“Vợ bố chứ ai?”
Vợ tôi là trưởng một phòng ở Sở Khoa học Công nghệ. Ngay từ khi “cởi áo lính biên phòng” trở về địa phương, tôi nói với nàng:
Bao nhiêu năm em ở nhà nuôi con, chăm lo gia đình và bố mẹ 2 bên cho anh yên tâm làm nhiệm vụ. Giờ về rồi, anh tình nguyện chỉ ở nhà làm tất cả mọi việc để em có thời gian làm tốt công tác chuyên môn và phấn đấu.
Nàng cười vít cổ tôi xuống hôn đến chút vào má mà không nói năng gì.
Từ đó tất tật việc nhà có bàn tay tôi thay nàng. Từ việc chăm lo, đưa đón con cái đi học, họp phụ huynh, nội trợ việc nhà đến thăm hỏi bố mẹ hai bên ở quê. Tôi còn xây sửa lại nhà cửa cho khang trang, kê dọn cho đẹp mắt và mua sắm trang thiết bị gia đình. Vì thế vài năm nay, vợ tôi được thảnh thơi hơn. Nàng có thời gian học thêm, đầu óc không phải nghĩ nhiều việc nhà mà tập trung vào nghiên cứu chuyên môn. Vì thế, chỉ sau 5 năm tôi trở về, vợ tôi đã lên chức Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở. Nhưng cũng từ khi nàng làm Giám đốc, công việc cơ quan dường như chiếm hết thời gian và tâm trí nàng. Nhiều khi ăn không ngon, ngủ không yên vì công việc. Tôi thương lắm nên cố gắng đảm nhiệm hết mọi việc gia đình cho nàng khi về nhà được nghỉ ngơi, đến cơ quan được yên tâm làm việc.
Thế mà một hôm, sự cố trong nhà lại xảy ra đúng lúc tôi phải lên đơn vị dự lễ kỷ niệm ngày truyền thống và gặp mặt đồng đội cũ.
Video đang HOT
Hôm ấy, tôi dậy từ sáng sớm để làm tất tật công việc như mọi khi và còn chế biến một số món thức ăn sẵn để tủ lạnh cho vợ con ăn trong 2 ngày. Nhưng bất ngờ cái máy giặt không thể vận hành được, thế là quần áo chất đống trong máy. Thấy gần hết nước, tôi mở máy bơm để bơm nước vào bể cho đầy thì máy bơm cũng tịt. Không biết nó làm sao. Đang loay hoay thì xe ô tô đã đến đón. Anh em bảo tôi phải đi gấp vì dọc đường còn đón nhiều đồng đội. Thế là vội đi. Trước khi đi chỉ kịp nói với vợ rằng máy bơm, máy giặt hỏng cứ để đấy đợi mai tôi về sửa, đừng gọi thợ. Trời mùa hè nóng bức, ra đi mà lòng cứ băn khoăn lo lắng cho vợ con ở nhà vì cái bể dự trữ nước đã gần hết nhỡ không đủ nước dùng tắm giặt.
Cứ lo lắng thế nên ngay chiều hôm sau về, vừa mở khóa vào nhà tôi chạy bổ ngay lên tầng nhòm cái máy giặt và máy bơm nước. Lạ chưa! Quần áo đã phơi phóng ngoài sân thượng, máy giặt đã chữa ngon lành khi tôi bấm thử máy. Sờ đến máy bơm cắm thử thấy máy chạy, nước bơm lên như thường.
A có lẽ vợ tôi đã nhờ nhân viên trong Sở đến sửa cho đây.
Tôi xuống nhà thì vừa gặp cô con gái đi học về. “Con giặt quần áo à? Ai đến sửa máy giặt và máy bơm đấy?”. Thấy bố hỏi, con bé reo lên đùa: “Vợ bố chứ ai! Hôm qua vợ bố nghỉ ở nhà một ngày lấy dụng cụ sửa điện ra sửa, còn trèo lên tận nóc nhà sửa cả cái van chống tràn của bể treo. Con về thấy mẹ tháo tung cả cái máy giặt ra mà hoảng thế mà một lúc đã được, còn máy bơm thì mẹ chở ra hiệu sửa vì hình như nó cháy hay sao con cũng không rõ”. Nói xong nó còn khoe: “Bố xem lại mấy vòi nước kia. Mẹ còn mua và thay hết mấy cái vòi han rỉ, thay cả vòi hoa sen trong phòng tắm vì nó cứ rỉ nước cả ngày mà bố không chữa”. Tôi nghe mà nghệt mặt. Cứ nghĩ mãi xem vì sao vợ tôi bận thế mà vẫn có thời gian cho việc này và đặc biệt là tại sao nàng lại giỏi giang thế?
Theo VNE
Rosatom: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vận hành vào năm 2023 - 2024
Theo định hướng đã được phê duyệt của chính phủ Việt Nam, tới năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành 13 tổ máy phát điện của nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất 15GW, chiếm 10% tỉ trọng sản xuất điện quốc gia.
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) - đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 - cho biết: Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Ninh Thuận 1 do Nga thiết kế ấn định thời điểm đi vào vận hành vào năm 2023 - 2024. Đây là một phần trong thời gian biểu đã được thống nhất bởi Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga và Bộ Công Thương Việt Nam, thông qua các cơ quan hữu quan trực thuộc, từ tháng 2/2013.
"Quyết định dời thời điểm bắt đầu vận hành nhà máy được đưa ra theo yêu cầu của phía Việt Nam vào tháng 2/2013, bởi việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi một khối lượng công việc lớn cần phải hoàn thành để thiết lập khung pháp lý tương ứng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho việc thi công và vận hành nhà máy điện hạt nhân", thông tin từ Rosatom nhấn mạnh.
Theo định hướng đã được phê duyệt của chính phủ Việt Nam, tới năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành 13 tổ máy phát điện của nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất 15GW, chiếm 10% tỉ trọng sản xuất điện quốc gia.
Hiện nay, những hạng mục liên quan tới việc thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 theo thiết kế của Nga vẫn đang được triển khai, bao gồm: thiết kế kỹ thuật, tái định cư, thi công cơ sở hạ tầng. Công trình nhà máy trong khi đó sẽ khởi công vào năm 2017.
Ngoài nhà máy điện hạt nhân, Rosatom còn hỗ trợ xây dựng một trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân ở Việt Nam, bao gồm một lò phản ứng nghiên cứu mới và các phòng thí nghiệm, cũng như các khu phức hợp chuyên môn.
Lớp sinh viên Việt Nam đầu tiên học chuyên ngành "Nhà máy và trạm điện nguyên tử" tại Trường Đại học Năng lượng nguyên tử Obninsk, chụp trước tượng Viện sỹ I.V. Kurchatov.
Cũng theo thông tin từ Rosotom, Liên bang Nga nói chung và tập đoàn này nói riêng hiện đã và đang đem lại những hỗ trợ về giáo dục đào tạo cho Việt Nam, đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghệ năng lượng của đất nước. Trong năm 2013 đã có hơn 240 sinh viên Việt Nam học tập tại các viện nghiên cứu và đại học của Nga về công nghệ hạt nhân. Rosatom cũng tổ chức các đợt thực tập tới các cơ sở điện hạt nhân đang thi công tại Nga cho các chuyên viên của Việt Nam.
Song song đó, trong năm 2013, 51 thực tập sinh đã hoàn thành nhiệm vụ tại các địa điểm thi công tổ máy số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Rostov. Bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn thực tiễn trong thi công nhà máy điện hạt nhân, việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ còn bao gồm kỹ năng làm việc với tài liệu kỹ thuật, làm chủ công nghệ an toàn, và lĩnh hội các tiêu chuẩn chất lượng của Nga trong vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Vào đầu tháng 1 năm 2014, đã có một đợt thực tập sinh mới với 100 chuyên viên có mặt tại nhà máy điện hạt nhân Rostov để bắt đầu chương trình tập huấn nâng cao nghiệp vụ kéo dài một năm.
Khôi Bùi
Theo Dantri
Giáng chức Hạt trưởng Kiểm lâm bị "tố" đòi tiền bồi dưỡng Cuối tháng 12/2013, Chi Cục Kiểm lâm Nghệ An đã tiến hành họp xét kỷ luật đối với ông Nguyễn An Ninh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Diễn Châu vì những biểu hiện tiêu cực. Theo đó, tại cuộc họp cuối năm đã đưa ra hình thức giáng chức đối với ông Ninh. Phòng làm việc ông Ninh đã bị đóng cửa....