Vợ bầu Kiên bình tĩnh dự tòa
Sáng 20/5, phiên xử bầu Kiên và các đồng phạm được mở lại. Vợ bầu Kiên và người thân đến tòa rất sớm.
Click vào ảnh để xem đồ họa toàn cảnh
Xe dẫn giải các bị cáo đến tòa sáng 20/5
Vợ bầu Kiên cũng có mặt tại tòa khá sớm
Video đang HOT
Và nhanh chóng vào phòng xét xử – Ảnh: Tuyết Nhung
Người thân bị cáo, luật sư và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tòa
Lực lượng an ninh làm nhiệm vụ tại tòa
PV tác nghiệp trước giờ diễn ra phiên xử
Theo_VietNamNet
Ông Trần Xuân Giá khó hầu tòa trong vụ bầu Kiên
Ngày mai, TAND Hà Nội mở lại phiên xử cựu phó chủ tịch Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên cùng 8 người liên quan, tuy nhiên chưa rõ cựu chủ tịch Trần Xuân Giá có thể đến hầu tòa hay không.
Ông Lưu Tiến Dũng, luật sư của ông Trần Xuân Giá, cho biết theo kết luận ngày 14/5 của Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương, thể trạng ông Giá còn rất yếu, chưa thể đi lại được, hay choáng... Ông Giá phải dùng thuốc kháng sinh khoảng một tháng để chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh phì đại tiền liệt tuyến của ông Giá còn nặng, chưa loại trừ khả năng bị ung thư.
Luật sư Dũng chia sẻ thân chủ luôn mong muốn đến tòa để bảo đảm quyền tự bào chữa. Tuy nhiên, mọi việc phải tùy thuộc vào diễn biến sức khỏe. Trong hôm nay, luật sư sẽ có văn bản gửi TAND Hà Nội về việc ông Giá có thể hầu tòa hay không.
Các bị cáo trong phiên xử ngày 16/4.
Trong trường hợp ông Giá không thể có mặt, luật sư Vũ Ngọc Chi cho biết, HĐXX vẫn có thể thẩm vấn các bị cáo khác về những tội danh khác không liên quan đến ông như lừa đảo, trốn thuế và kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, khi tòa bắt đầu xem xét hành vi cố ý làm trái mà ông Giá và 6 cựu lãnh đạo ACB bị cáo buộc thì lúc đấy "phải có mặt ông Giá".
Ông Chi phân tích, theo khoản 2 Điều 187 Bộ Luật tố tụng hình sự, chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo khi thuộc trường hợp: bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ. "Nếu không thuộc một trong ba trường hợp kể trên thì tòa không thể xét xử vắng mặt bị cáo được", luật sư Chi nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Đình Hưng, bào chữa cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB) từng cho hay theo điều 187 thời gian hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ khi ra quyết định. Tuy nhiên nếu sự vắng mặt của ông Giá vì lý do chính đáng, tòa vẫn tiếp tục phải hoãn. Trường hợp thời gian hoãn quá dài, vụ án có thể giải quyết theo hướng trả lại hồ sơ cho cơ quan truy tố hoặc tách vụ án, tách bị can ra khỏi vụ án này để tiếp tục xét xử những người khác.
Ông Giá bị cáo buộc thời gian đương chức chủ tịch HĐQT ACB đã cùng ông Hải và các ông Nguyễn Đức Kiên (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB), Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ (3 cựu phó chủ tịch HĐQT ACB), Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc) thống nhất việc uỷ thác cho hàng chục nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Việc này được cho là trái với Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỷ đồng (số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như - quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM - chiếm đoạt).
Ngoài ra với việc thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các ông này còn bị quy kết đã làm trái quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho ACB gần 700 tỷ đồng.
Riêng ông Kiên bị cáo buộc từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, thông qua việc lập 6 công ty tư nhân riêng đã tổ chức kinh doanh không đúng với giấy phép khi mua bán cổ phần, cổ phiếu, vàng với tổng số tiền hơn 21.000 tỷ đồng. Theo cơ quan công tố, ông Kiên còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thương vụ mua bán 20 triệu cổ phần (trị giá 264 tỷ đồng) đã thế chấp của Công ty cổ phần Thép Hoà Phát.
Ngày 16/4, sau nhiều tiếng làm việc, TAND Hà Nội đã tạm hoãn xét xử vụ án gây xôn xao dư luận này với lý do vắng mặt ông Giá.
1. Nguyễn Đức Kiên, 50 tuổi, bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế, Kinh doanh trái phép. Trong số này ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt có thể lên tới án chung thân. 2. Trần Xuân Giá, 75 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Lê Vũ Kỳ, 58 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 4. Trịnh Kim Quang, 60 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 5. Phạm Trung Cang, 60 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 6. Lý Xuân Hải, 49 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 7. Huỳnh Quang Tuấn, 56 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ít ngày trước, các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn đã bị bắt để phục vụ xét xử. 8. Trần Ngọc Thanh, 62 tuổi, giám đốc ACBI do bầu Kiên lập, bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 9. Nguyễn Thị Hải Yến, 45 tuổi, kế toán ACBI, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo VNE
"Bầu" Kiên sẽ hầu tòa với cùm chân hay đôi dép tổ ong? Sau hơn 30 ngày hoãn tòa, ngày mai 20/5, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử vụ án "bầu" Kiên cùng đồng phạm. Nhiều ý kiến thắc mắc: Liệu "bầu" Kiên có còn bị cùm cả chân tay, có được mặc sơ mi, đi dép lê tổ ong đến tòa? "Bầu" Kiên mặc sơ mi "cắm thùng" đứng trước vành...