Vợ chỉ ở nhà trông con còn lén gửi mỗi tháng 3 triệu cho bố mẹ đẻ, bực mình tôi mắng vài câu thì cô ấy ném luôn cuốn sổ ghi chép chi tiêu lên bàn
Nhìn vào những con số nhảy nhót trên cuốn sổ mà tôi không tin vào mắt mình.
Nhà tôi không phải giàu có nhưng cũng có của ăn của để. Tôi lấy vợ năm 32 tuổi. Vợ tôi trẻ, xinh nhưng sức khỏe hơi yếu. Lúc cô ấy chửa nghén quá nên nghỉ việc luôn. Cô ấy sinh xong, công việc của tôi đang phất nên tôi bảo vợ ở nhà chăm con cho cứng cáp. Bố mẹ vợ tôi phản đối vì mất công nuôi con ăn học nhưng trước sự cương quyết của tôi, ông bà phải chấp nhận.
Vợ tôi khéo tay, cơm nước chu đáo ngon lành, chăm con bụ bẫm nên mẹ tôi rất quý. Cuộc sống lẽ ra rất hạnh phúc nhưng thật không may công ty tôi gặp rắc rối. Sau đợt thay máu nhân sự, tôi từ một trưởng phòng phụ trách đấu thầu lại thành thất nghiệp. Chật vật mãi tôi mới xin tạm vào một công ty nhỏ, thu nhập chỉ còn 15 triệu mỗi tháng.
Tôi mắng vợ thất nghiệp còn hoang phí thì nhận được lời đáp trả khó tin. (Ảnh minh họa)
Nhà tôi một vợ hai con, với số tiền ấy chắc vợ tôi phải chi tiêu khéo mới đủ. Tôi vốn không quan tâm chuyện chi tiêu trong nhà, chỉ nhắc vợ tiết kiệm. Hơn 1 năm nay, vợ tôi cũng tập tành buôn bán online. Nói thật, tôi thấy trên mạng lừa đảo nhiều hơn thật, người mua còn ít hơn người bán nên tôi phản đối. Vợ tôi không nghe, còn đi học lớp đào tạo marketing online, có vẻ quyết tâm lắm.
Thế rồi tuần trước tôi cầm máy vợ lướt web thì phát hiện vợ tôi mới chuyển tiền cho bố mẹ đẻ 3 triệu. Đọc tin nhắn của mẹ vợ là tôi hiểu ngay. Từ khi kết hôn, vợ vẫn lén chuyển tiền cho bố mẹ. Đã thế, lúc tôi thất nghiệp khó khăn mất 3 tháng cô ấy cũng không quên nghĩa vụ của con gái ngoan.
Thật không thể chịu nổi. Lúc nào tôi hỏi cô ấy cũng tỏ vẻ thiếu tiền, hóa ra bòn rút của chồng gửi bố mẹ. Bố mẹ đẻ cô ấy còn có anh chị nuôi, việc gì con gái phải lo lắng như thế? Trước đây dư giả thì không sao, giờ mẹ bố mẹ vợ vẫn nhận tiền thì đúng là quá đáng.
Tôi mắng vợ mấy câu để cô ấy biết điều mà dừng lại. Không ngờ, cô ấy vừa khóc vừa ném cuốn sổ chi tiêu lên bàn rồi bảo tôi: “Nếu anh nghĩ em bòn rút của anh để mang về cho bố mẹ đẻ thì anh nhầm rồi đấy”. Nói rồi cô ấy ôm hai đứa con bắt taxi bỏ về ngoại.
Video đang HOT
Cô ấy bỏ đi để lại tôi với nỗi ân hận. (Ảnh minh họa)
Tôi bực mình ra ngoài uống rượu. Sáng hôm sau, tôi lật giở cuốn sổ mới ngỡ ngàng. Trước đây công việc tốt, hàng tháng tôi đưa vợ 35 triệu. Mỗi tháng, cô ấy biếu bố mẹ tôi 5 triệu, biếu bố mẹ đẻ 3 triệu. Vợ tôi lo chi tiền ăn cho cả nhà, tiền thuốc thang cho bố mẹ chồng, tiền quần áo cho chồng con và bố mẹ, thỉnh thoảng còn thấy cho tiền em gái tôi đang học đại học. Chỉ có cô ấy là hầu như không tiêu gì cho bản thân. Số tiền 35 triệu cũng chỉ dư ra dược tầm 5-6 triệu mỗi tháng.
Lúc tôi thất nghiệp sau đó giảm thu nhập, vợ tôi lại là người kiếm được nhiều hơn. Trừ 2 tháng đầu tập tành buôn bán lãi vài triệu, về sau cô ấy kiểm được tới 40 triệu mỗi tháng. Tháng Tết này còn có vẻ khả quan hơn nhiều. Tôi xấu hổ quá, không nói được lời nào.
Vợ tôi đã bỏ về ngoại, ôm theo hai con. Chắc cô ấy giận vì tôi bảo cô ấy: “Đã thất nghiệp còn hoang phí”. Giờ tôi phải làm sao để cô ấy tha thứ mọi người ơi. Tôi thấy mình đúng là người chồng vô tâm. Tôi nói thật tôi tính cũng sĩ diện, không muốn sang nhà ngoại để làm trò cười cho mấy anh em bên vợ.
(ngtrung…@gmail.com)
K.H.O.I
Theo toquoc.vn
Tết là dịp để đàn ông vô tâm với những nỗi khổ này của phụ nữ
Không thể phủ nhận rằng, phụ nữ Việt có nỗi ám ảnh về những ngày Tết. Nhưng điều buồn nhất với họ không phải là nỗi cực ngày Tết, mà là vì người đàn ông vô tâm bên cạnh.
Trong những ngày cận kề Tết, phụ nữ luôn bận rộn với đủ thứ việc không tên trong nhà. Nào là dọn dẹp nhà cửa, cúng bái, chuẩn bị quà cáp... Trong khi đàn ông lại khá nhẹ nhàng với việc thảnh thơi ăn cỗ, nhậu nhẹt...
Phụ nữ của hôm nay có thể khác với phụ nữ của trăm năm trước. Nhưng nỗi cực khổ ngày Tết của phụ nữ thì dù là thời đại nào cũng giống nhau. Vẫn gánh nặng nhà cửa, vẫn tất bật chuẩn bị, vẫn một mình trước sau. Và sự tử tế của đàn ông theo tháng năm cũng không khá lên là bao. Vì sự thật là phụ nữ dù có chồng vẫn sợ Tết, đàn ông dù có vợ vẫn vô tâm khi Tết đến...
Bởi Tết là dịp để đàn ông vô tâm với những nỗi khổ này của phụ nữ.
Ám ảnh việc dọn dẹp
Dọn dẹp nhà cửa là nỗi ám ảnh chỉ của riêng phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet
Năm mới sắp đến, ai cũng nghĩ phải chuẩn bị nhà cửa thật sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng dọn dẹp nhà cửa là nỗi ám ảnh chỉ của riêng phụ nữ. Vì không phải người chồng nào cũng sẵn sàng phụ giúp vợ dọn dẹp từ nhà trước tới nhà sau, từ trong nhà tới ngoài cửa. Có người vợ phải dọn từ trước Tết cả tháng, vì chỉ một mình không ai giúp đỡ. Có người dù có chồng giúp, vẫn "không kịp thở" khi đến giao thừa.
Lo quà Tết cho bên nội ngoại
Đây có thể là nỗi khổ tâm của nhiều phụ nữ có gia đình. Làm sao để quà cáp, tiền biếu cả hai bên hợp lý, không để cha mẹ bên nào quở trách, phiền muộn. Hay chị em ở xa quê, mỗi năm về thăm gia đình cũng đắn đo quà gì, tiền thế nào để vừa không "mang tiếng" keo kiệt với họ hàng, vừa đảm bảo tài chính. Khi chưa lấy chồng nghĩ thì đơn giản, nhưng có chồng rồi mới biết chung quy cũng là vấn đề tiền bạc, nên "đau đầu" chẳng ít.
Sợ nấu nướng, dọn dẹp
Đặc biệt là những nàng dâu trong nhiều gia đình truyền thống, thì chỉ khi tối khuya, đặt lưng xuống giường mới được gọi là "nghỉ Tết - Ảnh minh họa: Internet
Tết là dịp họ hàng quây quần, tiệc tùng liên tiếp. Nấu nướng, tiếp đãi khách, rồi lại dọn dẹp chén bát... thật sự là nỗi ám ảnh của phụ nữ ngày Tết. Vì hầu như ngày Tết nào cũng như thế, thậm chí phụ nữ cũng chẳng có thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa. Đặc biệt là những nàng dâu trong nhiều gia đình truyền thống, thì chỉ khi tối khuya, đặt lưng xuống giường mới được gọi là "nghỉ Tết".
Sợ một mình
Nhiều người chồng vô tâm không có mặt ngày nào ở nhà khi Tết đến. Đặc biệt là vào buổi tối, họ hầu như đều để vợ một mình với mâm cỗ, lau dọn ở nhà mà nhậu nhẹt "thả ga" với họ hàng, bạn bè... Phụ nữ khi ấy vừa cảm thấy mệt mỏi, vừa tủi thân. Vì Tết đến là dịp gia đình sum vầy, nhưng giờ chỉ còn là sự cô đơn khi chồng không thấu hiểu nỗi vất vả, đơn côi của vợ. Nhất là những nàng dâu lấy chồng xa quê, vài năm mới có thể về ăn Tết nhà mẹ đẻ một lần. Dù cố gắng thế nào thì khi ăn Tết ở nhà chồng vẫn có nỗi lòng khó tỏ bày cùng ai. Đến cả chồng cũng bỏ mặc thì thật sự rất khổ tâm.
Nỗi lo tiền bạc
Kỳ thực, Tết là dịp đàn ông vô tâm làm khổ vợ nhiều nhất - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều ông chồng rất hào phóng tiền bạc khi Tết đến xuân về. Họ không ngại "vung" tiền cho họ hàng chỉ để "khoe mẽ" mình có một năm làm việc bội thu. Mà thật sự, người khổ tâm sau đó là những người vợ. Không thể ngăn chồng tiêu pha hoang phí ngày Tết, càng không thể giữ tiền của chồng khi về họ hàng. Họ chỉ còn biết lo lắng chuyện tiêu xài sau Tết, làm sao để đầu năm không thiếu hụt.
Kỳ thực, Tết là dịp đàn ông vô tâm làm khổ vợ nhiều nhất. Thay vì thấu hiểu nỗi lo, nhìn thấy lo lắng của vợ, họ chỉ nghĩ cho bản thân. Một người đàn ông tử tế sẽ cho vợ một cái Tết đúng nghĩa. Dù không tránh được vất vả ngày Tết nhưng họ vẫn cho vợ niềm vui đủ nhiều để hiểu rằng Tết thật sự là dịp để yêu thương và sum vầy.
Phong Kim
Theo phunusuckhoe.vn
Chồng đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành đây rồi: Nhà có 6 người mà chưa hết tháng đã tiêu hết 3 triệu, chả hiểu làm vợ kiểu gì Nguyễn Động bình luận: "Nếu chia ra mỗi người 1 tháng có 500k. Chia ra 1 bữa có 5,5k. Mà giá cả bây giờ mua rau ăn thôi không có cơm đâu". Trên diễn đàn mạng, có không ít topic được các chị em nhắc tới những thói hư tật xấu của các ông chồng như: chồng rượu chè, chồng cờ bạc, chồng...