VNPT đóng góp lớn trong triển khai thành công IPv6 tại Việt Nam
Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang IPv6 sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0 đã chính thức được công bố hoàn thành.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT là một trong những doanh nghiệp góp phần tích cực vào sự thành công chung này.
Ứng dụng IPv6 thành công trên hầu hết các phương diện
Địa chỉ IPv6 được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – Cơ quan quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, lần đầu giới thiệu vào năm 2004. Để đảm bảo sự phát triển của hoạt động Internet Việt Nam, trong giai đoạn 2008 – 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các kế hoạch, hoạt động thúc đẩy chuyển đổi ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 trên mạng lưới và dịch vụ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của hoạt động mạng và dịch vụ Internet Việt Nam, bắt kịp xu thế mới về công nghệ.
Cột mốc chính thức đánh dấu chủ trương thúc đẩy sử dụng IPv6 tại Việt Nam là ngày 06/5/2008, khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ra Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Tiếp đó, ngày 06/01/2009, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai và theo dõi, điều phối hoạt động chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.
Với mục tiêu tổng thể là “Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 kể từ 2019″, trong suốt giai đoạn 2011 – 2019, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Ban Công tác) đã cùng các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ bám sát nội dung, lộ trình của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Năm 2019 đánh dấu chặng đường 12 năm Việt Nam thực hiện công tác thúc đẩy phát triển sử dụng địa chỉ IPv6. Ban Công tác đã cùng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chuyển đổi Internet Việt Nam từ IPv4 sang IPv6 một cách an toàn.
Sau các nỗ lực, hoạt động đúng hướng, Việt Nam có kết quả ứng dụng IPv6 xuất sắc. Mạng Internet Việt Nam được chuyển đổi sang thế hệ mới sử dụng IPv6, hoạt động ổn định; dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng (bao gồm dịch vụ của doanh nghiệp, dịch vụ công của cơ quan nhà nước) đã góp phần đảm bảo cho hoạt động Internet Việt Nam bắt kịp với xu thế công nghệ mới.
Video đang HOT
Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 39,94%, vượt xa các quốc gia trong khu vực và thuộc nhóm quốc gia tiêu biểu nhất toàn cầu, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 trên thế giới với hơn 21.000.000 người sử dụng IPv6. Kết quả thực hiện cũng đã vượt mục tiêu chung đặt ra là đến cuối 2019, mức độ ứng dụng của Việt Nam đạt trung bình chung toàn cầu (hiện ở khoảng 22%). Thời điểm tháng 5-6/2019, Việt Nam vượt qua Malayxia, Nhật Bản để đứng số 1 khu vực ASEAN và thứ 5 toàn cầu.
7 triệu thuê bao VNPT ứng dụng địa chỉ IPv6
Tính đến thời điểm này, hạ tầng mạng IPv6 quốc gia gồm Hệ thống DNS quốc gia với 6/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6 và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) với 19/21 thành viên kết nối qua IPv4/IPv6, đây là cơ sở nền tảng cho phát triển Internet Việt Nam nói chung và ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 nói riêng.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các chỉ số ứng dụng triển khai IPv6 ấn tượng của Việt Nam là kết quả của sự phối hợp hiệu quả từ các doanh nghiệp trong đó nổi bật là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng công ty Viễn thông MobiFone… Các doanh nghiệp ISP, di động lớn đều đã sẵn sàng chuyển đổi IPv6 cho mảng hạ tầng, dịch vụ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam.
Tập đoàn VNPT là một trong những doanh nghiệp đã hoàn xuất sắc kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 theo Bộ tiêu chí đánh giá với tỷ lệ cao (trên 120%). VNPT đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam. Cụ thể, với hạ tầng, dịch vụ Internet của doanh nghiệp, hiện giờ VNPT đã có 4 triệu thuê bao FTTH sử dụng IPv6; 3 triệu thuê bao di động VinaPhone ứng dụng IPv6. Về lưu lượng IPv6 của Internet Việt Nam, các doanh nghiệp lớn đã có đóng góp chủ yếu cho tổng lưu lượng IPv6 Việt Nam. Theo thống kê của APNIC vào đầu tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Tập đoàn VNPT là 35.23%.
Với thế mạnh về hạ tầng, dịch vụ, Tập đoàn VNPT cũng sẵn sàng triển khai IPv6 cho hạ tầng Chính phủ điện tử, Y tế điện tử. Được biết, hiện giờ, VNPT đã triển khai hạ tầng Chính phủ điện tử như dịch vụ một cửa IGATE cho 36/64 tỉnh/ thành phố; Dịch vụ văn bản điện tử eOffice cho 59/64 tỉnh/Thành phố; Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia; Các dịch vụ Y tế điện tử triển khai rộng rãi khắp các bệnh viện tại các tỉnh/Thành phố trong cả nước.
Theo VNMedia
VNPT dẫn dắt về sản phẩm số, đi trước đón đầu công nghệ
Trong công cuộc chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT đã sớm đi đầu về công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt về nghiên cứu, phát triển sản phẩm số tại thị trường Việt...
Trước xu thế "cuộc sống số" đã nhanh chóng thâm nhập và phát triển sâu rộng tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã liên tục đồng hành cùng các Bộ ngành, các doanh nghiệp ICT trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp hướng tới các mục tiêu: Chuyển đổi số nền kinh tế; Chuyển đổi số xã hội; Chuyển đổi số cơ quan nhà nước; Phát triển lực lượng lao động số. Quá trình này bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong thời gian vừa qua, VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về công nghệ 4.0, cụ thể như: trí tuệ nhân tạo AI trong triển khai mô hình đô thị thông minh, bài toán AI về thị giác, công nghệ nhận dạng quang (AI/OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, dữ liệu lớn BigData...
Chẳng hạn, trong quy hoạch và quản lý, AI giúp phân tích, dự báo về môi trường không khí, hỗ trợ phân tích, quy hoạch các công trình đô thị nước sạch, lưới điện, giao thông... AI giúp nhận dạng tự động các công trình và cây xanh, phát hiện tự động các công trình vi phạm, dự báo phát triển khu dân cư...
Trong lĩnh vực giao thông thông minh, ứng dụng AI được VNPT triển khai tại Hà Nội trong việc giám sát an ninh trật tự thông minh, giúp giám sát lưu lượng, nhận diện biển số, phát hiện sai làn, vượt đèn đỏ của người tham gia giao thông... như Trung tâm điều hành thông minh, Camera giám sát an ninh và giao thông, Công bố thông tin quy hoạch đất đai/xây dựng...
Trong công cuộc chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT đã sớm đi đầu về công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt về nghiên cứu, phát triển sản phẩm số tại thị trường Việt
Trong lĩnh vực chuyển đổi số nền kinh tế, VNPT xác định lấy các doanh nghiệp làm trung tâm, với các nội dung: Chuyển đổi sử dụng hạ tầng số; chuyển đổi áp dụng quản trị số (phần mềm quản lý nhân lực, kế toán...); số hoá công cụ sản xuất và tổ chức khai thác dữ liệu để tạo ra các sản phẩm/mô hình kinh doanh mới; và bao trùm tất cả chính là thương mại điện tử, dịch chuyển các giao dịch thương mại truyền thống sang môi trường số.
Đối với hạ tầng số, VNPT đã sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp những nền tảng hạ tầng viễn thông, CNTT như: Hệ thống ảo hóa, cung cấp dịch vụ qua nền tảng điện toán đám mây (IaaS, SaaS); kết nối băng rộng tốc độ cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu kết nối (FTTX, 4G/5G, NB-IoT/LoraWan...).
Về quản trị số, VNPT đã và đang triển khai các công cụ, ứng dụng CNTT để thay thế các quy trình hiện hữu của đơn vị, đảm bảo quản trị, số hóa toàn trình việc vận hành của doanh nghiệp, như Quản lý kho hàng; Phần mềm kế toán; Phần mềm quản trị nguồn nhân lực; Phần mềm quản lý kênh phân phối; Chữ ký số, Hóa đơn điện tử...
VNPT cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc số hoá công cụ sản xuất và tổ chức khai thác dữ liệu, các nền tảng BigData, AI, IoT... đã không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, mà còn dựa vào việc phân tích dữ liệu, kết nối dữ liệu với những hệ sinh thái, nền tảng dịch vụ khác để hình thành những sản phẩm mới, dịch vụ mới.
Về thương mại điện tử, VNPT cung cấp toàn trình từ hạ tầng đến giải pháp, ứng dụng, từ quản lý bán hàng, tồn kho, giao nhận đến thanh toán trực tuyến... giúp các giao dịch online dễ dàng, nhanh chóng, linh hoạt, tin cậy. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Trong chuyển đổi số xã hội, VNPT đã mang những ICT ứng dụng sâu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm khoảng cách xã hội. Có thể kể các giải pháp trong lĩnh vực giáo dục với bài giảng điện tử, học trực tuyến quản lý tuyển sinh, quản lý kết quả học tập học sinh... đã giúp xoá mờ khoảng cách địa lý, vùng miền, nâng cao hiệu quả trong học tập, giảng dạy và quản lý giáo dục.
Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng quản lý y tế, quản lý xét nghiệm, phần mềm lưu trữ, bệnh án điện tử... hệ thống thông tin bệnh viện, khám chữa bệnh từ xa của VNPT đã thâm nhập gần 100% các bệnh viện các tuyến trên cả nước. Trong tương lai, VNPT sẽ tiếp tục ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot trong chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, hứa hẹn sẽ mang tới những cải cách và đột phá.
Bên cạnh đó, VNPT cũng xây dựng và triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt (VNPT Pay), không chỉ cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho khách hàng VNPT mà còn cung cấp tiện ích linh hoạt, tiện lợi cho người dân thanh toán cho lĩnh vực dịch vụ công, y tế, giáo dục... Tới đây, ngay khi được cấp phép, VNPT sẽ cung cấp ra thị trường dịch vụ Mobile Money cho phép thanh toán qua tài khoản di động, là tiền đề tạo ra một cuộc cách mạng trong thói quen không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam. VNPT đã và đang hướng tới xây dựng hệ sinh thái số (VNPT digital ecosystem) cung cấp đầy đủ nhu cầu số hàng ngày, từ giải trí đến tài chính, học tập, chăm sóc sức khoẻ...
Theo vnmedia
VNNIC công bố hệ thống đo chất lượng Internet Các hệ thống đo chất lượng đường truyền của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Bốn thông số đường truyền có thể kiểm tra thực tế tại máy của người dùng cuối. Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hạ tầng Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Đây là...