Vợ cao tay giăng bẫy chồng hám của lạ
Phiên tòa kết thúc, chị Nguyễn Kiều Trinh (Q.3, TP.HCM) ra về với sự hộ tống của ba người bạn. Bên kia anh Nguyễn Minh Tâm, chồng chị, đang phải cố ngăn lại phản ứng quá khích của các anh chị em của anh hướng về chị. Chỉ vì chuyện phân chia tài sản mà họ trở thành kẻ thù của nhau.
Chồng bạc
Chị Trinh kể, tình yêu của chị và anh Tâm trải qua biết bao sóng gió mới đến được với nhau. Ngày đó, chị thuộc hàng tiểu thư gia đình giàu có, còn anh là trai tỉnh lẻ, nhà nghèo lại đông anh em. Vì vậy, ba mẹ chị cương quyết ngăn cản chị đến với anh. Vì yêu anh, chị kiên nhẫn đấu tranh với gia đình. Hơn năm năm yêu anh, chị đã chịu không biết bao nhiêu đòn roi. Không ít lần chị đến nơi hò hẹn với những vết bầm tím trên cơ thể, cả hai ôm nhau khóc, rồi lại thấy yêu nhau hơn. Năm 1989, chị và anh âm thầm đăng ký kết hôn, sau đó vẫn mạnh ai về nhà người ấy ở. Đến khi có thai được ba tháng, sợ gia đình phát hiện, chị bỏ trốn theo anh. Ba mẹ chị tuyên bố từ con gái.
Về với nhau, đồng lương của anh không lo nổi cuộc sống cho hai người. Với số tiền dành dụm từ thời con gái, chị đem ra làm vốn mua bán nhỏ lẻ kiếm sống. Việc mua bán thuận lợi nên cuộc sống cũng đỡ chật vật. Đến khi sinh con, chị khuyên anh bỏ công việc trong nhà máy về phụ chị kinh doanh. Chị giao cho chồng trông coi cửa hàng, lui về chăm con. Được hơn ba tháng, chị tá hỏa khi cửa hàng lãi không có mà tiền vốn còn thâm hụt hơn một nửa. Vưa chăm con gái còn đỏ hỏn, chị vưa chạy vạy làm lại từ đầu. Nhưng mơi gầy dựng lại, giao cho anh, anh lại làm hỏng. Sau nhiều lần thất bại, ngẫm chông không có khiếu mua bán, chị khuyên anh hoán đổi vị trí, thay chị chăm lo trong nhà còn chị bươn chải kiếm tiền. Từ đó một mình chị lèo lái, hết buôn cái này đến bán cái nọ, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Trải qua bao thăng trầm mới đến được với nhau nên chị luôn tin tưởng vào tình yêu của chồng, chưa bao giờ mảy may có ý nghĩ anh sẽ phụ bạc chị. Cho đến một ngày, chị chết lặng khi bắt gặp anh tay trong tay với người phụ nữ khác. Oái oăm, nhân tình của anh lại chính là đứa em nuôi mà chị tận tình giúp đỡ bấy lâu. Dù rất đau nhưng chị giả vờ như không hay biết, vẫn lẳng lặng làm việc, chăm lo cho chồng con. Từng đêm mất ngủ, không cam tâm nhìn tài sản bao năm mình đổ mồ hôi xương máu dành dụm rơi vào tay hai con người phụ bạc, chi âm thầm lên kế hoạch “bẫy” chồng.
Chiếc “bẫy” ngọt ngào
Từ ngày có bồ nhí anh đâm ra ưa chưng diện, thích xài đồ hiệu, xe sang. Nắm được điểm yếu của chồng, chị lên kế hoạch. Hôm ấy, nhân lúc vợ chồng đang trò chuyện vui vẻ, chị thủ thỉ rằng đã biết chuyện anh và cô em nuôi. Chị không một lời oán trách mà còn xin lỗi chông và tự đổ lỗi tại mình ham mê kiếm tiền, bỏ chồng “đói” phải đi “ăn vụng”. Chị khuyên chông chấm dứt với cô em nuôi, hai vợ chồng làm lại từ đầu. Chị còn khéo léo đề nghị sẽ đổi cho anh chiếc xe mới trị giá hơn hai chục cây vàng. Nghe vợ nói bùi tai, anh gật đầu cái rụp, phân bua chỉ vui chơi qua đường với cô em nuôi.
Sau khi mua cho chồng chiếc xe, chị rủ anh đi du lịch. Nhân lúc chồng đang trong tâm trạng vui vẻ, chị tỉ tê chuyện tài sản, khuyên anh nên ký giấy xác nhận tất cả tài sản trong gia đình là của riêng vợ để chị tiện giao dịch làm ăn. Chị còn phân tích là cô em nuôi đang úp mở chuyện bầu bì, lo sợ cô ta sẽ dùng đứa con rơi bòn rút, tranh giành tài sản sẽ khổ cho con chung của anh chị. Cuối cùng, anh chịu ký giấy xác nhận tất cả tài sản trong gia đình đều thuôc sơ hưu của chị, do chị tạo lập bằng tiền có được trước khi kết hôn, anh không tham gia vào việc kinh doanh của vơ.
Chị cười buồn, “Thật lòng tôi chỉ muốn giữ tài sản cho con mình chứ không hề nghĩ đến chuyện ly hôn. Hơn nữa, sau đó anh đã chấm dứt với cô ấy. Nhưng, về sau anh không vợ bé, bồ nhí mà lai thường xuyên qua đêm với gái làng chơi. Có lần, một cô gái bia ôm đến nhà bù lu bù loa răng đã có thai với anh, đòi tiền cấp dưỡng. Tôi chìa tờ giấy ra bảo anh không có cái gì ngoài cái xác, cần thì cứ mang đi tôi đỡ tốn cơm. Xấu hổ, cô ta bỏ về”.
Nhiều lần khuyên nhủ nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy, chị nộp đơn xin ly hôn. Lần đầu tòa mời hòa giải, anh không đến, chị cũng không nói ra sự thật lý do chị xin ly hôn nên vị thẩm phán khuyên chị cố hàn gắn lại tình cảm. Chị im lặng ra về, tự hứa với lòng cho anh thêm cơ hội. Nhưng được một thời gian, “ngựa quen đường cũ”, chị lại nộp đơn xin ly hôn, ra tòa anh nằng nặc không chịu ký đơn, van xin chị tha thứ. Phần chị thì né tránh cái lý do “chính đáng” nên không đủ cơ sở để tòa tuyên bố ly hôn, chị lại tiếp tục chấp nhận cho qua mọi lỗi lầm, vợ chồng làm lại từ đầu.
Video đang HOT
Đỉnh điểm là ngày con gái bị một nhân viên trong cửa hàng ma chị giao cho anh quản lý sàm sỡ, may lúc đó bạn của con đến chơi phát hiện giải cứu kịp thời, nện cho tên “yêu râu xanh” một trận tơi bời. Chị vừa đau vừa sốc, gọi điện báo tin cho anh. Cứ nghĩ anh sẽ lấy lại công bằng cho con, không ngờ anh trở về nhà trong cơn giận dữ, mắng chửi vơ và con gái không thương tiếc vì cái tội đánh người vô cớ và giao du với côn đồ. Con gái chị bị sốc nằm viện cả tuần lễ, anh không đoái hoài tới. Chị đuổi việc tên nhân viên thì anh “bảo kê” cho hắn đi làm. Uất ức, chị quyết định ly hôn và đưa ra toàn bộ bằng chứng ngoại tình của anh bấy lâu. Chị ngậm ngùi: “Sợ con mình có mẹ không cha sẽ tủi thân với bạn bè nên dù rất đau buồn khi anh phản bội, tôi vẫn cố bỏ qua lỗi lầm của anh, nhưng anh lại không bảo vệ được con, còn gây tổn thương cho nó. Anh không xứng đáng làm cha nó nữa nên tôi không còn lý do gì để níu giữ. Anh bênh vực người ngoài chỉ vì thời gian đó anh đang qua lại với chị gái của tên kia”.
“But sa ga chêt” nên ra tòa anh không tranh chấp tài sản với chị. Anh lí nhí răng chị cho gì thì anh nhận nấy. Ngẫm nghĩ cũng bao nhiêu năm tình nghĩa vợ chồng, chị đồng ý cho anh một số tiền mặt đủ để sống đến cuối đời. Thế nhưng số tiền đó lại chẳng thấm tháp gì so với số tài sản mà chị đang sở hữu, vì vậy ma gia đình anh không chấp nhận, họ mắng chưi và xông vào hành hung chị.
Chị chua xót: “Trước đây quan hệ giữa tôi và nhà chồng rất tốt, mấy đứa em chồng cũng một tay tôi lo cho ăn học. Vậy mà bây giờ ngày nào cũng nhắn tin chửi bới tôi, hàng xóm không hiểu chuyện cư xì xào bàn ra nói vào. Thôi thì mặc kệ người đời. Họ nói tôi mưu mô, thâm độc hay gi cũng được, miễn sao tôi bảo vệ được tài sản mình đã vất vả tạo dựng cho con cái là an tâm rồi”.
Theo GĐ
Làm 'vợ tốt' vẫn bị chồng phụ bạc
Mới sáng sớm, tôi có điện thoại. Hóa ra là chị, vợ anh đồng nghiệp của tôi.
Chị bắt đầu cuộc gọi bằng tiếng khóc hức... hức... và câu hỏi: "Em có biết cảm giác bị chồng phụ bạc mà mình không có lỗi gì nó kinh khủng thế nào không?". Tôi... quả thật không biết, vì chưa từng trải, mà anh cũng sắp nghỉ hưu rồi, sao lại có chuyện như vậy?
Chị bảo, chuyện mới bốn tháng nay thôi, nhưng không ngờ nó như một khối u ác tính, nhanh chóng ăn mòn hạnh phúc gia đình, tương lai các con, tiền bạc của anh và niềm tin của chị. Bắt đầu từ một buổi cả nhà anh chị đi ăn quán...
Cô nhân viên tiếp thị một thương hiệu bia nọ mặc áo bà ba kín đáo có khuôn mặt hiền hậu buồn buồn và những câu chào hỏi nhẹ nhàng, lễ phép. Cô không câu vai bá cổ, cũng không hoạt ngôn mời mọc, chỉ một lượt giới thiệu, mời chào và lui về một góc chờ khui bia.
Sau đó thêm lần nữa, anh chị có gặp cô nhân viên ấy ở một đám cưới. Theo chị biết chỉ là như vậy, nhưng bây giờ anh đã ra mặt công khai muốn cưới cô ấy làm "thứ phi" để cô sinh cho anh một đứa con trai, chứ ba đứa con gái của anh chị "chán ngắt hà!".
Chán, là anh nói vậy thôi, chứ hai đứa lớn đã tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng, nhưng hàng tháng mỗi đứa vẫn gửi cho cha mẹ mỗi người hai triệu "tiêu vặt". Cô con gái út, anh chị không phải lo tiền học đại học vì đã có hai chị lo rồi. Anh làm ở một cơ quan văn hóa cấp huyện, lương bổng xem như chỉ đủ trà nước. Chị là giáo viên dạy toán cấp III đã về hưu. Bao nhiêu tiền ăn, tiền học để con cái có được ngày nay, bấy nhiêu tài sản gia đình bây giờ phải nói đều nhờ công sức của chị.
Hồi đó, một buổi lên lớp, buổi còn lại chị bán căng tin; hết phù phù thổi lửa nấu đậu đỏ làm món si rô - đá đậu thì tới chè đậu xanh, sữa đậu nành. Hết đậu phộng rang cuộn giấy thì đến rang bỏ bịch. Có bữa chị lên lớp mà khuôn mặt còn quệt ngang một vệt lọ, đôi tay còn bóng nước vì muội than văng trúng... Hết mía ghim thì tới mía ướp lạnh, nước mía... Hết thời gian nan cực nhọc đó thì đến tuổi hưu. Nhưng những "cua" những "khóa" của vốn kiến thức toán học không bao giờ cũ ấy đã mang lại cho gia đình chị những khoản thu nhập không nhỏ.
Anh vẫn thảnh thơi ngày hai buổi của một nhân viên phục vụ bộ phận tuyên truyền cổ động. Những tấm biển hiệu từ vẽ sơn đến cắt mút qua bàn tay anh đều sinh động đến không ngờ. Người ta đùa rằng, đôi tay anh tài hoa đến nỗi, vẽ xong một khóm hoa thì lũ bướm ở đâu kéo về đậu kín!
Tôi về cơ quan này làm việc, chỉ thấy anh ngồi chơi xơi nước, tháng dăm lần (có khi không lần nào) vào đợt cao điểm thì anh ngồi vào máy thiết kế vài hàng chữ, kiểu chữ, rồi chép ra, mang tới dịch vụ in khổ lớn nhờ in. Xong thì về đóng khung nhôm hoặc trét keo dán sắt, lồng vào đó khúc cây và hai sợi dây kẽm và đem treo...
- Em không biết đâu... năm chỉ vàng chị dành riêng cho ảnh "hậu thân", ảnh đã cho "con đó" mất rồi. Giờ còn biểu chị phải chấp nhận nó, nếu không anh sẽ thắt cổ tự tử. Chị tất nhiên là không đồng ý. Anh giật liền sợi dây điện cột lên xà bếp, leo lên bàn bếp thòng đầu vô... Chị sợ quá, năn nỉ ảnh xuống. Ảnh bảo, không cho chết thì phải chia tài sản nhà đất, ti vi, tủ lạnh, máy giặt gì gì trong nhà cũng phải chia. Hai chiếc xe đứng tên ảnh thì ảnh lấy hết, nhưng mà chỉ chia tài sản chứ không có ly hôn. Để ảnh mang cho "con đó", cho nó sinh cho anh một thằng con trai. Chị bảo, nó có chồng chứ không phải là gái góa, cùng lắm ông "qua đường" cũng được, sao lại nặng tình như vậy? Lỡ con nó sinh ra, không phải là con ông thì sao?
- Ảnh trả lời thế nào?
- Ảnh nói, "thì bỏ vài chục triệu đi thử ADN chứ nhằm nhò gì!". Chị khóc, nói vợ chồng mấy chục năm gian khổ có nhau, giờ già rồi tự dưng sao lại vậy... Rồi còn uy tín, còn danh dự của anh với đồng nghiệp, của một người cha với ba đứa con nữa...
Nhưng ảnh bảo ai cười kệ họ, uy tín danh dự là thứ phù du, không ai thấy hình dạng vóc dáng nó cả. Mấy thằng đàn ông, thằng nào không bồ bịch, bà nọ bà kia? Còn mấy đứa con gái mà dám hó hé, ảnh sẽ "từ" hết cả đám! Nói xong, anh vác túi, lục tủ lấy hết tiền rồi leo rào ra ngoài - vì hai chiếc xe chị đã cất chìa khóa.
Anh nói vống vô: "Tôi đi, không cần tài sản gì cả, để tôi chết bụi chết bờ cho bà vừa lòng". Nhưng rào cao, kẽm gai vướng ống quần nên anh phải leo trở vô và mắng chị cứ "quậy" lên đi, cho mất mặt với học trò, coi phụ huynh nào dám mang con tới nhờ dạy nữa không. Chị bảo, xem như tôi hết cách với anh rồi. Nhưng nếu anh không từ bỏ ý định điên rồ này thì tôi sẽ mách mẹ.
- Đem bà cụ ra chắc anh ấy sợ chết khiếp?
- Sợ à? Ảnh bây giờ như người mất trí vậy em ơi! Ném cả túi xách vào người chị, bảo: "Mày méc đi, bả chín chục tuổi rồi, lại bị điếc, làm gì được tao mà méc?". Chị... thật sự hết cách rồi nên mới tâm sự với em, dù sao anh em cũng thân thiết... Em cũng trang lứa với "con đó", em có thể phân tích tâm lý phụ nữ tuổi em, chỉ là ngưỡng mộ sự hào phóng, chỉ là quen qua đường với ảnh thôi... Nghen em... chị hết cách rồi... trăm sự chị mong chờ em đó... Hạnh phúc tương lai của chị và các con chị cũng xin ủy thác cho em.
Chiếc điện thoại đã nóng ran tai tôi, đầu dây bên kia chỉ còn tiếng tút... tút... ngân dài. Nhìn lại máy, đã 42 phút chị trò chuyện.
Khi rõ sự tình, tôi thật muốn phân tích tâm lý phụ nữ trẻ như lời chị nhờ. Nhưng mà là nói với chị chứ không phải nói với anh.
Sao chị nói rằng mình hết cách khi còn cả một bức tường vững chắc sau lưng là pháp luật, chính quyền địa phương, bà mẹ chồng, họ nhà chồng, tờ giấy kết hôn, ba đứa con và khối tài sản đứng tên chung hai người?
Hay vì chị sợ "mất mặt với học trò, coi phụ huynh nào dám mang con tới nhờ dạy nữa" như lời anh hù dọa? Nếu thật vậy thì chị đã tự thua. Sẽ không có phụ huynh nào ấu trĩ như vậy cả, đó chỉ là anh "đánh tâm lý" nhằm vào huyệt "sĩ diện" của chị thôi.
Hoặc vì chị sợ anh mất uy tín, danh dự với đồng nghiệp, con cái? Những thứ đó là của anh, giống như khúc gỗ, ngoài lớp dát sẽ là lớp lõi. Anh đã không tự mình giữ nó thì chị giữ làm gì một lớp dát đã bị mối mọt ăn?
Hoặc chị yêu chồng, muốn giữ cha cho con? Nhưng một người chồng như thế có đáng được yêu? Một người cha như thế có đáng phải giữ?
Tôi muốn nói với chị, thôi cứ để anh đi, tài sản phân chia rõ ràng theo công sức lao động và đóng góp của mấy chục năm dài. Rồi không quá nửa năm, anh sẽ tự động quay về, cúc cung chị như thánh mẫu...
Theo PNO
Đau khổ vì chồng bội bạc, con bất hiếu Tôi sống mà như người đã chết, mất chồng và mất cả con. Đứa con gái ngày càng hư hỏng. Nó đi chơi suốt ngày, bỏ bê học hành. Nó chẳng mấy khi có mặt ở nhà bố đẻ, thỉnh thoảng nó sang ở với tôi chỉ để xin tiền. Tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi mà nhiều người...