VNPT và Viettel mở rộng dung lượng đểđáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến
Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, làm việc online, VNPT và Viettel đã mở rộng dung lượng, tối ưu các hướng truy cập, ưu tiên kết nối để đảm bảo lưu thoát lưu lượng với các nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến.
Lưu lượng sử dụng các hệ thống truyền hình trực tuyến tăng mạnh
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được dự báo còn diễn biến khó lường, nhiều địa phương đã tổ chức khai giảng online và triển khai việc học trực tuyến cho hàng chục triệu học sinh.
Theo ghi nhận của không ít phụ huynh, trong 2 ngày qua, các buổi học trực tuyến của học sinh, nhất là tại những trường sử dụng giải pháp hỗ trợ dạy – học trực tuyến của nước ngoài như Zoom, liên tục bị rớt mạng, gián đoạn thời gian học.
Trong 2 ngày qua, việc học online của một số học sinh gặp khó khăn do kết nối Internet bị chập chờn, quá tải.
Thông tin với PV , đại diện VNPT cho biết, tại thời điểm khai giảng sáng 5/9 và ngày đầu tiên của năm học 6/9, lưu lượng sử dụng các hệ thống truyền hình trực tuyến như Microsoft Team, Google Meet, Zoom … đã tăng lên gấp 4 lần so với các ngày trước đó.
Nhà mạng Viettel cũng ghi nhận việc nhiều địa phương tổ chức cho học trực tuyến dẫn tới nhu cầu sử dụng Internet cố định của các gia đình tăng lên đáng kể trong 2 ngày qua.
Video đang HOT
Mặt khác, các nhà mạng cho hay, từ sáng ngày 4/9, tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố trong khi một tuyến cáp biển khác là AAG vẫn chưa khôi phục hoàn toàn dung lượng do lỗi cáp xảy ra từ trung tuần tháng 8, đã gây ảnh hưởng nhất định đến kết nối của người dùng dịch vụ Internet quốc tế.
Mở rộng, tăng cường kết nối đáp nhu cầu học tập trực tuyến
Đại diện VNPT cho hay, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, nhất là với giáo viên, học sinh, sinh viên đang dạy và học online, nhà mạng này đã ưu tiên xử lý định tuyến lưu lượng để đảm bảo cho các dịch vụ học tập trực tuyến, họp/hội thảo online. “Đến chiều ngày 6/9, lưu lượng trên mạng lưới của VNPT đã đảm bảo lưu thoát, ổn định phục vụ khách hàng”, đại diện VNPT khẳng định.
Để đảm bảo năng lực mạng lưới đáp ứng nhu cầu học online của học sinh, sinh viên sau ngày khai giảng, cũng như phục vụ họp trực tuyến của các cơ quan/doanh nghiệp trong tình hình giãn cách xã hội, trước đó VNPT đã tăng cường kết nối đảm bảo lưu thoát lưu lượng với các nhà cung cấp hệ thống truyền hình trực tuyến như Microsoft Team, Google Meet, Zoom…
Song song đó, VNPT đang tiến hành đấu nối ứng cứu khẩn đến các hướng nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến và tiếp tục lên kế hoạch đấu nối tăng cường mở rộng cáp biển từ nay đến cuối năm 2021 để đảm bảo phục vụ nhu cầu học và làm việc online của khách hàng trong thời gian này.
Trao đổi với PV , đại diện Viettel cũng cho biết, nhằm khắc phục tình trạng khó khăn trong truy cập do ảnh hưởng của sự cố cáp biển cũng như sự gia tăng nhu cầu Internet, Viettel đã chủ động mở rộng dung lượng, tối ưu các hướng truy cập, ưu tiên kết nối để đảm bảo lưu thoát lưu lượng với các nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến. Đến thời điểm sáng nay, ngày 7/9, hiện tượng chập chờn khi truy cập vào các ứng dụng học tập đã được khắc phục tối đa.
Ngoài ra, theo thống kê của Viettel, lượng khách hàng đăng ký mới/nâng cấp các gói cước Internet cố định băng rộng từ đầu năm học có tăng nhẹ. Các gia đình phổ biến lựa chọn đăng ký mới/nâng cấp lên các gói cước có dung lượng khoảng 80MB, tương đương chi phí từ 180.000 – 200.000 đồng/tháng.
Với băng thông này, theo phân tích của nhà mạng, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của các gia đình, bao gồm việc học trực tuyến, giải trí và làm việc online. Với các gia đình có diện tích rộng, nhiều phòng, Viettel khuyến nghị sử dụng bộ sản phẩm Home Wi-Fi, với chi phí chỉ từ 265.000 đồng/tháng, ứng dụng công nghệ Mesh, phủ sóng đến toàn bộ ngóc ngách trong căn nhà và mang lại trải nghiệm rất tốt.
“Nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập, giải trí của khách hàng trong thời gian giãn cách, Viettel đã tối ưu mạng lưới, bổ sung băng thông cần thiết, bố trí lực lượng ứng trực kỹ thuật 24/24h để kịp thời hỗ trợ đến từng doanh nghiệp, từng khách hàng khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng”, đại diện Viettel thông tin thêm.
Nhà mạng tăng băng thông Internet cho người dân trong dịch Covid-19
Nhiều hình thức khuyến mãi sắp được các nhà mạng Việt Nam triển khai giúp giảm khó khăn cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Ngày 2/8, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cùng các doanh nghiệp viễn thông đã công bố gói hỗ trợ dịch vụ trị giá gần 10.000 tỷ đồng trong 3 tháng. Gói hỗ trợ được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giúp giảm khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Các doanh nghiệp tham gia gói hỗ trợ viễn thông của Bộ TT&TT gồm Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, FPT, Vietnammobile và SCTV. Hình thức hỗ trợ khác nhau tùy nhà mạng, dịch vụ và khu vực sinh sống của người dùng.
Gói hỗ trợ trị giá 10.000 tỷ đồng giúp người dân giảm bớt khó khăn, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc tại nhà.
Với khách hàng trên toàn quốc, nhà mạng sẽ tăng gấp đôi băng thông cho dịch vụ Internet cáp quang, giá cước không đổi nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc tại nhà. Người dùng còn được miễn phí truy cập tốc độ cao đến các trang tin điện tử của Bộ Y tế hoặc ứng dụng truy vết Bluezone.
Với người dùng thiết bị di động, các nhà mạng sẽ tặng 50% dung lượng data cho tất cả gói cước đang sử dụng, hoặc đăng ký mới với giá không đổi. Riêng gói cước VX3 (6 GB/3 ngày) có giá giảm từ 20.000 đồng xuống 10.000 đồng, gói VX7 (10 GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng.
VX3 và VX7 là 2 gói cước do Viettel, VNPT và MobiFone cùng triển khai nhằm hỗ trợ Quỹ vaccine phòng Covid-19. Với mỗi gói cước được đăng ký hoặc gia hạn thành công, các nhà mạng sẽ trích 5.000 đồng để ủng hộ quỹ vaccine.
Đối với khách hàng sinh sống tại địa phương phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhà mạng sẽ tặng thêm 50 phút gọi nội mạng.
Bên cạnh hỗ trợ về băng thông, dung lượng và giá cước, các doanh nghiệp Viettel, VNPT, CMC và FPT sẽ phối hợp cùng Bộ TT&TT ra mắt 17 nền tảng, hỗ trợ phòng, chống dịch với giá trị ước tính gần 2.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ công bố gói hỗ trợ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết đây là hành động thiết thực của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Bộ trưởng TT&TT, ngành viễn thông đang căng mình đảm bảo thông tin liên lạc, lan tỏa năng lượng tích cực, phát triển nền tảng công nghệ số, phần mềm để hỗ trợ toàn quốc chống dịch.
"Trong lúc khó khăn này, liên lạc viễn thông, Internet nhiều khi là cách duy nhất để chính phủ kết nối với người dân để hỗ trợ. Không có liên lạc sẽ dẫn đến nhiều cái không khác, trong đó có cái đói. Càng giãn cách xã hội, nhu cầu kết nối càng cao. Chương trình hỗ trợ, khuyến mãi tặng kết nối cho người dân lúc này thực sự hữu ích và thiết thực", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Trước đó vào năm 2020, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, người dân và tuyến đầu chống dịch như đóng góp vào Quỹ vaccine phòng Covid-19, giảm giá cước, tăng dung lượng data, xây dựng nền tảng công nghệ giúp phòng chống dịch.
Tổng giá trị hỗ trợ từ đầu năm 2020 đến nay là gần 23.000 tỷ đồng, riêng 3 doanh nghiệp Viettel, VNPT và MobiFone đã đóng góp gần 21.000 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Gặp đồng nghiệp mỗi ngày trên văn phòng ảo Gather là giải pháp kết hợp giữa game nhập vai và hội họp trực tuyến, giúp việc tương tác giữa người dùng khi làm việc từ xa thực tế hơn. Zoom, Google Meet hay Teams là những ứng dụng hội họp trực tuyến được rất nhiều người sử dụng trong khoảng thời gian qua. Tuy nhiên, những giải pháp này không thể giúp...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Microsoft đưa tính năng Recall gây tranh cãi trở lại PC Copilot+

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025