Vỏ bưởi chữa ho hen, làm đẹp da mượt tóc
Vỏ bưởi để gội đầu không chỉ ngăn rụng tóc, kích thích tóc mọc, mà còn rất tốt cho dây thần kinh vùng não, tinh dầu bưởi thơm dịu nhẹ giúp giảm căng thẳng…
Vỏ quả bưởi gọi là cam phao, vị đắng, cay, tính không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, hòa huyết, giảm đau, trị phù thũng. Ngày uống từ 10-15g vỏ bưởi khô, dạng thuốc sắc. Nếu bỏ phần trắng chỉ lấy lớp vỏ xanh thì lại có tác dụng trừ phong, tiêu đờm, chữa lách to, đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho, hen. Dưới đây là những tác dụng của vỏ bưởi:
1. Chữa ho có đờm
Vỏ bưởi 10g, rửa sạch, thái chỉ, cho vào bát, thêm đường kính, hấp uống, ngày 3 lần rất hiệu nghiệm.
2. Giúp tóc nhanh mọc và mượt
Vỏ bưởi đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt, và mọc tóc. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh.
Dùng vỏ bưởi để gội đầu không chỉ ngăn rụng tóc, kích thích tóc mọc, mà còn rất tốt cho dây thần kinh vùng não, tinh dầu bưởi thơm dịu nhẹ giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Video đang HOT
3. Hỗ trợ điều trị hen
Vỏ bưởi 150g, bách hợp 30g, 20g hành khô, thêm đường trắng, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày.
4. Làm đẹp da
Vỏ bưởi sẽ giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô. Cách làm: Dùng khoảng vỏ 3 quả bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng.
5. Giảm mỡ bụng
Để giảm béo bụng cần kết hợp giữa vỏ bưởi và bí đao. Bí đao ngoài dùng làm thực phẩm, còn được dùng làm thuốc. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, bí đao có tác dụng giảm béo. Thành phần của bí đao có tới 95% là nước, đây là loại thực phẩm nghèo năng lượng (100g bí đao chỉ cho 15 Kcal). Vì vậy ăn nhiều, ăn thường xuyên bí đao cũng không sợ tăng cân. Như vậy, việc phối hợp giữa bí đao và vỏ bưởi để làm giảm béo nhẹ cân (tan mỡ bụng) là hợp lý và có cơ sở.
Theo Giáo dục Việt Nam
Cá rô đồng làm thuốc
Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7.
Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm.
Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2...
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng:
Bài 1: Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Bài 2: Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn.
Bài 3: Cá rô đồng 2 - 3 con làm sạch, lá lốt 30g rửa sạch, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát, gia vị vừa đủ. Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun lửa nhỏ om đến khi nhừ. Ăn thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Canh cá rô.
Bài 4: Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g. Cách làm: Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn. Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt.
Bài 5: Cá rô 200g, rau nhút 200g. Cách làm: Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm. Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón...
Theo Suckhoevadoisong
Bài thuốc cho người hay uống rượu, gan nhiễm độc nặng Nếu ông xã bạn là người hay uống rượu bia, lâu ngày gan có biểu hiện nhiễm độc nặng, hãy dùng các bài thuốc từ cà gai leo để nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b'rongoon (Ba Na)....