Vợ bế con tự đi đẻ về đã bị chồng bám váy mẹ trợn mắt chửi rủa
Nhiều lúc hận những con người đó đến tận xương tủy, nhưng nghĩ lại, mình còn phải sống để chăm con nên chẳng dại hủy hoại cả cuộc đời mình chỉ vì một người đàn ông tồi.
Trước khi đến với cuộc hôn nhân cay đắng hiện tại, chị H. và chồng cũng trải qua thời gian tìm hiểu, yêu nhau như bao cặp đôi khác. Thế nhưng, chị chỉ không may mắn bằng những người phụ nữ khác, đó là gặp phải một người chồng tệ bạc mặc dù trước đó, chị hoàn toàn đặt niềm tin yêu vào con người đó.
Nói về người bố của con gái mình, chị H. đau đớn khi nghĩ về những chuyện buồn đã qua. Chị ngậm ngùi chia sẻ: “Bố của con gái mình à, biết nói sao bây giờ được nhỉ. Một người vô tâm, vô trách nhiệm, không biết thương vợ con, chỉ ỷ lại vào người khác và nghe mẹ thái quá”.
Không chỉ là người đàn ông “bám váy mẹ”, theo lời chị H., người chồng của chị còn rất lười biếng, chỉ thích hưởng thụ. Từ khi lấy nhau, chồng chị chưa từng đi làm và cũng chưa biết đưa cho vợ một đồng nào để nuôi con.
“Anh ta chưa bao giờ có ý nghĩ phải có trách nhiệm với gia đình. Ngày tôi sinh con ở bệnh viện, chồng tôi đi chơi điện tử đến sáng. Ngày tôi bế con về nhà, anh ta chỉ tay thẳng mặt tôi là “Tao chỉ kiêng cho mày 1 tháng, kiêng 3 tháng mày làm mẹ tao à”.
Người phụ nữ trải qua lần sinh con, yếu ớt như thế nào chắc những ai từng mang nặng đẻ đau thấu hiểu được, vậy mà ngày đầu tiên ôm con về, chồng đã dội ngay gáo nước lạnh như thế.”
Theo lời chị H., chồng chị không chỉ lười làm mà còn dành thời gian chơi bời, đàn đúm với bạn bè nhiều hơn ở cạnh vợ con.
Rồi ngày phát hiện chồng nhắn tin qua lại với nhân tình mới khi vợ đang ở cữ chăm con, chị gục ngã, tuyệt vọng với cuộc hôn nhân này. Nuôi con hết 3 tháng, chị H. đã phải đi làm trở lại để kiếm tiền nuôi con.
“Bây giờ nghĩ lại thấy thương con bé đến ứa nước mắt. Con người ta được mẹ ôm ấp, chăm sóc tròn 6 tháng, còn con mình thì đã phải sớm xa hơi mẹ để mẹ đi kiếm tiền…”
Rồi mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm khi chồng chị vẫn cứ mải đi chơi game, để mặc vợ ngược xuôi, vất vả kiếm tiền nuôi con nhỏ một mình như vậy. Hai vợ chồng cãi nhau như cơm bữa, đỉnh điểm lần cuối cùng đến mức đánh nhau.
Video đang HOT
Sau trận cãi vã đó, chị H. quyết định ôm con về nhà ngoại. Bởi chị H. cho rằng, mình là tuýp phụ nữ mạnh mẽ, ngoài bố mẹ có quyền đánh ra thì không ai có quyền đó cả.
“Thời gian này, tôi vẫn đi làm vẫn nuôi con với sự giúp đỡ của bố mẹ đẻ. Từ đó đến nay, chồng tôi chưa một lần nhắn tin hay gọi điện hỏi xem con có khỏe không, cũng chưa một lần nào mua được hộp sữa gửi lên cho con, cũng chưa bao giờ gửi được một đồng nào nuôi con ăn học. Nhiều lúc nghĩ, đến con đẻ của mìnhmà anh ta còn bỏ được thì vợ là cái gì”, chị H. tâm sự .
Rồi một ngày gần đây, chị H. cần tiền để nuôi con nên có quay lại nhà chồng để hỏi về khoản tiền lúc trước bố mẹ chồng vay. “Thế nhưng lúc này, mẹ chồng tôi nói giọng không muốn trả. Chị chồng tôi còn chửi rồi đuổi đánh. Mẹ chồng và người chồng tệ bạc của tôi cũng hùa theo chửi rồi đuổi tôi đi. Lòng căm phẫn của tôi lúc này đã lên đến đỉnh điểm.
Nhiều lúc hận những con người đó đến tận xương tủy, nhưng nghĩ lại, mình còn phải sống để chăm con nên chẳng dại hủy hoại cả cuộc đời mình chỉ vì một người đàn ông tồi.”
“Điều tôi mong muốn nhất lúc này là sớm cắt đứt quan hệ vợ chồng với con người đó, để tôi có thể tự do, thoải mái, còn ngoài ra tôi không lo sợ điều gì bởi tôi thừa đủ bản lĩnh để nuôi con khôn lớn thành người”, chị H. chia sẻ.
Khi kể về cuộc sống hiện tại của hai mẹ con, chị H. cho biết: “Bây giờ cuộc sống của hai mẹ con mình rất thoải mái. Mình có thể mua sắm những thứ mình thích, ăn những thứ mình muốn, đi những nơi mình ao ước. Cứ cuối tuần là hai mẹ con lại dắt nhau đi chơi, để con có thể khám phá cuộc sống bên ngoài. Mình vốn là người mạnh mẽ nên khi xảy ra chuyện không mong muốn càng phải cố mạnh mẽ hơn”.
Nói về vấn đề kinh tế khi một mình nuôi con, bà mẹ này chia sẻ: “Mình có đủ khả năng nuôi con và thậm chí còn có tiền dư dả, mẹ con có thể làm những điều mình thích. Thu nhập của mình ổn định, không nhiều nhưng đủ để nuôi con”.
Khi được hỏi có lời khuyên nào cho những người mẹ đang một mình nuôi con khác, chị H. cho rằng: “Phụ nữ nên độc lập về kinh tế. Nếu không kiếm đủ nuôi con thì ít nhất cũng phải có công việc và tự nuôi được bản thân mình. Ngoài ra, nếu có khả năng nên dành dụm một khoản riêng để phòng khi có chuyện xảy ra. Theo mình, nên chủ động về tài chính để giữ tự tin và có thể phòng thân”.
Theo Blogtamsu
Cơ hội cho kẻ thứ ba khi chồng được vợ chăm như ... chăm con
Trong khi bị vợ "kìm kẹp" bằng những biện pháp chăm sóc có một không hai, anh Hoàn đã gặp một người phụ nữ bằng tuổi mình, đã có gia đình nhưng lại thiếu thốn tình cảm vì chồng vô tâm, lạnh nhạt, đi công tác biền bi
Anh Hoàn than thở: "Từ ngày lấy vợ, tôi cảm thấy quanh mình như thiếu không khí". Lý do Hoàn anh đưa ra khá bất ngờ: Vì vợ anh chăm sóc anh nhiều quá, tận tâm quá, chu đáo quá. Đáng ra được vợ nâng niu, yêu thương, quan tâm săn sóc thì mỗi người chồng đều phải cảm thấy đó là sự may mắn của một người đàn ông. Trong cuộc sống này, đã có biết bao nhiêu người đàn ông than phiền về việc vợ lơ đễnh chuyện gia đình, bỏ bê chồng, không quan tâm thắp lửa hạnh phúc? Nhiều gia đình thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị đe dọa hạnh phúc cũng bởi người vợ không chú tâm chăm sóc chồng con, vun vén mái ấm, vv...Giải thích cho mâu thuẫn "được vợ chăm sóc kỹ đến nỗi bị ngộp thở", anh Hoàn rủ rỉ: "Cái sự chăm sóc này nó diễn ra theo hướng: Mọi thứ đều theo ý thích, quan niệm của vợ chứ không phải theo ý mình".
Nói rồi anh lấy ví dụ: Đơn giản nhất là mỗi ngày anh bị vợ ép uống đủ 2 cốc sữa tươi. Sáng một cốc trước khi đi làm, tối một cốc trước khi đi ngủ. Hôm nào anh có lỡ dậy muộn rồi cuống quýt thay đồ để chạy đến cơ quan thì vợ anh cũng nhất thiết đứng bên cạnh đưa cốc sữa để chồng "tranh thủ uống" trong lúc cài khuy áo, hệt như cảnh sáng sớm mẹ ép con ăn nhanh, ăn tạm cái gì đó để kịp giờ vào lớp! Đến tối, có hôm anh đã ăn no nê rồi nhưng chị vẫn khăng khăng "anh còn một cốc nữa, chưa đủ tiêu chuẩn, thậm chí có hôm anh đang ngà ngà ngủ chị cũng đánh thức anh dậy "vì anh chưa uống đủ sữa cho một ngày"! Lúc nào chị cũng lo anh thiếu chất, ăn uống không phong phú đa dạng và đủ bữa sẽ khiến sức khỏe anh giảm sút.
Trước khi lấy vợ, anh Hoàn hầu như chẳng bao giờ đụng đến sữa (hay các sản phẩm liên quan đến sữa). Thời gian đầu, vợ bắt uống anh cũng gật dù làm theo để chiều lòng và nghĩ, việc này có lẽ sẽ chỉ diễn ra trong thời gian đầu. Chính anh cũng không ngờ sau này nó trở thành một việc bắt buộc trong lịch sinh họat hàng ngày của anh. Nhưng chuyện uống sữa không phải chuyện duy nhất khiến anh "lăn tăn". Vợ anh còn có những "chiêu" chăm sóc chồng khiến anh phát ngán. Thay vì cảm giác được chiều chuộng, anh chỉ thấy như mình bị lấy cắp sự tự do và mất hết thể diện với những người biết chuyện.
Hàng tuần, vợ anh "ra chỉ tiêu" anh phải ăn tối thiểu 3 quả trứng gà ta và tối đa là 5 quả. Dù có đi nhậu nhẹt ở đâu (rất hạn chế chuyện nhậu nhẹt) thì về đến n hà anhcũng phải ăn cơm. Nếu không ăn cơm, đêm đó chắc chắn anh sẽ mất ngủ với vợ. Tất cả đồ dùng của anh đều do vợ tự chọn và đều phải theo ý muốn của vợ. Hàng ngày anh đi làm, quần áo anh mặc gì cũng do vợ chọn. Có hôm anh muốn mặc bộ khác vì cơ quan diễn ra buổi lễ quan trọng song vợ khăng khăng anh phải mặc bộ do vợ chọn vì theo quan điểm của vợ, bộ anh muốn mặc "không đẹp, không phù hợp". Buổi sáng vì thế mà cũng trôi qua trong nặng nề vì vợ chồng lời qua tiếng lại với nhau.
Chưa hết, trước khi ra khỏi nhà, anh còn nghe vợ dặn với: Nhớ đội mũ bảo hiểm, sang đường nhớ quan sát, vv... "Choáng" nhất là chuyện "sinh họat" của hai vợ chồng. Chị ngấm ngầm ra lệnh cho anh hôm nào "muốn" thì nhất thiết tối phải không làm việc, ăn tối vừa đủ và đặc biệt thời gian quan hệ không được kéo dài quá lâu, nếu không sẽ tổn hại đến sức khỏe của cả hai vợ chồng! Điều khó chịu, tệ hại nhất là anh Hoàn không thể nào gạt bỏ được cảm giác mình là một thằng trẻ con trong mắt vợ khi lên giường với vợ. Vì thế, "cuộc yêu" nào cũng kết thúc rất nhanh chóng, không để lại chút dư vị gì.
Ảnh minh họa
Anh Hoàn cảm giác mình không khác cậu con trai 3 tuổi là mấy. Đã nhiều lần anh trao đổi thẳng thắn với vợ về chuyện tưởng như không có gì này, nhưng thực ra lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của anh. Nói chuyện với vợ, anh thú thực: Những thói quen, sở thích, những việc anh muốn làm giờ không còn được thực hiện nữa (như ham đá bóng nhưng vợ không cho vì sợ ngã, gãy tay gãy chân). Đổi lại, càng ngày anh càng phải làm những việc theo đúng ý thích của vợ (dù đó cũng đều là những việc chẳng sai trái gì nhưng nó không phải những thứ anh muốn). Điều này khiến anh bức xúc vì anh như bị biến thành một người khác vì được vợ chăm lo chu đáo quá đáng.
Chuyện được vợ "chăm đến tận răng" với những tình tiết có thể gây cười như trên còn thi thoảng biến anh Hoàn thành chủ đề giễu cợt của bạn bè trong một số cuộc nhậu nhẹt. Có người thấy anh nhấc đũa ít liền giục anh ăn đi thì liền bị người khác trêu: "Hoàn nó chỉ uống bia với mình thôi, còn cơm nhất thiết phải ăn của vợ, không thì đêm mất ngủ". Hoặc gọi bất kỳ một món nào có trứng là anh lập tức bị nói "kháy": "Hoàn chắc không ăn được trứng nữa đâu nhỉ?". Nếu chỉ là những câu nói vui đùa bình thường thì không sao nhưng rõ ràng anh Hoàn "tím mặt" bởi những người trêu anh đều là những người biết vợ anh "chăm" anh như thế nào!
Những cuộc trò chuyện thẳng thắn với vợ không cải thiện được tình hình là bao. Thậm chí nhiều khi anh phát ngán, gắt lên và làm ngược lại những điều vợ muốn: "Em để anh tự làm thì anh sẽ làm, em còn nhắc thì cứ đợi đấy", anh bực tức lên giọng. Quan hệ giữa hai vợ chồng cũng vì thế mà trở nên căng thẳng nhưng vợ anh khó mà sửa đổi được thói quen chăm chồng, nó như bản tính cố hữu, ăn sâu vào con người chị. Chị cho rằng đó là "thiên chức" của người phụ nữ , mẹ chị ngày xưa cũng chỉ biết chăm lo con cái. Càng ngày, anh càng cảm thấy "mất hứng" với vợ ...
Ra ngoài "ăn nem" để tìm lại chính mình
Trong khi bị vợ "kìm kẹp" bằng những biện pháp chăm sóc có một không hai, anh Hoàn đã gặp một người phụ nữ bằng tuổi mình, đã có gia đình nhưng lại thiếu thốn tình cảm vì chồng vô tâm, lạnh nhạt, đi công tác biền biệt. Hai con người, một người thừa những điều mình không cần và một người thiếu những thứ mình thực sự cần, đã tìm đến với nhau...
Ở bên người tình, anh Hoàn cảm giác mình lâng lâng, thoải mái làm sao. Anh được hút thuốc lúc mình muốn, ăn bất cứ thứ gì mình thích, mặc kiểu gì cũng được mà không phải đắn đo chọn lựa cầu kỳ. Nhất là anh không phải "uống sữa tươi" 2 cốc mỗi ngày, mỗi tuần ăn đủ 3-5 quả trứng gà ta cho bổ béo.
Ở bên người tình, anh cảm giác mình thực sự là chính mình, là một người đàn ông trưởng thành, có thể làm chủ mọi sở thích, thói quen, thậm chí "phá cách" ở những thời điểm mình muốn. Soi vào vợ, anh cảm thấy vừa thương vừa giận. Vì anh biết vợ thương mình, nhưng cái cách thương, cái cách bày tỏ tình cảm sao nó khiến anh ngột ngạt. Mà anh thì đã nói chuyện bao lần nhưng cái không khí ấy nó vẫn không thể bị xua tan đi ...
Thấy chồng có vẻ "bất thường", vợ anh Hoàn tỏ ra lo lắng. Song khả năng đi " ngoại tình " bên ngoài chị không nghĩ tới, bởi trong thâm tâm, chị cho rằng mình đã làm tròn trĩnh bổn phận một người vợ, anh Hoàn không có gì phải chê trách. Chị luôn nói với anh rằng, nhìn xung quanh hàng xóm láng giềng, có ai được vợ chăm sóc tốt như anh không, được vợ mua cho mọi vật dụng từ A đến Z và chăm sóc chồng không thiếu điều gì. Chị luôn tự hào vì chồng mình béo tốt, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Chỉ có điều chị không ngờ là sự tròn trĩnh chị làm nó mang lại cho anh Hoàn cảm giác nhàm chán ...
(Ảnh minh họa)
Nhưng "cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra". Chuyện anh Hoàn ngoại tình cuối cùng bị phát giác. Vợ anh như không thể tin vào sự thật, sau tất cả những gì đã làm cho chồng ... Chị căn vặn anh, vì sao phản bội chị. Anh Hoàn nói anh không phản bội chị, chỉ vì anh cảm thấy khó sống với chị khi hàng ngày chị bắt anh phải chiều theo mọi ý thích, thói quen, mong muốn của chị trong sinh hoạt. Điều đó khiến anh nghĩ mình như một đứa trẻ, như biến thành một người khác. Và anh không thích điều đó, anh cần sống đúng với những thói quen, sở thích của mình ...
Chuyên gia tư vấn tâm lý - Tiến sỹ Nguyễn Kim Quý - cho rằng, những trường hợp thấy "bức xúc", tức tối, thậm chí rất ghét vợ vì được vợ chăm sóc quá chu đáo là chuyện không có gì bất thường ở những ông chồng như anh Hoàn.
Bà Quý cho biết: Mọi người phụ nữ ngay từ nhỏ đã được nuôi dưỡng, giáo dục để sau này trở thành một người mẹ tốt, một người vợ quán xuyến gia đình giỏi giang. Tư tưởng này thấm sâu vào ý thức mọi phụ nữ từ nhỏ và khi lớn lên, nó trở thành bản năng của người phụ nữ, khiến nhiều người vì không nhìn nhận, phân biệt rõ (giữa chồng và con) nên đã áp dụng cách cư xử quá chu đáo (như dành cho con) với chồng. Khi bị chi phối, buộc phải thay đổi thói quen theo đúng hướng chăm sóc của vợ, nhiều ông chồng đã thực sự "nối đóa", có người đã "nổi loạn" rồi "vượt rào" để tìm lại cảm giác "là chính mình", "là đàn ông đích thực" chứ không phải một đứa bé được mẹ chăm sóc.
Từ đây, Tiến sỹ Nguyễn Kim Quý khuyến cáo: Mọi sự chăm sóc cần hướng tới đúng đối tượng. Một người mẹ chăm con sẽ hoàn toàn khác một người vợ chăm chồng. Người chồng là một người đàn ông trưởng thành, làm chủ được toàn bộ sở thích, nhu cầu và lối sống của mình. Vì thế, nếu "căn ke" quá kỹ, gia đình không những không hạnh phúc như mong muốn mà có thể còn phải nhận lại những kết quả không tốt. "Cần xác định đúng đối tượng và đúng mức độ, có như vậy tình cảm vợ chồng mới bền vững, hấp dẫn", Tiến sỹ Quý nói.
Theo Nguoiduatin
Đừng kêu khổ khi phải chăm con chăm chồng Với mỗi người phụ nữ khi đã làm vợ, làm mẹ thì chăm lo gia đình là niềm hạnh phúc chứ không phải khổ đau. 24 tuổi, mốc thời gian đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. Vào cái tuổi bạn bè còn vui chơi, còn bay nhảy tự do, tôi đã đưa ra một quyết định mà bất cứ...