Vợ cấm chồng ra ngoài ăn nhậu sẽ bị phạt?
Người chồng bị vợ “cấm túc”, không cho ra ngoài ăn nhậu mà phải ở nhà chăm con cho rằng, vợ mình làm thế là vi phạm pháp luật.
Tôi mới sinh đôi, con nhỏ chưa đầy 6 tháng mà chồng tôi tối ngày đi nhậu, không phụ giúp vợ việc nhà. Nói nhẹ có, nặng lời cũng có mà chồng tôi không chịu thay đổi.
Bất bình quá tôi đành ra điều kiện: hoặc anh phải “cấm túc”, ở nhà cùng tôi chăm con, làm việc nhà, hoặc ly dị. Chồng tôi còn lớn tiếng nói, tôi ra điều kiện như vậy là vi phạm pháp luật vì cấm chồng ra ngoài. Luật sư cho hỏi, có quy định nào như lời chồng tôi nói không ạ?
Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP Hà Nội) trả lời: Việc chị mới sinh 2 cháu nhỏ, chưa đầy 6 tháng tuổi mà chồng chị “tối ngày đi nhậu, không phụ giúp vợ việc nhà” thể hiện rõ ý thức của người chồng này thật kém…
Luật sư Bùi Quang Thu
Việc chị “cấm túc” anh ấy ở nhà để cùng chăm con phần nào có thể cảm thông và sẻ chia được trong hoàn cảnh sinh 2 cháu nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Tại khoản 1, điều 52, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về: Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó.
Video đang HOT
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc.
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Như vậy, chỉ khi chị ngăn cản chồng gặp gỡ bạn bè với mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý cho anh ấy, thì chị sẽ bị coi có hành vi bạo lực gia đình và bị xử phạt như quy định của điểm a, khoản 1, điều 52, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Nếu như hành vi của chị không có mục đích như trên, sẽ không bị xử phạt.
Theo tôi, vợ chồng chị nên cùng chia sẻ thẳng thắn để tìm tiếng nói chung. Góp ý nhiều lần, dỗi hờn nhiều lần mà anh ấy vẫn bỏ bê vợ con đi nhậu, chị nên nhờ bố mẹ chồng (nếu còn sống) góp ý, khuyên bảo anh ấy.
T.Nhung
Theo vietnamnet.vn
Hành khách đi máy bay khiến nhân viên an ninh hoảng hồn một phen khi trình hộ chiếu, gây bất ngờ vì đã sống qua đến 3 thế kỷ
Đây không phải lần đầu tiên cụ ông Swami Sivananda đến từ Ấn Độ khiến mọi người xung quanh phải bất ngờ khi biết tuổi thật của cụ.
Daily Mail đưa tin, một ông cụ người Ấn Độ đã khiến các nhân viên ở sân bay Abu Dhabi (Ả Rập) bán tín bán nghi khi kiểm tra hộ chiếu của mình.
Được biết, cụ ông người Ấn Độ tên là Swami Sivananda, là hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Etihad, bay từ thành phố Kolkata của Ấn Độ đến London (Anh). Vì đây là một chặng bay dài nên ông đã quá cảnh ở Dubai.
Cụ ông người Ấn Độ gây bất ngờ khi sinh năm 1896.
Điều khiến các nhân viên sân bay Abu Dhabi bất ngờ nhất là cụ ông Sivananda sinh ngày 8 tháng 6 năm 1986, có nghĩa là ông đã sống qua 3 thế kỷ 19, 20 và 21; đây thực sự là trải nghiệm mà hiếm có ai trên đời này thực hiện được.
Nếu năm sinh ghi trên hộ chiếu là chính xác, ông Sivananda là người già nhất thế giới còn sống. Được biết, ông đã mồ côi cha mẹ từ năm lên 6 tuổi, đến cả anh em họ cũng bỏ rơi ông.
Rất may mắn là ông Sivananda đã được một đạo sĩ nhận nuôi và đi chu du khắp Ấn Độ, trước khi dừng chân tại Varanasi.
Hiện không một tổ chức nào có thể xác định được ông Sivananda có thực sự sinh năm 1896 hay không, vì chỉ có một bộ hồ sơ ở đền thờ ghi lại thông tin của ông.
Nhìn vẻ ngoài, cụ ông trông trẻ hơn hẳn dù đã 123 tuổi, có thể là do ông theo đạo và không kết hôn, thường xuyên tập yoga và có lối sống lành mạnh.
Ông cũng từng được truyền thông đưa tin vào năm 2016 và tiết lộ rằng ông đã sống 'một cuộc đời đơn giản và quy củ, chỉ ăn đồ luộc, không dùng gia vị và dầu ăn'.
Từ nhỏ, đã có những lần cụ ông người Ấn Độ đã phải đi ngủ với một chiếc bụng rỗng. Ông cũng không uống sữa hay ăn hoa quả.
Thường xuyên tập yoga, ăn uống lành mạnh giúp ông Sinavanda có một sức khỏe tốt.
Mặc dù đã cố gắng nhiều lần để được xác nhận danh tính và tuổi thật, ông vẫn không được đưa vào sách kỷ lục Guinness vì không có cách nào xác minh được năm sinh thật sự của ông.
Ông Sivananda sinh ra ở thời điểm Ấn Độ vẫn còn là thuộc địa của Anh.
Sinh ra trong môi trường không có điện, ô tô hay điện thoại nên ông cũng không sử dụng đồ công nghệ và thích ở một mình.
'Ngày xưa, mọi người vui vẻ dù cuộc sống ít tiện nghi hơn. Giờ đây, con người trở nên bất hạnh, sống không lành mạnh, thiếu trung thực và điều đó khiến tôi rất buồn.', ông Sivananda nói.
Người già nhất trên thế giới từng được ghi nhận cho đến nay là cụ bà Jeanne Louise Calment ở Pháp, đạt độ tuổi 122 năm và 164 ngày; còn người già nhất thế giới còn sống ngày nay và xác minh được là cụ bà Kane Tanaka ở Nhật Bản - 116 tuổi 278 ngày.
(Nguồn: Dailymail)
Giang Bùi
Theo Trí thức trẻ
Trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh nhưng... đã lành mạnh? Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay, song nhận định từ cơ quan chức năng và giới chuyên gia là "chưa đến mức nóng". Dù vậy, thị trường đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và cần sự thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ từ nhiều mặt để trở thành kênh huy động vốn hiệu quả...