VNPT – Hành trình nối những bờ vui!
Nằm trong chuỗi sự kiện trao Học bổng VNPT Chắp cánh tài năng Việt dành cho con em ngư dân và lực lượng cảnh sát biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong 3 ngày từ 31/7 đến 2/8/2014, VNPT đã trao trực tiếp cho các em học sinh tiêu biểu của tỉnh.
Trong suốt hành trình của mình từ 9 năm qua, những người làm Chương trình đã gặp gỡ rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Bằng tấm lòng chân thành, VNPT đã mang đến niềm vui cho các em học sinh và gia đình. Bên cạnh đó, những phần thưởng tuy nhỏ nhưng cũng mang lại sự khích lệ kịp thời, thiết thực cho các em trên con đường học tập, xây dựng tương lai.
Đoàn công tác của VNPT đã trực tiếp đến động viên, thăm hỏi, khích lệ tinh thần các gia đình ngư dân gặp bất hạnh trong cuộc sống.
Ông Nguyễn Viết Hà, Phó giám đốc VNPT Quảng Nam, thắp nén hương cho ngư dân đã không may thiệt mạng khi ra khơi bám biển…
… cũng như khích lệ tinh thần các ngư dân để mọi người yên tâm ra khơi, đảm bảo nguồn sống của mình.
Video đang HOT
Bằng tấm lòng chân thành của mình, VNPT đã mang đến niềm vui cho các em học sinh và gia đình…
… cùng niềm tin vững chắc vào một tương lai tươi sáng hơn.
Theo_VnMedia
Lộ diện trực thăng châu Âu trang bị cho Kiểm ngư Việt Nam?
Lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam rất có thể sẽ được trang bị loại trực thăng AS-565 Panther do châu Âu chế tạo.
Lộ diện trực thăng châu Âu trang bị cho Kiểm ngư Việt Nam?
Được thành lập ngày 25/01/2013 và chính thức ra mắt vào ngày 15/04/2014, Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy là lực lượng thực thi pháp luật trên biển non trẻ nhất nhưng Kiểm ngư Việt Nam đã sớm phải gánh vác trách nhiệm nặng nề khi chỉ nửa tháng sau ngày ra mắt thì Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động một cách bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên biển, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tàu tuần tra hiện đại, trong đó lớn nhất là 2 tàu KN-781, KN-782 thuộc lớp DN2000 đóng tại nhà máy đóng tàu Hạ Long theo thiết kế của tập đoàn Damen (Hà Lan).
Việc được trang bị 2 tàu tuần tra cỡ lớn với lượng giãn nước 2.500 tấn, có sân đỗ và nhà chứa cho trực thăng mở ra hướng phát triển mới cho lực lượng Kiểm ngư nói riêng và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển nói chung. Từ nay chúng ta đã có thể triển khai trực thăng tuần tra, cứu hộ cứu nạn theo tàu nhằm hỗ trợ các hoạt động trên biển khi cần thiết, điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Sàn đáp và nhà chứa trực thăng trên tàu KN-781.
Vậy lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ được trang bị loại trực thăng nào?
Trực thăng AS-565 MB.
Trong một bài viết đăng trên tờ IHS Jane's số ra ngày 18/03/2014 có bài phỏng vấn Thiếu tá Nguyễn Khắc Vượt, phó giám đốc Bộ phận Quan hệ quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ mua trực thăng để trang bị cho 4 tàu tuần tra xa bờ DN2000, loại trực thăng đó có thể là Ka-27 hoặc AS-565.
Tuy nhiên Jane's đã có một chút nhầm lẫn khi trong 4 tàu DN2000 thì chỉ có 2 tàu biên chế cho lực lượng Cảnh sát biển là tàu 8001 và 8002, 2 tàu DN2000 còn lại trang bị cho lực lượng Kiểm ngư là tàu KN-781 và KN-782. Việc nhầm lẫn này cũng dễ hiểu vì lý do cả Cảnh sát biển lẫn Kiểm ngư đều là lực lượng thực thi pháp luật trên biển và các thông tin trước đây đều cho rằng cả 4 tàu DN2000 được đóng cho Cảnh sát biển Việt Nam.
AS-565 Panther là phiên bản quân sự của dòng trực thăng nổi tiếng AS-365 Dauphin, đây là loại trực thăng hạng nhẹ đa nhiệm do hãng Eurocopter chế tạo. AS-565 Panther được thiết kế để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm: vận chuyển quân, tuần thám biển, chống ngầm, chống hạm, cứu hộ, cứu nạn,... Về cấu trúc thì AS-565 tương tự như AS-365 nhưng ở AS-565 đã được thiết kế sử dụng nhiều vật liệu composite nhằm tăng cường độ bền cũng như giảm mức độ bộc lộ radar.
Thông số kỹ thuật cơ bản của trực thăng AS-565 Panther: Kíp lái: 2 người; khả năng vận chuyển: 10 lính; dài: 13,68 m; cao: 3,97 m; trọng lượng cất cánh tối đa: 4.300 kg; động cơ: 2 động cơ Turboméca Arriel 2C với công suất mỗi động cơ là 852 mã lực; tốc độ tối đa: 306 km/h; tầm bay: 827 km; dự trữ hành trình: 4 giờ.
Hiện nay có nhiều phiên bản của trực thăng AS-565 nhưng nếu trang bị cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư thì khả năng cao đó là biến thể AS-565 MB chuyên thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tuần thám biển. Phiên bản này được trang bị các thiết bị quang điện tử hiện đại giúp phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và giám sát mặt biển bất kể ban ngày hay đêm, ngoài ra nó còn được trang bị 1 tời cứu hộ với trọng lượng tối đa lên đến 272 kg và đèn pha công suất lớn.
Việc được trang bị trực thăng sẽ giúp tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam. Ngoài ra trực thăng còn đóng vai trò đắc lực trong các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển của 2 lực lượng này.
Theo Xahoi
Trung Quốc điều thêm nhiều máy bay quân sự hoạt động tại Biển Đông 4 lần máy máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc từ Lĩnh Thủy bay xuống trên các biên đội tàu của ta; 3 lần máy bay tiêm kích J-11 bay từ Lạc Đông đến Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 150 km... Theo VTV, ngày 25/6, các lực lượng Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam đã phát hiện nhiều lần, nhiều máy...