Lý Hùng Phú (ngụ thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) cho biết đang thực hiện các thủ tục khởi kiện Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết (XSKT) Vĩnh Long (gọi tắt là Công ty XSKT Vĩnh Long) để yêu cầu chi trả giải thưởng đối với tờ vé số trúng thưởng của anh.
Khách hàng buộc phải biết quy định
Theo anh Phú trình bày, ngày 20/6, anh được người bán vé số mời mua một tờ vé số Vĩnh Long. Do bận nhiều công việc, anh quên chuyện đã mua tờ vé số đó.
Ngày 20/7, vô tình kiểm tra bóp, anh phát hiện tờ vé số có dãy số 585212 đã trúng giải khuyến khích trị giá 6 triệu đồng. Thấy thời hạn lãnh giải hết trong ngày, anh Phú vội chạy đến một đại lý vé số ở thị trấn để đổi. Người của đại lý thừa nhận tờ vé số trên đã trúng giải khuyến khích nhưng nói anh Phú chờ đến hôm sau vì ngày chủ nhật, công ty không làm việc. Anh Phú gọi điện lên Công ty XSKT Vĩnh Long hỏi thì được bảo vệ hướng dẫn hôm sau lên làm việc vì công ty nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Anh Phú với tờ vé số trúng giải khuyến khích nhưng không được trả thưởng Ảnh: NGÂN PHƯỢNG
Sáng 21/7, đại lý điện thoại báo công ty từ chối trả thưởng vì đã quá hạn 1 ngày. Nhận lại tờ vé số, anh Phú tức tốc chạy lên công ty để hỏi rõ vụ việc. Tại đây, nhân viên bộ phận trả thưởng cho biết lãnh đạo công ty từ chối trả thưởng vì đã quá thời hạn quy định. Bà Nguyễn Kim Ánh - Trưởng Phòng Trả thưởng, thủ quỹ của Công ty XSKT Vĩnh Long - cho biết căn cứ Thông tư số 75/2013 của Bộ Tài chính, Công ty XSKT Vĩnh Long đã ban hành thể lệ tham gia dự thưởng xổ số truyền thống vào tháng 9-2013. Theo đó, thời hạn lãnh thưởng, trả thưởng không quá 30 ngày kể từ ngày mở số. Nếu kéo dài thời gian trả thưởng, công ty sẽ bị phạt. Vì vậy, những trường hợp trúng thưởng quá hạn lãnh giải thì công ty không giải quyết dù thời hạn cuối cùng rơi vào ngày cuối tuần. "Đó là quy định chung, khách hàng khi mua vé số phải biết để chủ động thời gian đến nhận thưởng" - bà Ánh lý giải.
Anh Phú bức xúc: "Họ bảo tôi đến trễ hạn nên không trả thưởng là không đúng. Ngày 20/7, tôi đã liên hệ với đại lý và công ty để lãnh thưởng nhưng không được giải quyết do rơi vào ngày chủ nhật. Rõ ràng, phía công ty không quy định thời hạn 30 ngày bao gồm cả ngày thứ bảy, chủ nhật trên tờ vé số để khách hàng biết mà đi lãnh thưởng sớm hơn. Do vậy, trách nhiệm này thuộc về công ty chứ không phải khách hàng".
Cũng theo anh Phú, không phải vì 6 triệu đồng mà anh tốn công đi khởi kiện. Anh chỉ muốn Công ty XSKT Vĩnh Long và các ngành chức năng có liên quan phải có những quy định rõ ràng hơn để không làm ảnh hưởng đến khách hàng.
Quá cứng nhắc
Ông Nguyễn Thành Nhân, chủ đại lý vé số Thành Nhân ở TP Cần Thơ, cho biết do 4-5 ngày các đại lý mới lên giao dịch với công ty một lần để lãnh vé số mới về phân phối, vì vậy các đại lý thường không đổi thưởng khi vé số còn khoảng 5 ngày hết hạn. "Tuy nhiên, việc Công ty XSKT Vĩnh Long trực tiếp từ chối trả thưởng là quá cứng nhắc. Trên thực tế, dù thời hạn lãnh giải trong vòng 30 ngày nhưng nhiều công ty XSKT vẫn linh động chấp nhận cho trễ thêm 1 ngày" - ông Nhân nói.
Còn theo ông Trần Văn Bảnh, chủ một đại lý vé số ở Cà Mau, dù công ty có chấp nhận đổi thưởng cho khách hàng trong trường hợp này vẫn không sợ phá quy định vì thời hạn 30 ngày chỉ là một quy định tương đối. "Người trúng giải đã đến đại lý để đổi thưởng trong thời hạn 30 ngày nhưng hôm đó là chủ nhật, công ty xổ số không làm việc. Cũng liên quan đến việc đổi vé số trúng thưởng bị rách, không rõ số..., một số công ty xổ số có thể gia hạn giải quyết đến 60 ngày (nếu không có người khác đến đổi thưởng) để quyết định đổi thưởng cho người trúng giải khi xác định đó là vé số thật" - ông Bảnh cho biết.
Đồng quan điểm, giám đốc một công ty XSKT ở ĐBSCL (đề nghị không nêu tên) cho rằng việc từ chối trả thưởng trong trường hợp này là không thấu tình đạt lý. "Nếu công ty vẫn giữ nguyên quan điểm không trả thưởng thì tất yếu sẽ làm mất đi niềm tin nơi khách hàng. Lúc đó, chính công ty mới là người bị thiệt" - vị giám đốc này phân tích.
Hai bên có thể thương thảo
Theo luật sư Huỳnh Cao Lực (Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau), nếu phía sau tờ vé số in dòng chữ "thời hạn 30 ngày..." mà không mở ngoặc thêm (không kể ngày lễ, chủ nhật...) thì mặc định là tính luôn các ngày nghỉ lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật. "Trong trường hợp anh Phú, anh có thể thương thảo với đơn vị trả thưởng hoặc làm đơn trình bày việc không đến đổi thưởng trước hạn định là bất khả kháng (bị thất lạc vé trúng thưởng, mang theo ra nước ngoài...). Trường hợp này, công ty xổ số và khách hàng hoàn toàn có thể linh động xử lý. Nếu đưa ra pháp luật, khách hàng thiệt thòi mà uy tín thương hiệu của công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ" - luật sư Lực nói. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hòa Thuận (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng căn cứ Bộ Luật Dân sự thì thời hiệu trả thưởng cho tờ vé số trúng thưởng của anh Phú vẫn còn do ngày hết hạn trao thưởng rơi vào chủ nhật, ngày mà Công ty XSKT Vĩnh Long nghỉ làm việc.
Theo Công Tuấn - Ngân Phượng - Duy Nhân
Người lao động
Hành trình làm lại cuộc đời của bị người tù tội vì trúng số Trúng 4 tờ vé số, người đàn ông ấy từng tiêu tiền không tiếc tay, sẵn sàng "nuôi báo cô" nhiều "ông bạn vàng" đến nhà ăn ở, tá túc. Thời gian trôi qua, "lộc trời" rồi cũng tiêu tan hết, trong khi vị "đại gia" xổ số thì vẫn quen thói ăn tiêu không cần suy nghĩ. Như hệ quả tất yếu,...