Vỡ bàng quang vì… không đi tiểu tiện 18 giờ
Một người đàn ông 40 tuổi ở Trung Quốc đã bị ba vết rách ở bàng quang sau khi uống tới 10 loại bia và sau đó không đi tiểu tiện trong suốt 18 giờ.
Theo báo cáo, một người đàn ông tên Hu đã tiêu thụ 10 loại bia trong một đêm trên thị trấn, trước khi về nhà và rơi vào một giấc ngủ say. Bằng cách nào đó người đàn ông này đã không thức dậy để đi tiểu sau khi uống quá nhiều loại bia như vậy.
Đáng chú ý trước khi đi ngủ, người đàn ông này cho biết đã đi tiểu tiện một lần trước khi 18 giờ liên tục không đi tiểu.
Các bác sĩ giải thích rằng có thể Hu đã bị ức chế hệ thần kinh nên đã mê mệt suốt thời gian dài như vậy mà không thể thức dậy đi tiểu tiện.
Trong một báo cáo được công bố, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Zhuji ở Chiết Giang thông tin rằng bệnh nhân cho biết khi tỉnh dậy, anh ta bắt đầu cảm thấy đau nhói ở bụng. Khi được xe cứu thương đưa vào, anh ta đau đớn đến mức không thể nằm xuống. Chụp cộng hưởng từ MRI khẩn cấp đã nhanh chóng tiết lộ nguồn gốc của cơn đau dữ dội này là do người đàn ông có bàng quang đã bị vỡ ở ba nơi.
Thậm chí các bác sĩ đã nhận thấy một vết rách phía khoang bụng của Hu khiến một trong những phần ruột của anh ấy đi vào bàng quang. Điều này sẽ dẫn đến cái chết mô nếu không được xử lý kịp thời. Do đó ông Hu buộc phải được phẫu thuật khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng khác. Rất may là ông này hiện đã nằm trong tình trạng ổn định.
Các bác sĩ cảnh báo rằng mặc dù trường hợp của ông Hu là cực kỳ hiếm, nhưng về mặt lý thuyết nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bàng quang của con người rất linh hoạt và có thể tăng kích thước khi chất lỏng được tiêu thụ, nhưng có công suất giới hạn chỉ khoảng 450 – 500 ml, do đó, chúng ta khuyên nên đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là khi tiêu thụ nhiều chất lỏng.
Kì lạ ở chỗ là bia, rượu sẽ khiến bạn cần đi tiểu thậm chí nhiều hơn so với khi bạn uống cùng một lượng nước. Tuy nhiên, trong trường hợp của Hu, rượu dường như cũng đã ngăn chặn hệ thống thần kinh truyền đạt nhu cầu làm trống bàng quang lên não.
Bằng chứng hóa thạch về mối quan hệ ký sinh vật chủ
Bằng chứng hóa thạch lâu đời nhất được biết đến về sự ký sinh đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở Vân Nam, Trung Quốc.
Được mô tả trên tạp chí Khoa học Nature Communications, mẫu vật hóa thạch đã tiết lộ rằng loại hình cộng sinh ký sinh - vật chủ này đã diễn ra ngay sau vụ nổ ở 154 triệu năm trước ở kỷ Cambri.
Hiện tượng ký sinh mô tả mối quan hệ giữa các loài, trong đó có một sinh vật gọi là vật ký sinh, sống bám trên hoặc bên trong một sinh vật khác gọi là vật chủ. Ví dụ như, ở người có thể thấy loài sán dây (có thể dài tới 10 mét) chiếm giữ hệ thống tiêu hóa của chúng ta (và cả các khu vực khác nữa), lấy đi chất bổ và làm tổn thương các cơ quan của chúng ta.
Mẫu vật về sự ký sinh này đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Vân Nam, trong đó có một con là sò lông cổ đại - một loài động vật có vỏ trông gần giống con ngao, mặc dù hai loài này không có quan hệ mật thiết với nhau - và một loài sinh vật sống trong ống. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trên mẫu hóa thạch của con sò cổ đại ( Neobolus wulongqingensis) này có các ống nhỏ xếp thành hàng ở gần ngay nơi các dòng dinh dưỡng của chính con sò sẽ hút chất bổ.
Một trong số các mẫu vật đã được nhà nghiên cứu Zhang và các động nghiệp kiểm tra
Với kích thước nhỏ xíu của các ống, và sự xuất hiện đặc biệt ngay gần dòng dinh dưỡng, trưởng nhóm nghiên cứu - Zhifei Zhang - và các đồng nghiệp đã kết luận rằng sinh vật sống trong ống đó là một loài ký sinh. Những kẻ ký sinh ăn cướp sống trong ống này đã sống trên vỏ của con sò, làm suy yếu cơ hội sống sót của con sò khi đánh cắp thức ăn của nó.
Các ví dụ khác về những loài ký sinh ăn cắp còn tồn tại ngày nay gồm có bọ phân - chúng ăn cắp từ nguồn dự trữ của bọ hung - loài vật đã dành cả đời để di chuyển một lượng lớn phân động vật với mục đích xây tổ cho mình. Hành vi này mang lại lợi ích cho những con bọ ăn trộm khi chúng có thể tập trung vào việc lăn các cục phân hoặc đào đường hầm mà không phải lãng phí thời gian ra ngoài tìm kiếm nguồn phân.
Tái hiện loài sò cổ đại rộng lượng với sinh vật ký sinh dạng ống trên vỏ của nó
Các bằng chứng về mối quan hệ ký sinh không dễ để phát hiện trong các hóa thạch, vì nhiều trường hợp chỉ có thể xác nhận dựa trên các hành vi có thể quan sát được, chẳng hạn như trường hợp bọ ăn cắp phân.
Do đó, tất cả các mối tương tác ký sinh từng được biết đến từ các hóa thạch đều phụ thuộc vào mẫu vật, và khả năng truyền đạt của chúng không chỉ là sự xuất hiện của ký sinh trùng mà còn là tổn hại của vật chủ.
Nhà nghiên cứu Zhang và các đồng nghiệp đã phát hiện ra loài sinh vật ăn trộm sống trong ống và làm suy yếu con sò vật chủ này, đây là mối quan hệ ký sinh - vật chủ lâu đời nhất được xác định trong các vật liệu hóa thạch cho đến nay.
Các nhà khoa học Anh phát hiện biểu hiện ngôn ngữ ở tinh tinh Các nhà sinh học người Anh đã phát hiện ra rằng khi giao tiếp với nhau, tinh tinh thực hiện các chuyển động môi, có nhịp điệu trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với nhịp điệu lời nói của con người. Các nhà sinh vật học từ lâu đã thất bại trong việc tìm kiếm biểu hiện thô sơ của lời nói...