Vỗ béo cua mẹ, vừa làm vừa chơi thu 1 triệu đồng/con
Không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nguồn vốn cũng không lớn nhưng tỷ lệ thành công cao… là những lợi thế mà mô hình nuôi vỗ cua mẹ đem lại.
Mô hình “vỗ béo” cua mẹ mang lại thu nhập cao cho bà con.
Thời gian qua, bên cạnh việc khai thác hiệu quả kinh tế từ việc nuôi thương phẩm và ươm vèo cua giống, nhiều bà con ở Cà Mau – vùng đất cuối trời Tổ quốc, còn tận dụng lợi thế chất lượng con cua địa phương để thực hiện mô hình nuôi vỗ cua mẹ. Mô hình đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và được đánh giá rất có tiềm năng.
Anh Nguyễn Văn Niêm (khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), người đi tiên phong trong việc thực hiện mô hình nuôi vỗ cua mẹ cho biết: Nuôi vỗ cua mẹ không khó, cũng như “vỗ béo” một con vật trưởng thành đến thời điểm sinh sản được mới bán.
“Chỉ cần người nuôi tỉ mỉ trong khâu chăm sóc sẽ có tỷ lệ thành công cao. Đặc biệt, nhu cầu thị trường lớn, nếu sản phẩm cua mẹ đạt chất lượng tốt còn có thể xuất bán ra ngoài nước”, anh Niêm chia sẻ.
Cua mẹ cần chọn những con có trọng lượng từ 450 đến 600g, đầy gạch và cua không quá già. Ảnh: C.L
Với hơn chục năm kinh nghiệm trong nghề, anh Niêm cho rằng, việc chọn cua mẹ là yếu tố quyết định thành công của mỗi vụ nuôi. Cua mẹ cần phải chọn những con có trọng lượng khoảng từ 450 đến 600g, đầy gạch và cua không quá già.
Khi chọn được cua mẹ, sẽ tiến hành vệ sinh, cắt mắt trái của cua và cho vào nuôi trong bể có chạy oxy. Có thể tận dụng các loại cá tạp, ốc,.. có sẵn ở địa phương để làm thức ăn cho chúng. Sau thời gian “vỗ béo” từ 10 – 20 ngày, cua bắt đầu sinh sản là có thể xuất bán.
Video đang HOT
Cách làm này giúp gia đình anh Niêm mỗi tháng bán ra được 50 – 70 con cua mẹ, với giá dao động từ 0,8 – 1 triệu đồng/con. Trừ chi phí, hàng tháng anh có lãi không dưới chục triệu đồng.
Một ốp trứng cua đạt chuẩn. Ảnh: Chúc Ly
Với cách làm đơn giản, mô hình nuôi vỗ cua mẹ không chỉ giúp nhiều nông hộ như anh Niêm vươn lên hàng khá giả mà còn đang là mô hình tiềm năng giúp các hộ nghèo không đất sản xuất thoát nghèo.
Gia đình anh Trần Việt Hùng (ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) cách đây vài năm là một trong những hộ nghèo tại địa phương. Sau khi được hỗ trợ vay 20 triệu đồng từ ngân hành chính sách, gia đình anh quyết định đầu tư làm mô hình nuôi vỗ cua mẹ.
Chỉ sau 3 vụ nuôi, anh Hùng đã làm đơn xin thoát nghèo. Hiện nay, thu nhập bình quân mỗi tháng từ mô hình nuôi cua mẹ của gia đình cho thu nhập trong khoảng 8 – 10 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng mơ ước của nhiều nông hộ vùng Đất Mũi.
Anh Nguyễn Văn Niêm đang vệ sinh cua mẹ. Ảnh: Chúc Ly
Ông Trương Quốc Duẫn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn cho biết: Mô hình nuôi cua mẹ đã phát triển ở địa phương hơn 10 năm. Thời gian gần đây, nhu cầu thị trường tăng cao nên bà con làm nghề này có thu nhập khá.
Theo ông Duẫn, khó khăn lớn nhất đối với mô hình nuôi vỗ cua mẹ hiện nay là vấn đề dịch bệnh. Muốn phát triển bền vững nghề này cần phát triển thành những tổ hợp tác để ổn định hơn.
Mô hình đơn giản, không cần đầu tư nhiều về cở sở vật chất, nguồn vốn cũng không lớn nhưng tỷ lệ thành công cao, đó là những lợi thế mà mô hình nuôi vỗ cua mẹ đem lại. Đối với Cà Mau là tỉnh đã có thương hiệu về con cua, mô hình nuôi vỗ cua mẹ hứa hẹn sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trong thời gian tới./.
Theo Khánh Hưng (VOV – ĐBSCL)
Cà Mau: Thương lái Trung Quốc- Hàn Quốc tranh nhau mua cua Năm Căn
Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.
Nuôi cua sinh thái
Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác.
Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly
Hiện nay Ban quản lý nhãn hiệu Cua Năm Căn Cà Mau đã ban hành quy chế hoạt động và có giải pháp kiểm tra, giám sát tình hình mua bán cua trên thị trường nội địa.
Theo nhiều nông dân địa phương, việc nuôi và chăm sóc cua cũng rất đơn giản, quan trọng nhất là khâu chọn con giống ban đầu. Sau khi chọn được giống cua ưng ý, chỉ cần thả vào vuông tôm sau thời gian 3-4 tháng là thu hoạch. Nếu nuôi ở mật độ dày, bà con sẽ thường xuyên thay nước trong vuông nuôi để kích thích quá trình cua lột vỏ và phát triển. Nếu cua phát triển tốt, mỗi mùa vụ có thể đem về hàng trăm triệu đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Hồng (ngụ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), cho biết: "Trước kia gia đình tôi làm rẫy nhưng thu nhập không cao, nên tôi luôn tìm kiếm mô hình kinh tế mới. Sau khi được tập huấn nâng cao kỹ thuật, tôi về thực hiện mô hình tôm cua kết hợp. Ngoài con tôm, gia đình tôi thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/vụ từ việc nuôi cua, có khi trúng thì đạt hơn 100 triệu đồng/vụ".
Cũng theo ông Hồng, số lượng cua tăng nhiều hơn vào thời điểm đầu con nước (ngày 15 hoặc ngày 30 âm lịch hàng tháng). Khoảng cuối tháng 8 âm lịch giá cua sẽ tăng dần và giữ mức cao vào cuối năm. Lúc này thị trường sôi động do nông dân tập trung thu hoạch vì được giá cao.
Theo nhiều thương lái thu gom cua, sau khi mua cua từ trong dân về sẽ phân loại tùy theo chủ vựa đặt hàng để xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa. Từ đó, sẽ lựa chọn về trọng lượng, kích cỡ dây trói cua để thực hiện.
Giữ vững nhãn hiệu tập thể
Nói đến cua biển thì không đâu sánh bằng chất lượng và mùi vị của cua biển Năm Căn. Thịt cua ngọt, thơm bùi và chắc thịt, còn gạch cua thì béo ngậy. Chính vì chất lượng thịt hảo hạng nên trên thị trường, cua Năm Căn thường có giá cao hơn cua các vùng khác từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Việt Nhân (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) khẳng định: "Thương hiệu cua Năm Căn đã có tiếng trên thị trường Việt Nam từ lâu. Con cua Năm Căn được nuôi trong vùng nước ở độ mặn ổn định, từ đó thịt cua và gạch cua ngon hơn so với cua của các địa phương khác trong tỉnh. Vì thế bà con ở đây xem cua là mặt hàng chủ lực, mô hình nuôi cua tôm kết hợp cũng đã được thực hiện mấy chục năm nay".
Anh Nguyễn Văn Niêm (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) cho rằng cua đang được các thương lái thu gom mạnh. Ảnh: Chúc Ly.
Thương hiệu cua Năm Căn Cà Mau là một trong những mặt hàng tươi sống được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu đầu tiên của Cà Mau. Hiện nay Ban quản lý nhãn hiệu Cua Năm Căn Cà Mau đã ban hành quy chế hoạt động và có giải pháp kiểm tra, giám sát tình hình mua bán cua trên thị trường nội địa.
Ông Trương Quốc Duẫn - Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Năm Căn, cho biết: "Cua Năm Căn hiện tại được tiêu thu mạnh trong và ngoài nước. Các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh là những nơi tiêu thụ lớn nhất. Bên cạnh đó, cua Năm Căn còn xuất khẩu qua các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc...".
"Chúng tôi sẽ quy hoạch các vùng nuôi cụ thể, từ đó thống nhất mẫu tem để đóng trực tiếp lên con cua Năm Căn tại nơi bà con nuôi, không phải qua thương lái. Hướng đến mục tiêu đảm bảo thương hiệu cua Năm Căn không bị mạo danh, đúng chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho bà con nông dân trong thời gian tới" - ông Duẫn thông tin.
Theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, việc công nhận những nhãn hiệu tập thể cho địa phương - như "Cua Năm Căn" sẽ mở ra một cơ hội mới đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Có nhãn hiệu, thương hiệu nông dân cũng không phải lao đao vì được mùa mất giá.
Theo Danviet
Cây dầu nghi 200 tuổi chôn vùi ở cửa biển Cà Mau Cây gỗ được cho quý hiếm, bị chôn vùi dưới lớp bùn đất tại cửa biển ở Cà Mau hàng chục năm. Cây dầu dài 17 m, đường kính 1,1 m vừa được người dân phát hiện bị vùi lấp trong bùn đất cửa biển Nhà Diệu, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Bị chôn vùi hàng chục năm ở cửa...