VNG giới thiệu game tự sản xuất mang tên Xếp Hình
VNG cho biết, studio Jingle Bee (JBS) của công ty này đã hoàn tất những công đoạn phát triển cuối cùng của dự án game mobile “ Xếp Hình , đánh dấu việc chính thức gia nhập thị trường game mobile tự sản xuất tại Việt Nam. Xếp Hình thuộc thể loại “match-3 trái cây”, một thể loại rất quen thuộc với đa số người dùng tại Việt Nam và thường được gọi chung là game xếp kim cương. Chúng ta có thể khẳng định Xếp Hình là một trò chơi khá đơn giản khi người chơi chỉ việc hoán đổi vị trí các loại trái cây khác nhau, tạo được một hàng ngang hoặc dọc cùng loại để ghi điểm.
Theo VNG, mặc dù gameplay tương đồng với các trò chơi khác ở cùng thể loại, nhưng không vì vậy mà Xếp Hình trở thành bản sao rập khuôn và không có gì mới mẻ. Thay vào đó, đội ngũ phát triển của studio JBS đã rất táo bạo khi bổ sung thêm tính năng xã hội vào game, điều mà chưa có sản phẩm game mobile “match-3″ nào làm trước đây.
“Không giống như các trò chơi ở thể loại “match-3″ đã xuất hiện trước đó, đội ngũ JBS muốn biến Xếp Hình thành một mạng xã hội mini, nơi game thủ có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp, trao đổi vật phẩm, khẳng định đẳng cấp cá nhân một cách dễ dàng. Bạn sẽ thấy rõ yếu tố khác biệt này khi tham gia vào Xếp Hình” – đại diện JBS nói.
Game thủ có thể đăng kí tham gia thử nghiệm trò chơi tại fanpage Xếp Hình từ ngày 26-28/4 trên Facebook và Zing Me. Trong thời gian thử nghiệm (từ 26/4-2/5), những game thủ báo lỗi hoặc đóng góp những ý kiến hữu ích, hợp lệ để hoàn thiện sản phẩm sẽ nhận được phần thưởng hấp dẫn. Giải Nhất sẽ nhận được 2.000 zing xu, giải Nhì 1.500 zing xu, giải Ba 1.000 zing xu.
Được biết, Xếp Hình được xem là sản phẩm tiên phong của VNG vào thị trường game mobile do các studio của mình tự sản xuất. Dự kiến, từ đây đến hết năm 2013 VNG sẽ tiếp tục ra mắt thêm 09 tựa game mobile thuộc nhiều thể loại khác nhau.
Video đang HOT
Theo GameK
Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2)
Lợi nhuận bị sụt giảm khi phải chia nhỏ thị phần, nhìn nhận kém sự phát triển của thị trường đã khiến các game mạng xã hội dần bị khai tử. Lợi nhuận sụt giảm, nhìn nhận kém thị trườngSự phát triển nhanh chóng cùng nguồn thu không nhỏ từ các NPH game đã khiến Facebook muốn ăn chia lợi nhuận và mạng xã hội lớn nhất hành tinh này cho ra đời hệ thống Credits của mình vào tháng 7 năm 2011. Tất cả những game trên mạng xã hội này đều phải sử dụng hệ thống Credits của Facebook, lợi nhuận mà Facebook nhận được là 30%. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các NPH, trong đó có Zynga và EA.
Facebook Credits ra đời làm giảm 30% lợi nhuận của các NPH Game mạng xã hội.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ smartphone những năm trở lại đây đã khiến người dùng có xuhướng chuyển sang dùng điện thoại thay vì máy tính như trước. Sự thay đổi này khiến các NPH không đáp ứng được nhu cầu thị trường và chịu nhiều tổn hại. Lượng người chơi giảm đi rõ rệt và nếu mãi dậm chân tại chỗ, các NPH đều phải nói lời tạm biệt với thị trường game mạng xã hội.
Quay trở lại với Zynga, đứng trước cái chết đã nhìn thấy rõ ràng, Zynga lập tức mua Newtoy để xây dựng tựa game nổi tiếng Words With Friends, nhưng không may là trò chơi này có doanh thu không được như mong đợi. Công ty này cũng mạnh tay chi tiền mua lại OMGPOP, công ty phát triển game nổi tiếng trên mobile DrawSomething, nhưng trò chơi này nhanh chóng tụt hạng và mang lại khoản lỗ lên tới 95 triệu USD cho họ.
Thị phần bị chia nhỏ.
Phần cuối cùng tôi sẽ nói tới vấn đề miếng bánh thị phần. Những tựa game nổi tiếng trên mạng xã hội của các tên tuổi lớn như Zynga hay EA đều đơn giản và quan trọng là dễ sao chép. Với lợi nhuận lớn thu lại, có rất nhiều công ty nhảy vào xâu xé. Từ những tên tuổi lớn như EA và mới đây là King.com tất cả đều muốn giữ cho mình một lượng thị phần nhất định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ mảng game mạng xã hội bị chia thành nhiều phần.
Nếu như Zynga và EA mang tới những game có tính toàn cầu cao thì các game mạng xã hội của các NPH địa phương có tính bản địa tốt hơn rất nhiều. Rõ ràng tại Việt Nam, game của các công ty trong nước có sức ảnh hưởng tốt hơn FarmVille. Từ những sản phẩm của các công ty, NPH nhỏ lẻ cũng dần dần gặm nhấm rất nhanh miếng bánh thị phần béo bở này khiến các công ty lớn dần mất đi lợi nhuận.
Game mạng xã hội Việt Nam có lợi thế hơn các game từ NPH nước ngoài.
Với đà phát triển như hiện nay, liệu thị phần game mạng xã hội sẽ tiếp tục bị chia nhỏ cho tới khi nào, và các công ty còn tiếp tục đổ tiền vào phát triển với lợi nhuận bị thu hẹp lại như vậy hay không?
Tạm kết
Doanh thu của tất cả các tựa game Zynga sở hữu trên mạng xã hội năm 2011 là 11 triệu USD, con số này vào năm 2012 đã giảm xuống 2,6 triệu USD và game của họ không còn hot nhất trên Facebook. Mạng xã hội này cũng cho biết có 250 triệu thành viên của họ sử dụng các trò chơi hàng tháng nhưng con số này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Sự suy thoái của các công ty kinh doanh game mạng xã hội là điều tất yếu và được các chuyên gia dự đoán trước.
Theo GameK
Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 1) Những tựa game nổi tiếng như PetVille, Pet Society, The Sims Social,... lần lượt bị khai tử cùng những đợt cắt giảm đầu tư của hai NPH lớn là Zynga và EA. Đó là những dấu hiệu dự đoán trước tương lai không mấy tốt đẹp của các công ty phát triển game mạng xã hội. Thời kỳ phồn thịnh Năm 2008 là...