VN thi nghề đạt giải cao nhưng năng suất lao động kém
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng, Việt Nam luôn đạt thành tích cao tại các cuộc thi tay nghề giữa các nước ASEAN, nhưng năng suất lao động lại kém.
“VN luôn đạt thành tích rất cao tại các cuộc thi”
Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho biết, Việt Nam luôn đạt thành tích rất cao tại các cuộc thi tay nghề giữa các nước trong khối ASEAN.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải
Ví dụ, đoàn Việt Nam đoạt giải nhất với 15 huy chương vàng tại cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 được tổ chức cuối tháng 10 vừa qua tại Hà Nội. Tiếp theo là Malaysia 9 huy chương vàng, Indonesia 8 huy chương vàng, Singapore 4 huy chương vàng và Thái Lan 3 huy chương vàng.
Tuy nhiên, có một nghịch lý, theo các số liệu nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2013, năng suất lao động của người Việt Nam kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần và chỉ bằng 2/5 năng suất lao động khi so sánh với người Thái Lan.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng là mục tiêu đối với dạy nghề, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp với thực tiễn khách quan của Việt Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, các kỹ năng mềm khác…
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo Luật cân nhắc bổ sung mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nội dung liên quan tới mục tiêu tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động dịch vụ của người Việt Nam trong giáo dục nghề nghiệp.
Bổ sung nội dung có liên quan tới vấn đề vị trí việc làm, chính sách tuyển dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, theo lời đại biểu, các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng lao động luôn có xu hướng ưu tiên người có trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học… để làm tại vị trí công tác mà không cần đến trình độ này.
Ví dụ, một trường trung học cơ sở một huyện miền núi, với quy mô của nhà trường thì tổng thu, chi 1 năm chỉ khoảng 500 triệu, vậy chỉ cần 1 người tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán có thể đảm đương được việc hạch toán thu chi.
Khi nhà trường cần tuyển dụng vị trí việc làm này đã có hàng chục đơn xin việc của các cử nhân kế toán. Do vậy không còn cơ hội cho những người học viên tốt nghiệp các trường trung cấp nghề phù hợp.
Video đang HOT
Đào tạo không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng, Luật cần có cơ chế gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.
Thực tế ở nước ta, mối liên kết giữa các trường đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động chưa cao, dẫn đến hệ quả đào tạo thường không đáp ứng ngay được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Nhiều người được đào tạo ra không tìm được việc làm, nhiều lao động được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải tự tổ chức đào tạo lại.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu cụ thể hơn về cơ chế, chính sách, giải pháp khả thi để quy định trong luật, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp.
Sự đánh giá của doanh nghiệp và thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đây là căn cứ để mở nghề, xác định số lượng tuyển sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phải có tổng kết, đánh giá thực tiễn để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo trong quá trình đào tạo nghề.
Đại biểu Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, quy định tại dự thảo Luật về tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm, vừa học để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp… còn quá chung chung.
Cần quy định rõ doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo, đào tạo lại đối với người lao động khi đầu tư thay đổi dây chuyền, thiết bị công nghệ trong sản xuất, cùng với bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động theo định kỳ. Đồng thời coi đây là quyền của người lao động.
Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) cho rằng, về mục tiêu dạy nghề, ở tất cả các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng ở trong dự thảo luật nên bổ sung phần có tinh thần yêu nước, ý thức chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.Bởi vì qua sự kiện tháng 5/2014 vừa qua, hàng loạt hành động gây rối ở các khu công nghiệp trên địa bàn của một số địa phương cho thấy ý thức chính trị, tinh thần yêu nước của người công nhân còn chưa phù hợp, dễ bị bọn xấu lợi dụng, tạo ảnh hưởng không tốt cho môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh của nước ta.
Theo D. Tùng (Khám phá)
Đã có kết quả thanh tra vụ giảng viên bị tố "gạ tình"
Nữ sinh viên L.T.N, lớp Kế toán K35B, Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) bị kỷ luật vì vi phạm quy chế thi; thầy giáo được "minh oan" nhưng đoạn ghi âm cuộc gọi và 2 tin nhắn "gạ tình" của người bí ẩn xưng là thầy L. vẫn chưa lộ diện...
Ngày 25/9, đại diện lãnh đạo Trường ĐH Quy Nhơn đã họp công bố kết quả thanh tra về vụ việc tố cáo ông L.V.L., giảng viên khoa Lý luận chính trị - Hành chính "gạ tình đổi lấy hủy biên bản".
Theo đó, ông L.V.L. tố cáo bà N.T.T.N. cung cấp chứng cứ ngụy tạo để vu khống, tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, đạo đức của ông.
Còn bà N.T.T.N., phụ huynh sinh viên L.T.N. - lớp Kế toán K35B, Trường ĐH Quy Nhơn tố cáo ông L.V.L. đã "gạ gẫm" con gái bà đi khách sạn để đổi lấy việc hủy biên bản vi phạm quy chế thi.
PGS.TS Nguyễn Đình Hiền, Phó hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn đọc kết quả thanh tra nhà trường về vụ giảng viên bị tố gạ tình.
Kết quả thanh tra khẳng định, ông L. không có một liên quan nào đến chứng cứ mà gia đình bà N. tố ông L. "gạ tình". Việc ông L. cho rằng, đoạn ghi âm và tin nhắn mà gia đình đã mang ra để tố ông "gạ tình" như một sự ngụy tạo chứng cứ để gây ép buộc ông hủy biên bản hoặc hại ông, bôi nhọ uy tin và danh dự của ông là có căn cứ khách quan.
Cũng theo kết luận thanh tra, nhà trường tổ chức cuộc họp công khai, công bố rộng rãi kết luận thanh tra để khôi phục uy tín, danh dự cho ông L. và nhà trường.
Chuyển hồ sơ sang cho Công an điều tra xác định ai là kẻ chủ mưu dàn dựng kịch bản ghi âm, ngụy tạo chứng cứ vu khống ông L. (nếu có), xác định trách nhiệm bà N. (phụ huynh sinh viên N.) và những người liên quan trong việc tố cáo, gây tổn hại đến uy tín danh dự của ông L. và Trường ĐH Quy Nhơn.
Kỷ luật sinh viên N. vì vi phạm quy chế thi, vi phạm đạo đức sinh viên, có hành vi tham gia cùng mẹ nhờ cậy nhiều người xin hủy biên bản, gây sức ép với người thi hành công vụ và đưa chứng cứ không có căn cứ để vu khống ông L...
Về việc lập biên bản vi phạm quy chế, đoàn thanh tra cũng có kết luận: ông L. lập biên bản vi phạm quy chế thi, đình chỉ thi đối với sinh viên N. và ông L. từ chối hủy biên bản là công khai, minh bạch, đúng quy chế.
Việc nữ sinh N. không chịu ký vào biên bản sau đó xin hủy biên bản là hành động chống đối, thiếu ý thức chấp hành quy chế; bà N. - phụ huynh của sinh viên này lợi dụng thân thế, quen biết để gây sức ép với ông L. hủy biên bản là hành vi trái luật; ông L. đề nghị làm rõ việc ngụy tạo chứng cứ để gây sức ép buộc ông hủy biên bản là có căn cứ.
Sau khi nghe kết quả thanh tra, bà N. (phụ huynh em N.) thừa nhận hành vi vi phạm quy chế thi của con gái mình. Tuy nhiên, bà không đồng tình với kết luận cho rằng bà và con gái tố cáo, vu khống ông L.
"Sau khi con gái tôi bị thầy L. lập biên bản thì khoảng 1 tuần sau có gọi điện với nội dung gạ gẫm con gái tôi đi nhà nghỉ. Thấy con gái không ăn uống, lo lắng tôi hỏi mới hay sự việc nên mới viết đơn khiếu nại lên nhà trường để có hướng xử lý. Hoàn toàn tôi không làm đơn tố cáo, vu khống thầy L. gạ gẫm con gái mình. Trong đơn tôi nêu rõ nếu không phải do thầy L. làm thì tôi sẽ xin lỗi thầy. Khi nhà trường khẳng định không phải ghi âm cuộc gọi, tin nhắn đó là của thầy L. thì tôi cũng đã xin lỗi thầy, nhà trường, khoa. Tôi chỉ nghĩ vì con gái tôi còn học, tôi còn làm nuôi 2 đứa con, chỉ mong sự việc sớm rõ ràng", bà N. cho biết.
Về phần mình, em N. cho biết: "Nửa tháng nay, em không đến trường phần vì bệnh, phần vì lên lớp mọi người xì xào bàn tán. Có hôm nghe bạn em kể, có hôm một thầy điểm danh đến tên em rồi dừng lại bàn luận về chuyện liên quan đến em. Ở nhà mẹ rồi mọi người khuyên em cố gắng đi học nhưng ngồi học cũng không tập trung được".
Trong khi đó, ông L. đồng tình với kết luận thanh tra, đồng thời yêu cầu gia đình phụ huynh N. phải xin lỗi bằng văn bản. "Cho đến nay uy tín, danh dự của tôi và gia đình tôi tổn hại rất là nghiêm trọng, kể cả tổn hại về sức khỏe. Sự việc này tôi rất là tiếc vì gia đình chị N. quá vội vàng. Tôi sẽ gửi đơn lên cơ quan công an để làm rõ sự việc này", ông L. khẳng định.
PGS. TS Nguyễn Đình Hiền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn cho rằng: Đây là vấn đề xảy ra trong nội bộ của nhà trường liên quan đến giảng viên và sinh viên của trường. Nếu vụ việc không lan rộng, phức tạp đã sớm giải quyết nhanh gọn bởi nhà trường đủ khả năng giải quyết. Nhưng sự việc đã xảy ra rồi nhà trường phải làm cho rõ để ngăn chặn đừng xảy ra những chuyện không hay như thế này nữa. Sự việc xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của riêng cá nhân thầy L. mà ảnh hưởng đến Trường ĐH Quy Nhơn.
Như thông tin đã đưa, ngày 17/6, trong buổi coi thi học kỳ ở lớp kế toán 35B, giảng viên L.V. L. đã lập biên bản với sinh viên N. vì về hành vi sử dụng tài liệu. Em N. năn nỉ nhưng ông L. không đồng ý.
Trường ĐH Quy Nhơn - nơi xảy ra nghi vấn thầy "gạ tình" nữ sinh.
Ngày 14/8, nhận tin từ Trưởng khoa Hồ Xuân Quang thông báo có điện thư của phụ huynh N. tố cáo hành vi gạ tình kèm ảnh chụp tin nhắn, nhật ký cuộc gọi và đoạn clip ghi âm cuộc gọi thể hiện tình cảm, ông L. V. L. yêu cầu gặp phụ huynh sinh viên để làm rõ.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc, không hiểu vì lý do gì, Bí thư Chi bộ Nguyễn Thanh Hải lại tự giới thiệu là thầy L., khi thầy L. thật đứng dậy lên tiếng khiến gia đình bức xúc phản ứng.
Ngày 21/8, ông L. gửi đơn lên khoa. Tiếp đến ngày 22/8, ông L. tiếp tục gửi đơn lên Thanh tra trường. Đến 23/8, sự việc được đăng trên báo chí trở thành một đề tài xôn xao dư luận.
Trong vụ việc này, đến nay sinh viên N. bị kỷ luật, nhưng cuộc kđoạn ghi âm cùng 2 tin nhắn "gạ tình" của người bí ẩn xưng là thầy L. vẫn chưa được làm rõ.
Doãn Công
Theo Dantri
Ngắm bộ ván ngựa quý hiếm nặng 2,2 tấn Bộ ván ngựa được làm bằng gỗ gõ bông lau, chiều ngang 2,15m, dài 4m và nặng đến 2,2 tấn. Theo chủ sở hữu của bộ ván ngựa này, đây là bộ ván ngựa quý hiếm có giá trên 3 tỷ đồng. Chủ nhân bộ ván ngựa quý hiếm này là anh Nguyễn Thanh Hải, giám đốc một khu du lịch ở xã...