Vợ bị vô sinh, chồng đưa đề nghị muốn “cơi nới” hoặc “đập cũ xây mới”
Tình yêu là thứ không có cách nào chia sẻ được. Một khi chồng em đã dám nói lên đề nghị đó, hẳn là tình cảm anh ta với vợ cũng chẳng đáng là bao…
Bất cứ ai ở vào hoàn cảnh của em lúc này cũng sẽ không tránh khỏi những uất ức buồn tủi. Ly hôn hay nhắm mắt làm ngơ cho chồng có một đứa con ngoài giá thú? Thật không dễ dàng để đưa ra một lựa chọn như chồng em đã yêu cầu. Dù là vì lý do gì thì yêu cầu đó là vô cùng tàn nhẫn với em. Có lẽ quan trọng nhất với em lúc này chính là bình tĩnh để suy xét mọi thứ cho có đầu có cuối.
Chị biết, em yêu chồng, cũng đã cố gắng rất nhiều cho cuộc hôn nhân ấy. Chồng em cũng có cố gắng, chỉ là anh ấy có nhiều sự lựa chọn hơn em. Một đứa con để nối dõi sau này, nói quan trọng mà cũng không quá quan trọng. Xã hội giờ có cái nhìn thông thoáng hơn rồi chứ không phải như xưa.
Chỉ có điều nếu nguyên nhân gây vô sinh là do chồng em, thì có lẽ bước đường cùng hai vợ chồng có thể tính chuyện xin con nuôi. Còn vì nguyên nhân là do em nên chồng em đã có một sự lựa lựa chọn khác. Phụ nữ chúng mình, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng sẵn sàng chịu thiệt thòi hơn đàn ông. Đàn ông họ rất ít khi chịu hi sinh hạnh phúc của mình chỉ vì người khác.
Chị đã chứng kiến, cũng đã nghe kể nhiều chị em phụ nữ vì không có con, thậm chí chỉ có con gái mà không sinh con trai, cắn răng chấp nhận để chồng mình qua lại với một người đàn bà khác. Ai cũng có những lựa chọn cho bản thân mình, người ngoài ít khi hiểu được. Lúc đó mình là vợ người ta cũng chỉ trên danh nghĩa, cũng chỉ có chút danh phận, còn tình cảm nhiều ít cũng sứt mẻ đi. Sống như thế, em là người khổ đau hờn tủi nhất. Em đã đồng ý rồi, dĩ nhiên sau này không có quyền trách hờn người ta. Em coi nếu em sống được như vậy cả đời thì hẵng chịu.
Video đang HOT
Còn nếu là chị, chị sẽ chọn cách ly hôn. Bởi tình yêu là thứ không có cách nào chia sẻ được. Một khi chồng em đã dám nói lên đề nghị đó, hẳn là tình cảm anh ta với vợ cũng chẳng đáng là bao. Mẹ con anh ta còn nhẹ nhàng với em, có lẽ chỉ là vì ngôi nhà vừa mới xây lên có phần lớn tiền của bố mẹ em trong đó. Nếu căn nhà và mảnh đất đó vẫn đứng tên bố mẹ chồng, sau ly hôn em sẽ không có quyền được chia tài sản. Em có thể thương lượng để họ trả lại tiền. Nếu họ khó khăn thì không cần thiết nữa. Điều này có thể chồng em cũng đã toan tính từ trước. Nếu vậy thì bạc bẽo lại càng bạc bẽo, càng không cần phí thêm tuổi thanh xuân và sức lực mình để níu kéo làm chi.
Giải thoát cho chồng em, cũng là giải thoát cho chính mình. Em có bố mẹ thương yêu, em cũng hãy còn trẻ. Em có thể về sống với bố mẹ, nếu muốn có thể nhận nuôi một đứa con. Và biết đâu, niềm vui vẫn chưa dừng lại ở đó.
Đừng chỉ vì để có một người chồng, một người đàn ông cạnh bên mà cả cuộc đời sống trong cảnh thiệt thòi ấm ức. Thời đại giờ khác xưa rồi, hà cớ gì phải chịu cảnh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để giày vò tinh thần mình nữa. Có thể nhà chồng không công bằng với em, nhưng không ai lấy không được của ai cái gì đâu em ạ. Chỉ cần em biết xót thương bản thân mình trước, còn những chuyện khác cứ để pháp luật và lương tâm phán xử đi.
Ý mẹ chồng em, ý chồng em đã rõ ràng rồi, giờ chỉ còn chờ em quyết định. Những lời họ nói, nghe có lý chứ không có tình, nhưng biết làm sao. Lựa chọn nào cũng sẽ gây đớn đau, vậy thì hãy chọn phương án nào ít gây tổn thương cho trái tim em nhất.
Theo Dân trí
Khiến bố mẹ hãnh diện vì có đám hỏi to nhất làng nhưng cô dâu mới lại nhận đau khổ ê chề sau ngày cưới
Sau đám cưới xa hoa, mẹ chồng Na gọi vợ chồng cô lại bảo ban. Bà đon đả nói với con dâu...
Cả nhà Na ngồi quây quần xem lại ảnh ăn hỏi của cô. Bố mẹ, anh em họ hàng ai nấy đều tấm tắc: "Khéo phải đến chục năm nay làng mình mới có cái đám hỏi to như vậy". Thế rồi hàng xóm lại bồi thêm: "Đẻ con gái như ông Tam đúng là mát cả mặt" khiến bố Na tự hào lắm.
Na là cô gái tỉnh lẻ, sau khi ra trường đi làm cô ở lại thành phố. Vừa có tài lại vừa có sắc nên Na đã lọt vào mắt xanh của con trai một giám đốc địa ốc có tiếng ở thành phố. Với vị thế nhà người yêu, có một đám hỏi lớn là điều không quá khó hiểu. Ai cũng tưởng "chuột sa chĩnh gạo" nhưng thực ra "nằm trong chăn mới biết chăn có rận".
Mọi thứ xảy đến với Na quá bất ngờ và lung linh, rực rỡ như một giấc mơ. Sau đám cưới xa hoa, mẹ chồng Na gọi vợ chồng cô lại bảo ban. Bà đon đả nói với con dâu: "Của hồi môn, vàng bạc con cứ đưa mẹ cất hết cho không vợ chồng trẻ sơ sẩy cái là mất hết. Lúc nào cần bảo mẹ đưa". Mới về nhà chồng nên Na đành ngậm ngùi vâng lời mẹ.
Đó mới chỉ là sự khởi đầu. Mẹ chồng Na là người phụ nữ sắc sảo, bề ngoài có vẻ bình thường nhưng lại thao túng được cả một gia đình. Bố chồng Na bận việc kinh doanh cũng không mấy khi để ý việc trong nhà nên mình bà quản hết.
Một tháng sau ngày cưới, Na mới thấm thía thế nào là cười trên môi mà khóc ở trong lòng. Mẹ chồng cô bắt chồng Na đi làm về phải đưa thẻ lương mẹ giữ, mọi thứ trong nhà nhất nhất phải theo lời mẹ. Bà còn thiết lập một loạt những quy định oái oăm như: Chỉ được ăn cơm ở nhà, con dâu sáng phải dậy bằng giờ với người giúp việc để nấu ăn sáng cho cả nhà, một tuần không được đi chơi tối quá 2 lần và mỗi lần phải về trước 9 giờ, vợ chồng vào phòng riêng không được chốt cửa nhỡ bên ngoài có chuyện gì mẹ còn gọi được,... Còn nhiều thứ kinh khủng nữa mà Na phải cắn răng chịu đựng bởi chồng cô là một đứa con ngoan, nghe mẹ răm rắp.
Ảnh minh họa
Mới hai tháng đi lấy chồng mà Na cảm thấy như sống trong địa ngục. Về nhà ai hỏi cô cũng không dám nói thật. Mà tư tưởng ở quê Na cũng khắt khe lắm. Con gái đã đi lấy chồng không sống được phải bỏ về nhà đẻ sẽ bị cả làng dị nghị, làm xấu mặt gia đình.
Mang tiếng nhà nhiều người giúp việc mà Na vẫn phải làm đủ mọi việc. Cái biệt thự to gấp mấy lần nhà cô, mỗi lần dọn dẹp có sung sướng gì. Mẹ chồng thì kĩ tính, cũng chính vì vậy mà một lần vấp chân vào cục đá trong vườn Na bị sảy thai. Thay vì thương con dâu thì mẹ chồng cô lại nhiếc móc đủ kiểu. Nhưng cũng mừng vì sau đó bà chăm sóc Na chu đáo và đối xử với cô "dễ thở" hơn.
Một hôm, Na đi qua phòng mẹ chồng vô tình nghe thấy bà đang nói chuyện với chồng cô. Tò mò, Na nép mình ở góc cửa nghe ngóng. Chồng cô phân trần: "Nhà con nó mới như thế, sức khỏe còn yếu lắm, mẹ cứ từ từ rồi kiểu gì bà cũng có cháu".
Mẹ chồng Na tỏ ra khó chịu: "Yếu cái gì nữa. Bác sĩ dặn kiêng cữ, bồi dưỡng thế nào tôi là người biết rõ nhất, anh không phải bênh vợ. Tôi chẳng hiểu anh yêu đương tìm hiểu kiểu gì, lấy cái con bé nghèo kiết xác là tôi đã không ưng rồi. Giờ ở làng vợ anh người ta còn đang đồn con Na nó bị vô sinh đấy. Anh muốn làm sao thì làm. Đã mất tiền mua mâm phải đâm cho nó thủng, hiểu chưa con?".
Đau đến ngã khụy, Na dùng chút sức lực yếu ớt chạy vội ra ngoài, ra xa khỏi căn biệt thự đen tối ấy. Nước mắt rơi lã chã, mắt cô mờ đi, chân mềm nhũn, tim thắt lại. Nhất định có phải đánh đổi sĩ diện cô cũng phải thoát khỏi cái địa ngục này, nhất định...
Theo Afamily
Con dâu vô sinh, mẹ chồng một mực ngăn không cho con trai ly hôn vì lý do bất ngờ Cầm kết quả khám trên tay, đọc những dòng chữ viết trên đấy mà nước mắt tôi cứ thế tuôn. Lâu nay tôi chỉ nghĩ đơn giản là 2 vợ chồng hiếm muộn chứ không hề nghĩ rằng, mình bị vô sinh. Chúng tôi kết hôn khi tôi ở tuổi 27, còn chồng thì 31. Nhờ sự giúp đỡ của hai bên gia...