Vợ anh hàng xóm là… “phở”
Tôi đang nhìn vợ của anh hàng xóm là “phở”, món phở mà mình không thể đụng tới.
Nàng năm nay chỉ hai lăm cái xuân xanh, còn chồng nàng những 50 tuổi. Vì lấy vợ trẻ, chồng nàng chiều chuộng hết mực. Nàng cần cái gì, đi đâu chơi, ỏng eo một chút là được liền. Đời sống vật chất no đủ với người chồng già phần nào bù đắp hạnh phúc cho nàng, giúp nàng quên đi mối tình đầu đã trả lại cho anh công nhân nghèo ở quê.
Nhưng nàng chỉ được làm bà hoàng trong 3 năm đầu tiên. Kể từ khi sanh cô con gái đầu lòng, nàng đã không còn được yêu thương, chiều chuộng như trước. Đến khi cô con gái thứ hai ra đời, nàng bị đối xử tệ bạc gấp mươi lần.
Thì ra, không chỉ ham vợ trẻ, anh chồng còn muốn có con trai để nối dõi tông đường. Gia đình anh có những 11 người con nhưng hết 10 là nữ. Hai đời vợ trước vì sanh con gái nên anh bỏ tất. Đến khi lập gia đình với nàng, anh lại nhận thêm toàn… “vịt trời”. Má anh trước khi nhắm mắt từng nhắn nhũ: “ Ráng kiếm thằng con trai nghe con”.
Thất vọng vì không có con trai, càng ngày chồng nàng càng đâm ra cáu gắt, nói năng nặng lời. Cách đây 3 tháng, chỉ vì bảo chồng thu xếp công việc để đưa vợ con về ngoại chơi, nàng nhận ngay một tràng mắng nhiếc: “ Về làm gì ở cái xứ ấy. Muốn về thì về một mình, về luôn đi. Đồ ăn hại”. Vài hôm sau, lỡ tay làm vỡ bình trà gốm sứ Minh Long mà chồng được một người bạn thân tặng, nàng bị chửi bằng những lời khó nghe, tục tĩu: “Má nó! Tao chịu hết nổi rồi nghen! Muốn sống thì sống cho ra trò, vớ vẩn thì thôi mẹ nó đi”…
Mang tiếng lấy chồng giàu nhưng vì là thân tầm gửi, nàng chỉ có mỗi việc cơm nước, phụng sự chồng và im lặng. Từ tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, nay muốn mua viên thuốc cho con, muốn ra đầu đường ăn tô hủ tíu nàng cũng phải ngửa tay xin chồng. Nhớ cha mẹ ở quê, nàng cũng không về được, mà cũng chẳng có tiền gửi về phụ giúp.
Trong những góc khuất riêng, tôi ước giá như nàng là vợ mình (Ảnh minh họa)
Có lần, mẹ nàng lên chơi, mang theo cặp gà mái tơ làm quà. Bà cột hai con gà vào cái trụ gỗ cạnh cây ngọc lan trước sân nhà. Chiều chồng nàng đi làm về, vừa dựng xe thì đạp ngay bãi phân. Thoáng thấy mẹ vợ bước ra, nhìn sang hai con gà mái, sẵn máu điên nổi lên, anh chồng đổ giận vào người mẹ bằng tuổi mình: “ Ở đây đã toàn gà mái rồi, bà còn đem lên làm gì cho mệt xác“. Nói xong anh chồng đi tuốt vào nhà, quẳng cái cặp táp lên bộ sofa rồi bỏ lên lầu.
Video đang HOT
Vì là nhà ở đối diện cách vài bước chân lại làm nghề ở nhà nên những chuyện to nhỏ giữa nàng và chồng tôi đều nghe thấy hết.
Từ chỗ cảm thương nàng lạc bước gửi thân, rồi nhìn sang vợ mình, lâu ngày tôi sanh tính, tơ tưởng đến nàng. Những khi nhìn thấy nàng buồn bã ra ngồi dưới chiếc ghế treo dưới cây ngọc lan, tôi như muốn phá toang cửa chạy sang để ôm nàng vào lòng, an ủi.
Chuyện đời không bao gì như người ta muốn, được cái này thì mất cái kia. Tréo ngoe ở chỗ, trong khi nàng nhún nhường với chồng bao nhiêu thì chính vợ tôi lại hay gắt gỏng với chồng bấy nhiêu. Mười phần hiền lành, nết na, nhìn nhượng chồng con tôi muốn có ở vợ mình lại nằm hết ở vợ của anh hàng xóm. Tôi không thể nói xấu vợ nhưng quả thực vì chuyện cơm áo gạo tiền tôi luôn bị vợ coi thường như chính chồng nàng coi thường nàng. Bởi vậy, trong những góc khuất riêng, tôi ước giá như nàng là vợ mình.
Người ta nói vợ của mình là “cơm”, còn trong mắt anh hàng xóm vợ mình là “phở”. Tôi đang nhìn vợ của anh hàng xóm là “phở”, món phở mà mình không thể đụng tới, chỉ để tơ tưởng, chỉ để ước muốn có sự thay đổi, cân bằng trong đời sống hôn nhân của mình.
Theo 24h
Hạnh phúc của "gái hư"
Dù là gái ngoan hay hư, những người phụ nữ cùng cần một điều đó là hạnh phúc. Cuộc sống bộn bề và phức tạp. Đầy rẫy trên những bộ phim thâm cung bí sử, trên những tạp chí nhiều màu dành cho phụ nữ, ai ai cũng đang hô hào chị em chúng mình đã hết thời làm những con nai vàng ngơ ngác, phải "hổ báo cáo chồn", phải thông minh sang chảnh, lắm mưu nhiều kế. Có lẽ nếu không may nhỡ "ngoan" một chút, thì bất hạnh chờ chực ngoài cửa vồ ngay.
Phụ nữ ngoan lên thiên đường, phụ nữ hư đi tứ phương
Có rất nhiều điều ràng buộc một người phụ nữ ngay từ khi mới biết nhận thức, phải nhẹ nhàng, phải chu đáo, phải tốt bụng, phải biết nghe lời, nói chung là phải ngoan.
Ngoan ở đây có nghĩa là khi nhỏ học hành giỏi giang, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ việc nhà, nghe lời người lớn. Khi lớn lên, phụ nữ ngoan phải có một công ăn việc làm ổn định, phải biết chọn một anh chồng đúng "chuẩn", nhanh chóng lập gia đình, sinh và nuôi dạy những đứa con ngoan.
"Cuộc sống đóng khung như thế thì có gì mà vui? Chán và một màu thế nào ấy. Như mình đây cả khu các em từ 25 đến 28 tuổi đã "xuất chuồng" cả rồi. Riêng mình vẫn ngày ngày phơi phới sống, phơi phới đi làm, đi chơi. Mình còn nhiều việc phải làm lắm, lập gia đình thì cũng thích, nhưng mà chưa nghĩ đến", Thu Hằng, nhân viên nghiên cứu Đại Học Y chia sẻ. Hằng sinh năm 85, tuổi 30 đã rầm rập kéo đến, cô say mê vũ trụ và vừa hoàn thành khóa nghiên cứu sinh về bụi vũ trụ tại Pháp. Gia đình Hằng chỉ có mỗi mình cô nên Hằng không thể phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Hằng chọn trở về bên gia đình và chấp nhận một mức lương đủ sống, một công việc trái ngành, nhưng không lựa chọn một cuộc đời định sẵn.
Hằng từ chối các đám mai mối, cô đam mê bầu trời nên thường theo các đoàn phượt lên vùng núi ngắm dải thiên hà từ trên cao: " Bạn bè bố mẹ ai cũng bảo mình là mẫu gái "hư", lông bông và không chín chắn. Mình cũng không hiểu định nghĩa gái "hư" của mọi người thế nào, nhưng mình vô cùng hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Mình cũng chẳng sốt ruột với chuyện yêu đương, mình chờ tình đến rồi yêu, chờ yêu đến rồi cưới. Trong lúc chờ đợi, mình cứ tận hưởng cuộc đời đúng như những gì mình muốn".
Cùng với suy nghĩ đó, Ngọc Nguyễn ( Nhân viên đối ngoại, 28 tuổi) cười: " Gái "hư" là những cô gái cá tính mạnh, dám sống và dám trải nghiệm. Đó là những người trân trọng cuộc đời mình hơn bất kì ai, nên họ cũng dễ hạnh phúc hơn gái "ngoan". Ngọc lập gia đình đã 2 năm, cô làm dâu một gia đình đúng kiểu "lư hương, từ đường", vợ chồng mới lấy nhau "các cụ" đã giục giã "tiến hành" nhanh nhanh để có cháu đích tôn, nhưng Ngọc từ chối.
"Đối với mình và cả anh xã, sự nghiệp rất quan trọng. Trước khi cưới, mình đã "giao ước" với chồng là 29 tuổi mình mới bắt đầu tính chuyện có con. Mình không thích học làm mẹ trước khi học làm vợ, cũng không muốn anh xã nhà mình trở thành cha khi chưa quen với cuộc sống làm chồng. Hơn nữa, chúng mình thích trải nghiệm cuộc sống, thích đi du lịch trước khi bị con cái "xiềng xích". Ôi cả nhà chồng và nhà mình đều kêu dữ lắm, bảo mình là một cô vợ "hư". Mình coi như là một lời khen, nếu như "hư" mà được cảm nhận nhiều hơn, được sống đúng như mình thích, thì có gì mà không tốt"?
Cấp độ cao hơn của cái sự "hư" là người phụ nữ từng là "người thứ 3" Ngọc Lan. Ngọc Lan vừa làm đám cưới với tình yêu 3 năm của mình, năm đầu tiên là khi anh ấy đang có 1 vợ và 1 cậu con trai kháu khỉnh, năm tiếp theo là lúc gia đình họ trục trặc và ly hôn, năm thứ 3 là sự phản đối dữ dội của hai bên gia đình: "Ngay trong đám cưới của chúng mình, họ hàng 2 bên vẫn xì xào bàn tán. Nhất là trong mắt nhà chồng, mình vẫn là kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Nếu như trong phim Hàn Quốc thì mình đúng là nhân vật phản diện rồi đấy", Ngọc Lan cười lớn và chia sẻ.
"Hư" mà được cảm nhận nhiều hơn, được sống đúng như mình thích, thì có gì mà không tốt (Ảnh minh họa)
Tự nhận mình là nàng gái "hư", Ngọc Lan thích đi bar vào mỗi cuối tuần, xăm một hình henna ở cổ tay. Ngọc Lan không phủ nhận mình thích chồng hiện tại ngay cả khi biết anh có vợ, nhưng sự tan vỡ của họ không liên quan đến Lan: " Mình chỉ ở bên cạnh người mình yêu mỗi lúc anh ấy cần mình, mỗi lúc anh ấy buồn bã hay mệt mỏi. Còn chuyện gái hư gái ngoan, nếu được lựa chọn mình vẫn chọn là một gái "hư". Phụ nữ ngoan lên thiên đàng, phụ nữ hư bay tứ phương. Với mình, thiên đàng hơi ảm đạm và hơi nhạt".
Gái ngoan có hạnh phúc không?
Dường như những nàng gái "hư" có một cuộc sống nhiều màu sắc và nhiều trải nghiệm hơn. Như thế, những người phụ nữ "ngoan" đang chịu đựng một cuộc đời đóng khung và tẻ ngắt?
"Mình nghĩ không hẳn như thế đâu. Dám làm và làm được những điều mình muốn thi đôi khi sẽ vui. Nhưng hạnh phúc là một từ rộng, mà người hiểu theo ý này người sẽ hiểu ý khác. Đôi khi có người cho rằng yên bề gia thất mới là hạnh phúc, có người lại nghĩ có nhiều tiền mới hạnh phúc, có người lại cho rằng đạt được nhiều thành công mới là hạnh phúc. Nên xét ở khía cạnh nào đó dù hư hay ngoan thì vẫn phải trải qua đau khổ và cả hạnh phúc", Hương Trần (25 tuổi, họa sỹ thiết kế) chia sẻ quan điểm của mình.
Cuộc sống bộn bề và phức tạp. Đầy rẫy trên những bộ phim thâm cung bí sử, trên những tạp chí nhiều màu dành cho phụ nữ, ai ai cũng đang hô hào chị em chúng mình đã hết thời làm những con nai vàng ngơ ngác, phải "hổ báo" một chút, phải là những nàng "cáo" thông minh sang chảnh, lắm mưu nhiều kế. Chưa bao giờ gái "ngoan" lại "thất sủng" như hiện nay.
" Càng ngày chị em chỗ tôi làm càng "tây hóa". Họ đôi lúc rất vị kỉ và cho rằng như thế mới là cá tính. Tôi thì không thích những người phụ nữ quá "ngoan" và lành như cục đất, cũng rất sợ những nàng gái "hư" đã nếm đủ mùi đời. Tôi mong có thể gặp một cô nàng vừa dịu dàng vừa cứng cỏi, và cần nhất là luôn sống đúng với bản thân mình, không chạy theo những điều phù phiếm", Thanh Tùng (Nhân viên lập tình FPT) chia sẻ quan điểm của mình.
Kim Linh, Biên tập viên một NXB tại Hà Nội bày tỏ: " Nói là càng hư/ngoan thì càng hạnh phúc thì chưa hẳn, vì đâu có công thức chung nào cho mỗi người. Với tư cách là một gái ngoan/chán chán điển hình, chị tự thấy mình cũng vẫn hạnh phúc theo cách riêng của chị. Nhưng chị tin rằng không ai có thể hạnh phúc nếu không sống đúng với mình hoặc đánh mất bản thân mình. Được hư, được trải nghiệm những điều mới mẻ và khác thường là cơ hội mà không phải ai cũng có".
Như vậy là...
Mỗi người có một cuộc đời, có "những điều gái ngoan chẳng bao giờ học nổi", như là những "mánh lới" khéo léo để dễ dàng tiến thân trên con đường sự nghiệp, như là dám chấp nhận sống một cuộc sống khác những người phụ nữ bình thường chỉ cần mình thích. Cũng có những điều gái hư chẳng thể nào cảm được, như là sự hy sinh khao khát cá nhân cho nụ cười của những người thân.
Dù lựa chọn là gái ngoan hay gái hư, những người phụ nữ cùng cần một điều, đó là hạnh phúc. Mà hạnh phúc là gì? Và làm thế nào để có được nó? Thì chỉ mỗi người mới có câu trả lời đúng nhất cho riêng mình.
Theo 24h
Gái hư cãi lý với gái ngoan Mà, suy cho cùng, gái ngoan và gái hư như răng và lưỡi ấy. Lưỡi thì mềm, răng thì cứng. Lưỡi là thiểu số, răng là đa số. Răng thẳng, lưỡi uốn cong được. Răng có thể mất, nhưng lưỡi thì không thể mất. Một ngày, những nàng gái ngoan thấy cần phải chỉnh đốn lại tư tưởng cũng như cách nghĩ của...