Vô cảm, tiêu cực dẫn đến sai sót trong giải quyết khiếu nại đất đai
Sai sót trong việc giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính về đất đai, ngoài chuyện thiếu trách nhiệm, còn có nguyên nhân cán bộ vô cảm, thờ ơ. Không ít quyết định ban hành sai do tiêu cực, bao che” – chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh của QH nhận xét.
Thực trạng giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính về đất đai là một nội dung giám sát tối cao của QH trong năm 2012 đã được đoàn giám sát hoàn thành báo cáo, đưa ra xin ý kiến Thường vụ QH ngày 18/9.
Báo cáo giám sát cho thấy, trong quản lý đất đai, nội dung khiếu nại tố cáo đối với các quyết định hành chính chủ yếu tập trung vào khiếu nại tố cáo các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chiếm 70%). Khiếu nại các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 20%. Khiếu nại các quyết định hành chính về cấp, thu hồi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 10%.
Vụ cưỡng chế đầm tôm tại Tiên Lãng, Hải Phòng là bài học lớn cho công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thời gian qua, các cơ quan hành chính đã công nhận khiếu nại đúng và đúng một phần chiếm 47,8% tổng số khiếu nại tố cáo. Tòa án hai cấp xử thì có thêm 19,5% đúng nữa nghĩa là người dân khiếu nại đúng tới 67,5%, đồng nghĩa với việc các quyết định hành chính về đất đai sai tương đương mức đó. Ít có lĩnh vực hành chính nào sai nhiều đến thế.
Đoàn giám sát chỉ ra nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại tố cáo về đất đai có nhiều nhưng chủ yếu là do sự bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành các quyết định hành chính sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nói thẳng, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực này chưa tốt, bởi có đến gần 70% quyết định bị khiếu nại là “có vấn đề”.
Video đang HOT
Đề cập trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị chỉ rõ cấp độ, phạm vi sai phạm và phải xác định rõ trách nhiệm của những người có hành vi sai phạm, và việc xử lý những cá nhân, tổ chức này.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa nêu thực tế, không ít quyết định ban hành sai là do tiêu cực, tham nhũng, trên bao che cho dưới… Ông Khoa dẫn chứng một vụ việc ở Phú Thọ, qua 2 đời Tổng Thanh tra Chính phủ không giải quyết được, đến giờ cũng chưa ổn. Có trường hợp chỉ trong 1-2 ngày mà cùng một ông Chủ tịch tỉnh ký ban hành hai quyết định về cùng một vụ việc với ý kiến trái ngược nhau.
“Ngoài chuyện thiếu trách nhiệm, còn có nguyên nhân quan trọng là sự vô cảm, thờ ơ” – ông Khoa dẫn lại chuyện người dân khiếu kiện vì khi chỉ một tuần nữa là lúa chín, người dân có thể thu hoạch mà chính quyền nhất quyết cho xe ủi đổ đất san lấp mặt bằng
Đề cập vụ cưỡng chế đầm tôm tại Tiên Lãng (Hải Phòng) Chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh đặt câu hỏi: “Tại sao các vụ cướp tiệm vàng, chỉ sau 24 – 48 giờ là điều tra ra ngay được, mà cưỡng chế phá nhà dân trái phép thì hàng tuần lễ liền không xác định được trách nhiệm ở đâu?”.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu báo cáo giám sát phải thẳng thắn nhìn nhận tình hình khiếu nại tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai đến nay là rất nghiêm trọng. Về số lượng thì chiếm đến 69%, còn các quyết định hành chính tỷ lệ sai đến một nửa. Ngay cả ở các vụ việc công dân khiếu nại tố cáo có đúng có sai, thì tức là nhà nước vẫn sai.
Còn trường hợp quyết định của cơ quan quản lý không sai mà nhân dân vẫn khiếu kiện, ông Hùng phán đoán, do chính sách pháp luật về đất đai chưa chuẩn, giáo dục pháp luật chưa tốt. Điều quan trọng, theo Chủ tịch QH, sau giám sát cần yêu cầu các cơ quan liên quan rà lại tất cả các quyết định sai để xử lý, với dân thì phải đền bù, với cán bộ thì phải tìm ra địa chỉ sai ở đâu, đã giải quyết thế nào…
Số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính phủ thể hiện, từ năm 2003 – 2010 các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý gần 1,3 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo (trong đó đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai bình quân hàng năm chiếm 69,79%). Trong 3 năm 2008-2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 670.000 đơn thư với gần 500.000 vụ việc.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt 84%, trong đó số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%, có đúng có sai chiếm 28%, số khiếu nại sai chiếm 52,2% số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%, có đúng có sai chiếm 29,6% và số đơn tố cáo sai chiếm 54,2%. Các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài đạt 66,7%, hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.
Theo Dantri
Tâm thần vì nghiện ngập
Cuộc đời họ có một mẫu số chung: Bất hạnh trong gia đình, nghiện ngập, từ đó mà trí óc bị hủy hoại, dẫn đến cuộc đời như phế nhân hoặc trót gây ra những tội lỗi không thể chuộc lại
"Tôi từng sử dụng rất nhiều loại, trước đây là heroin, sau này là thuốc lắc, rồi hàng đá. Có lúc tôi chơi với bạn ở vũ trường nhưng thường tôi thích vào căn phòng riêng của mình hơn: đóng kín cửa, bật nhạc thật to và tận hưởng cảm giác mình là vua của thế giới". Trái với hình hài hầm hố của một thanh niên từng trải ăn chơi, đôi tay phủ đầy những hình xăm vằn vện, gương mặt của T.H.T.V thẫn thờ và buồn bã khi được bác sĩ trị liệu hỏi chuyện.
Cơn mê dài
Nếu V. không cất tiếng nói, khó có thể nhận ra sự tàn phá khủng khiếp của ma túy lên người thanh niên 29 tuổi cao ráo, sáng sủa ấy. Cha mẹ ly hôn từ năm anh lên 6, rồi đến năm anh 10 tuổi, người mẹ cũng lên đường đi nước ngoài tìm chân trời mới. V. ở lại sống với bà ngoại, cuộc sống sung túc, dư dả vì mẹ V. ở nước ngoài làm ăn rất thuận lợi. Nhưng tiền cũng là thứ duy nhất V. có được trong suốt tuổi thơ cô đơn, thiếu tình thương.
V. không còn nhớ mình nghiện từ bao giờ. V. chỉ có thể nhớ những ngày tháng trượt dài của một chàng trai trẻ dang dở học hành, đi làm nail, hớt tóc và sống xa hoa bằng khoản tiền mẹ gửi. Ma túy đối với V. là một thú vui tuyệt đỉnh. "Khi dùng thuốc, dường như mình không cần gì khác trên đời nữa.
Mỗi lần "đập đá", tôi thấy trong người rất hưng phấn, hát theo nhạc mà thấy giọng của mình còn hay hơn cả ca sĩ, xung quanh là tiếng người vỗ tay, tung hô, bảo rằng tôi là nhất, tôi là vua. Đó là một cảm giác đê mê, tuyệt vời. Bởi thế, dù thuốc lắc hay hàng đá không nghiện như heroin, không dùng cũng không thấy đói thuốc nhưng cảm giác nhớ không gian đê mê ấy lại khiến mình thèm dùng lại ghê gớm" - anh kể.
Nhưng bên cạnh những ảo thanh xưng tụng mình, V. cũng bị những tiếng chửi rủa, hăm dọa "như là của ma" đeo bám. Hoang tưởng bị hại xuất hiện khiến V. bắt đầu nói lảm nhảm và luôn tin rằng có người muốn hại mình. V. quả quyết: "Ma ở trong phòng dọa đánh tôi, còn dọa giết tôi nhưng tôi không sợ đâu! Tôi nói với chúng là có giỏi thì xuất hiện đi, tôi sẽ đánh lại, giết lại!".
T.H.T.V luôn mong chờ ngày ra viện để làm lại cuộc đời
V. kết hôn đã 2 lần nhưng cuộc hôn nhân nào cũng tan vỡ bởi không người đàn bà nào chịu nổi thói quen ăn chơi, nghiện ngập và các rối loạn tâm thần ngày càng nặng của anh. "Giờ tôi chỉ còn 2 đứa con gái nhỏ, một đứa lên 4, một đứa lên 6... Tôi chỉ mong sớm ra viện để gặp lại con. Hết bệnh rồi tôi sẽ lấy vợ, sẽ không chơi ma túy nữa..." - trong cơn mê dài, niềm khát khao một gia đình trọn vẹn có lẽ là thứ duy nhất V. chưa quên.
Còn bệnh nhân L.M.S, 28 tuổi, nhà ở quận 8-TPHCM luôn miệng bảo với bác sĩ rằng mình đã khỏi bệnh để được về. "Em nhớ con lắm. Mấy hôm nay tối vợ em mới chịu vô thăm, mà chỉ gặp chút xíu, đưa hộp đồ ăn rồi lại đi... Ở đây buồn quá, mà thực ra em đâu có bệnh, em bực mình gây lộn chút ở nhà mà ba mẹ lại bảo em điên, bắt vô" - S. khẩn khoản.
Khi được hỏi về một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh tâm thần do sử dụng chất kích thích, ma túy, S. cũng nhiệt tình trả lời. Nhưng một lúc sau, như chợt nhận ra đây là một cuộc khám bệnh, S. nổi nóng với bác sĩ và cả chúng tôi: "Cái gì em nói không là không, em không có bệnh!". Rất may, S. cũng dịu lại sau khi vị bác sĩ tìm cách trấn an. S. là một trong những bệnh nhân nặng nhất của khoa nội trú, trí óc của S. hầu như đã mờ mịt vì những hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh bao vây. Anh cũng thường xuyên rơi vào trạng thái kích động và rối loạn giấc ngủ triền miên.
Từ tâm thần đến tội ác
V.D.T (39 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận - TPHCM) được cơ quan chức năng đưa đến Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM một thời gian sau khi bị bắt vì tội mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong thời gian bị bắt, T. biểu hiện chứng hoang tưởng, ảo giác khá trầm trọng. Theo lời khai của N.V.C, một can phạm ở cùng phòng, từ ngày mới vào trại, T. đã phá giấc ngủ của mọi người, buộc các bạn tù phải dậy... tập thể dục và canh phòng giam, vì anh ta cho rằng có người đang muốn làm hại mình và mọi người. Ngoài ra, không ít lần T. ngồi rúm ró trong góc phòng khóc, nói lảm nhảm và thậm chí đòi tự tử.
T. đã tìm đến ma túy từ rất nhiều năm trước tại các cuộc vui thâu đêm nơi quán bar, vũ trường. Dần dà, để có tiền phục vụ việc ăn chơi, T. trở thành kẻ buôn ma túy. Giờ đây, không chỉ là kẻ tội phạm, T. còn phải đối diện với căn bệnh tâm thần nặng.
"Đây là lối mòn mà chúng tôi hay gặp ở những can phạm buôn bán ma túy: nghiện, cần tiền để mua thuốc nên bị lôi kéo vào việc bán ma túy, nặng nề hơn là như T., trở thành một đầu nậu ma túy, tiếp tục hủy hoại những thanh thiếu niên khác" - ThS -BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TPHCM, cảnh báo. Ông cũng cho biết từ trước tới nay, trung tâm tiếp nhận khá nhiều ca giám định hình sự có liên quan đến người bị tâm thần do ma túy. "Thường gặp nhất là buôn bán ma túy và đánh nhau, ngoài ra còn có các án giết người, cướp giật, hiếp dâm...".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sai sót chết người, bác sĩ chỉ bị khiển trách Liên quan đến vụ sản phụ Dương Thị Ni (SN 1988, ở xóm Cầu, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tử vong tại bệnh viện, hai bác sĩ trong kíp mổ Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới chỉ nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 17h ngày...