Vợ chim cu, chồng diều hâu
Chỉ cần anh quắc mắt, chị đã thấy sợ rồi.
Sợ chồng đến “mất mật”
Vừa về tới cơ quan, My đã hớt hải: “Trang ơi, tớ làm mất cái máy tính ở quán cà phê đó rồi. Qua đấy tìm thì người ta bảo không thấy. Có gì tớ nói Trang mượn làm mất nhé?”
Cô bạn giãy nảy: “Điên à? Tại sao chứ?”
“Giờ Hoàn mà biết, anh ấy giết tớ chết”. My ngồi phịch xuống ghế, mặt tái nhợt khi cô bạn không chịu giúp.
Đây không phải lần đầu My nói dối chồng. Bản thân chị cũng biết mình sợ chồng. Chị toàn phải nói dối chồng hết lần này tới lần khác mà toàn chuyện vặt vãnh.
Trang chơi thân với My từ hồi học đại học. Nhưng cô không tưởng tượng nổi bạn mình – một cô nàng quyết liệt, đanh đá lại e sợ trước anh chồng.
Một lần hai gia đình tổ chức ăn uống ra mắt chồng mới cưới của Trang, sau buổi đi ăn đó, đùi Trang tím bầm. Nguyên nhân là cô cứ nói ra điều gì là y như rằng My ngồi cạnh lại “bấu” cho đau điếng vì tội “nói linh tinh”.
Những chuyện buổi trưa, hai người ra ngoài ăn gì ở đâu, My yêu cầu Trang phải “tuyệt mật, anh ấy mà biết tớ suốt ngày đi thì giết tớ chết”.
Chỉ cần anh quắc mắt, chị đã thấy sợ rồi (Ảnh minh họa)
Rồi đến chuyện, con bé con nhà anh chị dù đã 4 tuổi rồi nhưng việc được ra đường chơi lại vô cùng hiếm. Dù chị muốn đưa con bé đi sang nhà ngoại chơi mà anh Hoàn lắc vì sợ…bụi thì chị cũng chẳng làm khác được
Video đang HOT
Tóm lại, từ việc lớn tới viếc bé xíu, My cũng phải hỏi ý chồng. My bảo: “Nếu làm trái ý, anh ấy sẽ chửi mắng ầm nhà lên cho xem. Tớ nghĩ tới là đã sợ rồi”. Nhiều khi My tự ví mình như con chim cu, còn chồng như con diều hâu…
Phát khóc vì chồng gia trưởng
Trường hợp của Tâm còn bi đát hơn. Trong mắt mọi người, chị là người đàn bà an nhàn, “sướng vì có chồng như anh Tiệp”. Bởi chồng chị kiếm tiền tốt nhất nhà.
Do sinh hai đứa con không có kế hoạch, chị đành bỏ dở công việc đang làm để ở nhà chăm chồng con. Sau khi con lớn khôn, kiến thức học tập của chị lại bị mai một, chị đành ở nhà mở cửa hàng may vừa để đỡ buồn vừa để kiếm đồng ra đồng vào. Còn anh Tiệp lại là trưởng phòng kế toán của một tập đoàn nọ.
Một ngày Tâm khóc như mưa, gặng hỏi mãi chị mới tâm sự, trong khi chị bò ra làm việc nhà, toàn thân uể oải, chưa nhiều tuổi, chị đã bị thấp khớp vậy mà anh chồng vẫn vô tư, hồn nhiên ngồi chat chit, chơi game.
Anh Tiệp còn nói rằng “Việc nhà là trách nhiệm của em!”. Rồi anh nói anh coi thường những công việc của chị. Mẹ chị đã từng dặn trước khi lấy chồng rằng “chồng con là đứa cực kỳ gia trưởng” giờ chị mới thấm thía!
Anh ghét sự chờ đợi, ghét thấy sự việc ở trạng thái “đang hoàn thành”. Với anh, mọi việc đều phải ở trạng thái hoàn hảo, nhà không được có một vệt bụi, vợ con phải tinh tươm khi anh bước chân vào cửa.
Anh về, mâm cơm phải được dọn sẵn, có vợ con ngồi đợi. Có lần, thấy con đói bụng, chị cho con ăn để chúng học bài, anh đã mắng chị nuông chiều con cái, dạy cho chúng cách coi thường bố.
Nhưng sự thật, cái giờ giấc của anh lại chẳng theo một quy luật nào, khi thì 6 giờ tối, lúc lại 8, 9 giờ anh mới về nhà. Anh bận bịu hết khách này đến đối tác nọ…
Nhiều khi 3 mẹ con đói meo chờ cơm anh đến 9 giờ tối.
Cả tháng chị không bước chân ra khỏi nhà, nhưng anh vẫn ghen tuông. Ngày nào anh cũng gọi điện thoại bàn mấy lượt để kiểm tra xem chị có ở nhà không.
Rồi anh lại tra khảo các con, xem có bao che cho mẹ không… Đứa con nhỏ và chị cứ ngồi im mỗi tối cho anh chì chiết, chứ đứa con lớn cứ thoái thác lấy cớ nhiều bài vở, hoặc mai có bài kiểm tra để lên phòng.
Cuối tuần vừa rồi, mẹ chị bị ốm nặng. Chị gọi điện cho chồng từ sáng không được, chị sắp xếp công việc để về quê. Chị dặn đứa lớn nấu nướng cho em ăn, rồi chờ bố mẹ về…
Mẹ đỡ mệt, chị bắt chuyến xe về nhà. Vừa bước chân vào cửa, chị đã thấy anh mặt mũi hầm hầm, thì ra anh gọi điện về nhà mấy lần không gặp chị, đứa lớn trả lời mẹ đi công việc.
Anh quát vào mặt chị: “Cô đi đâu mà bỏ bê chồng con cả ngày, chỉ có đi ngoại tình thì mới xơ xác thế kia chứ? Đồ đàn bà không đàng hoàng. Đúng là phải làm chuyện gì mờ ám mới tắt cả di động thế kia?”.
Mặc cho chị nói mẹ bị ốm, điện thoại hết pin lúc nào chị cũng không biết, chứ chẳng đi với ai, anh vẫn một mực không tin. Chị mệt mỏi, bỏ về phòng, anh còn chạy theo giữ chặt tay chị…
Rồi một ngày, trời mưa to gió lớn, con út của anh chị bị sốt cao. Thật không may là đúng vào hôm sinh nhật bố chồng. 7 giờ tối chồng gọi điện bảo về nhà ông bà nội liên hoan. Trong khi nhà chị và nhà ông bà cách nhau gần 15 cây số.
Chị hoảng hốt, nhà thì xa, con thì sốt. Chị phân bua và xin chồng khi nào con khỏe sẽ về để mừng bố.
Chồng quắc mắt, không chịu. Mặc chị có van xin thế nào, anh cũng đùng đùng bế hai con đi. Thế là chị đành vác ô, lếch thếch đi theo, nước mắt lưng tròng. Đêm đó, khi trở về nhà, đã hơn 12 giờ. Đứa bé bị lạnh càng sốt cao. Chị trách chồng sao vô tâm, độc đoán.
Sáng hôm sau, chị nói chuyện với anh: “Nếu mẹ con em không làm anh vui, em đồng ý để anh đi lấy người khác, chỉ xin anh cho em được nuôi hai con…”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vung tiền triệu mua thực phẩm "xịn" cho con
Không tiếc tiền mua các thực phẩm "xịn" và đắt tiền để đầu tư cho con khỏe mạnh, giỏi giang, là thói quen của nhiều gia đình trẻ khi chăm con hiện nay.
"Tất cả vì con em chúng ta"
Vừa bước chân đến cửa nhà Mai Hoa, 27 tuổi (Khối Độc Lập, Vạn Phúc, HN) đã nghe thấy tiếng chị Hoa quát mắng con om sòm: "Lại nôn trớ nữa rồi. Xót tiền của tôi quá. Con ơi là con!"
Vì là em họ hay thường xuyên đến nhà chị nên tôi cũng chẳng mấy lạ lẫm với "điệp khúc muôn thuở" nhồi nhét con ăn này. Thấy tôi bước vào, chị Hoa vừa bế con lên lau nước mắt vừa phân trần: "Đấy, có con nhỏ là khổ thế. Tốn tiến tốn của vẫn phải chăm, chỉ mong nó "mau ăn chóng lớn..."
Kinh tế nhà Hoa rất khá và ổn định. Thêm nữa, Dũng (tên con trai chị Hoa) là con một nên càng được chị chăm lo từ A-Z. Ngay từ ngày Dũng mới được 9 tháng tuổi, vợ chồng chị đã mạnh dạn cho ăn tổ yến. Mặc dù cân nặng và chiều cao của Dũng vẫn đủ tiêu chuẩn, nhưng lúc nào anh chị cũng muốn Dũng khỏe mạnh và thông minh hơn nữa.
Nghe bạn bè có con nhỏ mách cách chăm con bằng ăn tổ yến, mỗi tháng chị Hoa cũng chịu khó bỏ ra 15 triệu đồng nhờ người thân ở Khánh Hòa mua 1 lạng yến cho Dũng bồi bổ.
Nhiều gia đình trẻ không ngại chi 15 triệu đồng/tháng mua 1 lạng yến cho con bồi bổ (Ảnh minh họa)
Giá tổ yến đắt đỏ là vậy, nhưng tuần nào chị Hoa cũng cắt 1 tổ thành 4 phần, rồi chưng đường phèn cho con ăn. Lúc Dũng ăn ngon miệng thì không sao, nhưng hôm Dũng ăn xong bát yến mà trớ hết thì cô nổi trận lôi đình vì "đi tong vài trăm ngàn".
"Trước đây, giá yến huyết chỉ khoảng 12 triệu/lạng. Nhưng mấy năm nay, tăng giá vù vù. Mỗi lần cho con ăn là một lần mẹ đau tim vì chỉ sợ con ói ra là xót ruột", Hoa tiếc của nói.
Khi hỏi về việc cho Dũng ăn yến, bà mẹ trẻ này tươi cười bảo: "Con mình ăn yến từ lúc 9 tháng tuổi đến nay, trộm vía con khỏe mạnh, thông minh lắm. Đặc biệt đường hô hấp của con cực tốt. Giờ đã 3 tuổi nhưng con chưa phải sử dụng viên kháng sinh nào".
Cũng tốn kém đủ đường khi nuôi con, anh Bắc, 29 tuổi (Ba Đình, HN) không tiếc tiền mua những thứ bổ dưỡng. Liên Hương, con gái hơn 2 tuổi của anh Bắc, hồi nhỏ rất bụ bẫm.
Thế nhưng 4-5 tháng nay, Hương cứ ốm suốt và toàn mắc bệnh đường hô hấp. Xót ruột, anh Bắc cho con uống các loại vitamin bổ sung, cả thực phẩm chức năng nhưng chưa có tác dụng, con gái vẫn ốm lên ốm xuống.
Một hôm ở công ty, được một người bạn Hàn Quốc mách bảo, ông bố này đã không tiếc tiền triệu mua nước hồng sâm cho con uống. Mỗi năm anh Bắc cho con gái uống thứ nước này 5 đợt. Mỗi đợt, Hương phải uống đủ 3 hộp (15ml x 30 gói).
Được biết, mỗi hộp hồng sâm trẻ em anh thường mua có giá gần 1,3 triệu đồng/hộp. Nhẩm tính ra mỗi đợt cho con uống hồng sâm bồi bổ, gia đình trẻ này cũng phải bỏ ra ngót nghét gần 4 triệu đồng. Mỗi năm, riêng tiền nước hồng sâm cho Hương, anh Bắc đã phải chi ra 20 triệu đồng cả thảy.
"Trộm vía, từ khi cho con gái uống nước hồng sâm cũng thấy thay đổi lắm. Chiều cao và cân nặng của con đều phát triển tốt. Biết thế này tôi cho con uống sâm từ trong bụng mẹ để con to, khỏe, thông minh hơn", mẹ bé Hương cho biết.
Không sính bồi bổ cho con bằng tổ yến, hồng sâm như 2 phụ nữ trẻ trên, Mai Chi, 33 tuổi (Chùa Bộc, HN) lại vất vả săn bằng được cao ngựa bạch để bồi dưỡng 2 con đang tuổi học mẫu giáo và tiểu học. Để 2 con có thêm sức dẻo dai và cao lớn hơn, chị Chi đã tìm mua cao ngựa bạch tận từ Cao Bằng về cho con.
"Nuôi con bây giờ tốn kém đủ đường" (Ảnh minh họa)
Bỏ ra 2 triệu đồng cho 1 lạng cao ngựa bạch "xịn" mỗi tháng, bản thân chị Phương thấy quá đắt đỏ. Nhưng: "Cho bọn trẻ ăn thấy tốt và đỡ luôn bệnh đường hô hấp nên cũng thấy mừng. Con cũng khỏe mạnh hơn hẳn. Nuôi con bây giờ đúng là tốn kém đủ đường".
Trẻ "còi vẫn hoàn còi"
Nuôi con bây giờ tốn kém đủ đường thì ai cũng biết, nhưng ngay cả khi gia đình trẻ có điều kiện mua hết những thực phẩm bổ dưỡng cho con mà "còi vẫn hoàn còi". Nói về điều này, Yến (Nhân viên Ngân hàng chi nhánh Hai Bà Trưng) than thở: "Bản thân em cũng là người mẹ chịu khó chăm sóc con. Thế nhưng sang đến năm con 3 tuổi, chẳng hiểu sao con bắt đầu ốm triền miên".
Thời gian đầu, Yến cũng cố gắng chắt bóp cho tiêu hàng ngày đầu tư cho con ăn yến nhằm tăng sức đề kháng. Nhưng ăn yến huyết hơn 1 năm mà sức đề kháng của Thảo, con gái Yến, chẳng tăng lên. Ngược lại, Thảo vẫn còi và hay ốm. Yến lại quay sang cho con uống các thực phẩm chức năng nhưng cũng không hiệu quả.
Không thấy Thảo đổi khác, cô cho Thảo đi khám bác sĩ dinh dưỡng mới tá hỏa khi bác sĩ kết luận, Thảo bị thừa canxi và vitamin E. "Giờ đang phải cho con uống thuốc điều trị triệu chứng này mà em ân hận quá. Em còn bị nhà nội mắng cho một trận vì tự ý bồi bổ cho con linh tinh. Giờ em cứ cho con ăn uống bình thường, đảm bảo đủ chất thôi".
Việc tự ý dùng những thực phẩm "xịn" này có thể khiến con bị thừa hoặc thiếu chất (Ảnh minh họa)
Nói về việc nhiều gia đình trẻ hiện không tiếc tiền mua thực phẩm bổ bồi dưỡng cho con, chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Bác sĩ cho biết: "Nhiều gia đình trẻ có điều kiện đang rất sính mua thực phẩm đắt tiền bồi dưỡng cho con như tổ yến, hồng sâm, cao ngựa... Nhưng họ không hiểu rằng, việc tự ý dùng những thực phẩm này có thể khiến con bị thừa hoặc thiếu chất. Vì thế, các cháu sẽ không thể phát triển khỏe mạnh như bình thường".
Để bồi dưỡng cho con trẻ đúng cách, bác sĩ Hào khuyến cáo: "Nên cho con đi khám bác sĩ dinh dưỡng trước khi bồi bổ để biết đang thiếu chất gì. Từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho con uống. Tuyệt đối không dùng thực phẩm hay các loại thuốc bổ bừa bãi để tránh hậu quả đáng tiếc cho các bé".
Theo Vietbao
Sửa quy định chỉ bán thịt trong vòng 8 tiếng sau mổ Trước những ý kiến cho rằng thông tư 33 quy định chỉ được bán thịt trong vòng 8 tiếng sau mổ là khó khả thi, Bộ Nông nghiệp hôm qua đã chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần hôm qua...