Vợ anh mua rẻ như cho, nên cố mà dùng!
Chỉ vì nhà trai chuẩn bị vỏn vẹn 1,8 triệu đồng tiền cưới mà khiến tôi tủi thân, bố mẹ buồn lòng mất mặt.
Tôi hận bố mẹ chồng vì tiền cưới mà gia đình anh chuẩn bị chỉ vỏn vẹn 1,8 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Với nhiều người phụ nữ, đám cưới hẳn là giây phút đẹp đẽ nhất trong những ngày tháng thanh xuân của họ. Bởi cô dâu nào cũng sẽ rạng rỡ khi khoác lên mình bộ váy trắng thướt tha, đôi má ửng hồng vì hạnh phúc khi nhận được những lời chúc mừng của gia đình hai họ và mơ về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc mai sau. Thế nhưng với tôi đám cưới lại là một kỷ niệm buồn, luôn khiến tôi đau nhói mỗi khi nhớ lại.
Hàng xóm láng giềng ai cũng xuýt xoa khi một cô gái tỉnh lẻ như tôi lấy được chồng Thủ đô. Họ nào có biết gia đình chồng tôi, dù là người Hà Nội nhưng cũng chỉ là công nhân viên chức ăn lương nhà nước. Cả nhà anh phải tiết kiệm cả đời mới mua được căn chung cư nho nhỏ để đỡ phải sống trong khu tập thể tồi tàn, có nhà vệ sinh chung.
Tôi biết hoàn cảnh của gia đình chồng và sẵn sàng chấp nhận. Yêu nhau hơn 2 năm mới tính đến chuyện kết hôn, nên tôi chuẩn bị cho mình tâm lý khá kỹ càng.
Ngày hai gia đình gặp mặt, bố mẹ tôi không thách cưới để tránh mang cái tiếng thách cưới cao, gả bán con gái. Nhưng có nằm mơ chúng tôi cũng không thể ngờ rằng tiền cưới mà gia đình anh chuẩn bị chỉ vỏn vẹn 1,8 triệu đồng.
Tôi thấy tủi cho mình thì ít mà nghĩ thương bố mẹ nhiều. Vất vả nuôi tôi khôn lớn 25 năm trời, đến ngày con gả con gái về nhà chồng cũng không được nhà trai đối xử tử tế.
Ads 20-10 Tôn vinh sắc đẹp phụ nữ việt. Giảm giá lên tới 70%. Click xem ngay.
Video đang HOT
Hàng xóm cứ tưởng tôi lấy được chồng Hà Nội thì tiền dẫn cưới phải mấy chục triệu, xúm xít vào khen bố mẹ tôi có phúc. Hai cụ đành cứ phải gật đầu cho mát mặt chứ không dám hé răng nửa lời nói ra sự thật.
Mang nỗi uất ức của mình nói với chồng anh chỉ nhẹ nhàng gạt đi vì cho rằng bố mẹ anh nghĩ đám cưới ngày nay tiến bộ chứ không cổ hủ như suy nghĩ ngày xưa. Anh còn phũ phàng nói với tôi đừng có suy nghĩ và đặt nặng vấn đề tiền cưới vì như thế thì đám cưới sẽ thành một cuộc mua bán, mà rõ ràng với số tiền ấy thì bố mẹ đã bán tôi ở mức “rẻ như cho”.
Tôi cay đắng, uất ức đến không thể nói nên lời. Có cảm giác anh cưới được tôi về nhà đã là xong việc, không quan tâm gì đến cảm nhận của gia đình bên ngoại.
Đến bây giờ, đám cưới cũng qua mấy năm rồi nhưng cứ nghĩ lại tôi vẫn thấy giận run người, hận bố mẹ chồng. Chỉ vì cái đám cưới bố thí của ông bà mà khiến tôi tủi thân, bố mẹ buồn lòng mất mặt.
Cũng vì thế mà mỗi khi chồng trách tôi thế nọ thế kia, tôi vẫn đáp trả bằng câu nói nửa đùa nửa thật: “ Mua rẻ như cho thì chỉ được thế thôi, cố mà dùng!”.
Theo VNE
Vợ chăm con còn khổ gấp trăm nghìn lần chồng đi kiếm tiền
Mỗi khi có ai hỏi Thành là: Vợ dạo này làm gì? Hay vợ anh đang làm gì?... Thì câu trả lời của Thành khi nào cũng là: Vợ mình chả làm gì cả, chỉ ở nhà thôi!
Thành đứng gây nhìn đôi mắt rưng rưng của vợ. Khi ấy anh mới hiểu được rằng: Vợ anh ở nhà nhưng không phải là không làm gì cả. (ảnh minh họa)
Nhiều khi có cả mặt Liên ở đó Thành cũng nói vậy. Liên nhiều khi thấy tủi thân vô cùng. Ở nhà hai đứa con nhỏ đầu tắt mặt tối từ sáng tới tối thậm chí tới đêm, thông đêm mà chồng mỗi khi nói chuyện với anh cũng đều bảo: Vợ tớ vợ anh vợ tao chả làm gì cả chỉ ở nhà thôi. Ở nhà ở nhà chơi à? Ở nhà chơi thì tinh thần phải thoải mái, quần áo gọn gàng là lượt, thân thể phải trắng trẻo béo tốt, chân tay phải trắng phau phau, móng chân móng tay phải được chau chuốt bóng loáng chứ. Ai ở nhà chơi mà đầu bù tóc rối, mắt quầng da thâm, hốc hác mặt mũi... tinh thần mệt mỏi, ăn không được ăn mà ngủ cũng chẳng ra hồn ngủ... Chơi thôi mà khổ thế thì làm gì có ai chơi nổi cơ chứ. Những lúc vất vả, đêm lại nằm nghĩ tới câu chồng nói mà Liên ứa cả nước mắt. Hóa ra đàn bà ở nhà chăm con là chả làm gì cả sao?
Mà cũng lạ, mọi người cứ nghe ai nói là: Vợ tôi ở nhà! Là nghĩ ngay rằng: À há, hóa ra vợ thằng này vô công rỗi nghề ở nhà ăn bám chồng thôi à? Nếu như đàn bà sinh ra được ban tặng cho cái thiên chức làm vợ, làm mẹ thì đàn ông sinh ra là để bảo vệ, che chở và nuôi sống cái gia đình ấy chứ. Nếu như phân định rạch ròi những cái thiên chức mà mỗi người phải làm thì chỉ đơn giản là đàn bà sinh con, chăm con duy trì nòi giống đã là làm một công việc vĩ đại nhất rồi đó sao? Những người đàn ông có khi nào nghĩ chính họ cũng đã được nuôi lớn từ bàn tay của những người đàn bà hay không? Vậy những người mẹ của họ cũng chả có làm gì cả mà sao họ có thể khôn lớn và trưởng thành được như vậy?
Tất nhiên, với Liên, Liên chẳng nghĩ được nhiều như thế. Cho nên ở trong lòng Liên khi nào cũng tràn ngập những nỗi tủi hờn và tự ti về bản thaaqn mình. Ở nhà chăm hai đứa con cách nhau hơn tuổi (vì chót lỡ kế hoạch nên tặc lưỡi thôi thì đằng nào cũng nuôi nuôi luôn một thế sau cho nhàn và hết trách nhiệm sinh sản) mà cô thấy đầu óc mình như lúc nào cũng muốn nổ tung ra, chợ búa, cơm cháo, nấu nướng, dỗ con khóc, ép con ăn, giải quyết chuyện thằng lớn đánh thằng bé, chuyện thằng bé tè dầm, ỉa bậy, thằng lớn đập đồ chơi, phá đồ nhà, chui tủ lạnh...
Rồi chuyện tối chồng ăn gì, con ăn gì, chuyện tiền điện, tiền nước, tiền chi tiêu hàng tháng từ đồng lương không quá xông xênh của chồng, chuyện làm sao để sống qua một ngày bình yên... Và chuyện làm sao để đêm đến cái câu: Vợ tôi chả làm gì, chỉ ở nhà thôi... đừng có ám ảnh trong đầu mình nữa. Thậm chí ngay cả trong giấc ngủ mà cái câu ấy nó vẫn cứ ám ảnh và luẩn quẩn trong đầu Liên. Khiến cho cô chỉ muốn hét lên, chỉ muốn đi đâu cho thoát khỏi cái căn nhà khi nào cũng ong ong những tiếng khóc, tiếng quấy, tiếng đập phá, đòi hỏi, mè nheo, càu nhàu của ba người đàn ông trong nhà. Tại sao họ lại sinh ra để hành hạ Liên như thế? Liên muốn hỏi, muốn hét lên muốn sôi sục phản kháng... Nhưng rồi, sau vài phút, Liên lại thở dài, buông vai mà tự nhủ lòng mình: Chắc đó là cái số của mình!
Cứ sau mỗi giấc ngủ chập chờn, mệt mỏi và nửa tỉnh nửa mê như thế, sáng sớm nào với Liên cũng là một buổi sáng tồi tệ và là thời điểm bắt đầu cho một ngày dài đầy mệt mỏi và căng thẳng và cũng vô cùng tồi tệ. Nhưng Thành chả mấy khi hiểu được điều đó. Sáng anh quần là áo lượt ra khỏi nhà tối đến về nhà thì vẫn là khung cảnh ấy, gọn gàng, con cái sạch sẽ, cơm nóng canh ngọt có sẵn, chỉ việc bế thằng nhỏ dắt thằng lớn đi chơi... Nên cuộc chiến âm thầm của Liên với conc ái và công việc nhà Thành hoàn toàn là người ngoài cuộc. Thậm chí còn là một người ngoài cuộc vô cùng dửng dưng nữa. Thậm chí có hôm con quấy khóc, hay Liên có kể lể một vài câu thì Thành lại trống mắt lên phùng mang trợn mắt: Tôi đi làm cả ngày mệt lắm rồi cô có để cho tôi yên không? Ở nhà chăm con cũng không nên hồn thì làm được cái gì?
Ngày trước mẹ còn nuối năm sáu anh em mà có kêu ca gì đâu? Cô có biết kiếm được đồng tiền, bon chen ngoài xã hội nó đáng sợ như thế nào không? Mà thôi, cô suốt ngày ở trong nhà thì biết cái gì mà nói. Liên biết, Thành nói đúng, ra ngoài xã hội bon chen lọc lừa kiếm được đồng tiền không dễ. Nhưng chỉ có điều Thành cũng không biết rằng: Phụ nữ một mình gánh vác gia đình, nuôi con, chăm chồng cũng không phải là một công việc dễ dàng gì. Và cái Liên cần là sự thông cảm, là một vài câu động viên, là sự hcia sẻ bé nhỏ từ chồng. Có lẽ, nếu Thành làm được thế, Liên cũng có thể mở lòng mà chia sẻ cùng chồng những khó khăn áp lực mà Thành đang gánh vác trên vai. Trên đôi vai người đàn ông và đôi vai mảnh mai của người đàn bà đều có rất nhiều thứ nặng gánh. Nếu như ai cũng khư khư là mình khổ hơn người kia thì mãi mãi không thể nào hiểu và thông cảm cho nhau được. Liên thương chồng, nhưng Thành lại chưa hiểu hết được lòng của một người đàn bà.
***
Một chiều khi đi làm về, Thành bước vào nhà thì thấy thằng con nhỏ đang ngồi ngặm cái điều kiển ti vi vừa vầy bãi nước đái dưới nền nhà. Thằng lớn thì ngồi ăn bánh cạnh cái tủ lạnh mở toang không biết tự bao giờ với hai bàn tay đen kít, mặt mũi như đặc công và quần áo như ăn xin vừa lôi từ đống than ra. Trên nền nhà mới thật sự kinh khủng: sữa đổ đầy trên ghế salon, bim bim lẫn với nước tiểu thằng nhỏ ướt nhoét mà hình như nó vừa nhóp nhép ăn, vừa bôi cả lên đầu nữa. Quần áo trong chiếc tủ đựng đồ của bọn trẻ được kéo từ trong buồng ra nhà ngoài, cùng vô vàn những thứ đồ chơi xếp hình, ô tô và cả chăn gối có lẽ là dùng để dẫm, nhảy, lăn chán rồi...
Thành giật mình thấy cái màn hình ti vi nhấp nháy và cái đầu đãi rè rè chạy không nổi, Thành lao tới xem xét thì hóa ra nhưng thằng nhỏ nhét ba cái đĩa vào đầu khiến nó không chạy được còn ti vi không biết bật chế độ DVD từ bao giờ... Nhà không khác gì một bãi rác và hai thằng con không khác gì được lôi từ đáy bãi rác lên. Lửa giận nóng bừng bừng Thành quát thằng lớn mà thằng nhỏ khóc thét lên. Nhấc thằng con ra khỏi bãi nước đái thì thấy đũng quần nặng nặng, một mùi thật kinh khủng sộc thẳng vào mũi. Thành quát um lên: mẹ chúng mày đâu rồi hả?
Vội bế thằng con xuống nhà tắm rửa ráy qua rồi lên nhà tìm vợ. Bước vào phòng ngủ Thành xuýt ngã vì bãi nước đái khác của thằng út ở ngay cửa. Bám vội vào mép cửa không ngã, chút nữa Thành chửi bậy. Giọng Thành rít lên: Hôm nay cô ở nhà làm cái gì vậy hả? Liên mệt mỏi quay ra, hai má đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại: Em ốm! Thành sờ trán vợ thấy nóng ran. Thành nhìn hai thằng con, lại nhìn vợ, thấy lòng mình cũng đảo lộn như căn nhà trước mặt. Không biết sắp xếp từ đâu cho gọn gàng lại nữa. Thành nhìn vợ mà chỉ muốn quỳ xuống: Anh lậy em, anh van em, em là siêu nhân cơ mà làm sao em có thể ốm được.
Thành ngao ngán tháo cà vạt ngồi xuống giường hỏi vợ:
Vậy em ăn gì chưa? Em chưa. Con ăn gì chưa? Ăn rồi! Chị Hà ở bên nấu cháo cho hai đứa ăn trưa rồi. Thế nhà còn gì ăn không? Không còn gì hết. Thành nhìn vợ khuôn mặt còn kinh khủng hơn cái bận thằng lớn vạch chim đái vào cái laptop đang mở sẵn của Thành năm ngoái.
Khi chồng gần bước ra khỏi cửa thì Liên khẽ gọi Thành lại:
Anh, em xin lỗi. Hôm nay em ở nhà mà chẳng làm gì cả.
Thành đứng gây nhìn đôi mắt rưng rưng của vợ. Khi ấy anh mới hiểu được rằng: Vợ anh ở nhà nhưng không phải là không làm gì cả. Nhìn bãi chiến trường trước mắt, Thành thấy thương vợ nhiều hơn. Hóa ra là anh đã sai rồi. Thành quay sang nhìn vợ:
Em nghỉ đi, để đó cho anh!
Liên nằm quay mặt vào tường, lén lén giấu cái khăn quấn bịc nước nóng xuống ngậm giường vào kéo thằng nhỏ được bố tắm sạch sẽ vào lòng, dụi mặt vào cổ con khẽ thì thầm: Cún cưng, hôm nay mẹ xin lỗi! Nhưng mắt nàng lại ánh lên tia cười tinh nghịch
Theo Eva
"Chân em dài, eo em thon thật đấy, nhưng vợ anh mới là người giúp anh có được ngày hôm nay Anh là một người đàn ông, hơn nữa lại là một người đàn ông biết yêu cái đẹp, anh có động lòng chứ, nhưng anh nhìn xuống bàn tay trái của mình, anh thấy chiếc nhẫn cưới mà vợ anh đã đeo vào tay anh khi cả hai còn nghèo khó, anh bỗng tỉnh táo trở lại. Em trở thành nữ hoàng của...