VN sẽ sản xuất thuốc độc cho án tử hình
Tại hội nghị của UBTVQH triển khai các nghị quyết QH về phòng chống tội phạm sáng nay (23/1), Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, Việt Nam sẽ tự sản xuất thuốc độc để phục vụ chủ trương tiêm thuốc độc với các án tử hình.
Bộ trưởng Công an cho hay hiện cơ quan chức năng đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, theo hướng sử dụng thuốc độc sản xuất trong nước.
Dự thảo hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Hiện nay số bị án tử hình chưa thi hành còn 532 đối tượng nhưng phải chờ nghị định thì mới có thuốc phục vụ việc thi hành án.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công an, mọi việc chuẩn bị để áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho tử tù đã hoàn tất với việc xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ thi hành án tử hình tại 5 cơ sở ở trại tạm giam thuộc Công an. Đó là các cơ sở ở Hà Nội, TP.HCM, Sơn La, Nghệ An, Đắk Lắk. Việc đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cũng đã hoàn tất. Chỉ chờ thuốc được sản xuất là áp dụng ngay.
Câu chuyện hơn 500 tử tù đang chờ thuốc đã từng làm nóng diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, trong các phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm.
Khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng thừa nhận, mọi công việc chuẩn bị để áp dụng tiêm thuốc độc cơ bản đã xong, từ xây cơ sở cho đến trang thiết bị, đào tạo, chỉ thiếu mỗi thuốc.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Theo ông Cường, nguyên do là trong nghị định của Chính phủ lại ghi rõ tên thuốc, mà đều là loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, phải nhập. Tuy nhiên, khi phía đối tác biết được ý định nhập thuốc về để xử án tử hình thì họ dừng việc nhập thuốc lại và khuyến nghị nếu phía Việt Nam vẫn dùng thì có thể ảnh hưởng đến việc nhập các nguồn thuốc khác.
Trước việc quy định trong luật bị chậm trễ chỉ vì chưa có thuốc, các đại biểu QH một mặt muốn truy trách nhiệm cơ quan chức năng vì trình phương án mới mà chưa dự phòng nguồn thuốc, mặt khác, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ nên tự nghiên cứu sản xuất thuốc thay vì phụ thuộc nguồn nhập khẩu, thậm chí có thể quay trở lại hình thức xử bắn như cũ trong khi chờ sản xuất thuốc độc. Bởi với số án tồn như hiện nay, tử tù thì căng thẳng muốn xin được chết, quản giáo cũng bị nhiều áp lực.
Video đang HOT
Theo 24h
Những ninja cuối cùng của nước Nhật
Ở thời đại của súng máy và internet, các chiến binh bóng tối của Nhật Bản, những người vẫn được biết tới với cái tên ninja, vẫn tồn tại và cố gắng duy trì các kỹ thuật cơ bản của bộ môn võ thuật đặc biệt này.
Jinichi Kawakami, một trong những ninja cuối cùng của Nhật Bản, nói về các kỹ thuật trong nghề. Ảnh: AFP
Các ninja Nhật Bản luôn có hành tung rất bí ẩn và khó đoán. Dưới sự sai bảo của những chiến binh samurai cao quý, họ thường được yêu cầu làm các nhiệu vụ do thám, gián điệp và thậm chí là ám sát. Với những bộ trang phục tối màu, che phủ hầu hết các bộ phận của cơ thể, chỉ trừ đôi mắt, họ gần như vô hình trong bóng tối, cho tới khi bước vào giao chiến.
Không giống các samurai, ninja thường sử dụng những vũ khí có cấu tạo đơn giản, nhỏ bé nhưng mang tính sát thương rất cao, như shuriken, một loại phi tiêu có hình ngôi sao, và ống thổi tiêu, để hạ gục kẻ thù. Không những thế, họ còn là những chuyên gia về võ thuật. Ngoài khả năng chiến đấu, các ninja có thể leo núi, đột nhập vào các lâu đài hoặc theo dõi kẻ thù mà không gây tiếng ồn.
Phần lớn các nhiệm vụ của ninja đều được diễn ra trong bí mật, do đó, có rất ít tài liệu chính thống miêu tả về công việc của họ. Phần lớn những thông tin về vũ khí và cách thức hoạt động của các ninja đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Trong những bộ phim của Hollywood như Enter the Ninja hay American Ninja, các sát thủ này được miêu tả như những siêu nhân, có khả năng di chuyển trên mặt nước hay biến mất sau một cái nháy mắt.
"Điều đó là không thể. Dù được đào tạo trong bao lâu, các ninja vẫn chỉ là con người", Jinichi Kawakami, được biết như một trong những ninja cuối cùng của Nhật Bản, nói.
Kawakami là hậu duệ đời thứ 21 của gia đình họ Ban, một trong 53 thành viên của gia tộc ninja Koka. Ông Kawakami bắt đầu học ninjutsu (các kỹ thuật trong nghề ninja) khi mới 6 tuổi, từ sư phụ, ninja Masazo Ishida.
"Tôi đã tưởng đó là những trò chơi và không nghĩ mình đang được học ninjutsu", ông nói.
"Tôi thậm chí đã tưởng rằng sư phụ đang huấn luyện tôi trở thành một tên trộm. Ông dạy tôi cách để di chuyển mà không gây tiếng động cũng như cách để đột nhập vào nhà người khác."
Ngoài ra, Kawakami còn được học cách chế tạo chất gây nổ và thuốc độc. "Tôi có thể chế thuốc độc từ các loại thảo mộc. Chúng tuy không thể giết người nhưng có thể khiến nạn nhân tin rằng họ đang mắc bệnh truyền nhiễm", ông nói.
Năm 18 tuổi, Kawakami chính thức được thừa kế những bí mật của gia tộc. Nhờ sự trung thành với các lãnh chúa quyền lực bậc nhất trong vùng như Ieyasu Tokugawa, người có công thống nhất nước Nhật sau hàng thế kỷ nội chiến, Koka cùng Iga, một gia tộc ninja khác, đã nhận được sự tin tưởng và quyền uy đặc biệt.
"Họ không chỉ là các sát thủ như những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim", Kawakami cho biết. Thực tế, các ninja có những công việc thường ngày. "Bởi vì bạn không thể kiếm sống chỉ từ công việc ninja", ông cười và nói.
Sử sách ghi lại, một số ninja sống bằng nghề nông, trong khi số khác chọn thủ công nghiệp là công việc thường ngày.
"Ở thời đại Edo, tôi tin rằng một số ninja đã trở thành samurai ", Kawakami nói. "Xã hội Nhật Bản dưới thời phong kiến được chia làm 4 giai tầng: chiến binh, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Và các ninja phải chọn một trong 4 cấp bậc đó." Bản thân Kawakami hiện là một kỹ sư. Trút bỏ bộ trang phục ninja tối màu, trông ông không có gì khác với những người dân Nhật Bản bình thường.
Tuy nhiên, danh hiệu "Ninja cuối cùng của Nhật Bản" không chỉ dành riêng cho Kawakami. Masaaki Hatsumi, 80 tuổi, cho biết ông là thủ lĩnh của Togakure, một gia tộc ninja khác vẫn đang tồn tại.
Masaaki Hatsumi (phải), 80 tuổi, trong một buổi luyện tập ở dojo. Ảnh: AP
Hatsumi là người sáng lập một tổ chức võ thuật quốc tế mang tên Bujinkan, với 300.000 môn sinh từ nhiều nơi trên thế giới. "Trong số họ, có cả những binh sĩ và cảnh sát ở nước ngoài", ông nói khi đang ngồi tại một trong những dojo (phòng luyện tập võ thuật) ở thị trấn Noda, tỉnh Chiba.
Noda là một thị trấn nhỏ và không phải nơi người ta hy vọng sẽ gặp được nhiều khách nước ngoài. Vậy mà các dojo của ông Hatsumi lại chật kín các môn sinh đang dán mắt vào từng chuyển động của vị ninja 80 tuổi. Bằng những động tác chậm rãi, đơn giản, đôi lúc được kết hợp với vũ khí, ông giải thích về cách chúng được sử dụng để hạ gục đối thủ.
Đến từ Anh, Paul Harper, là một trong rất nhiều môn sinh đang có mặt tại dojonày. Đều đặn trong một phần tư thế kỷ qua, ông luôn dành vài tuần trong mỗi năm để nghiên cứu về bộ môn ninja ở Noda.
"Trong những năm đầu của thập niên 80, đã xuất hiện khá nhiều tạp chí về võ thuật. Khi đó tôi đang theo học karate và có đọc một vài bài viết về nghề ninja", ông nói.
"Ninja là một bộ môn rất phức tạp và là một hình mẫu võ thuật toàn diện, nơi mọi kỹ thuật đều được sử dụng tới. Cá nhân tôi thì muốn tăng cường hiểu biết của bản thân."
Không chỉ dừng lại ở những lớp đào tạo võ thuật, danh tiếng của Hatsumi còn lan sang Hollywood, khi ông được mời làm cố vấn võ thuật cho nhiều bộ phim hành động, trong đó có tác phẩm "Anh chỉ sống hai lần" ( You Only Live Twice) của series phim nổi tiếng Điệp viên 007.
Ngoài việc cùng là những ninja cuối cùng của Nhật Bản, Kawakami và Hatsumi còn có một điểm chung khác. Không ai trong số hai người muốn truyền lại những bí mật của ninja cho thế hệ sau.
"Ở giai đoạn Edo, ninja rất được trọng dụng. Họ có thể làm gián điệp, ám sát hay chế tạo thuốc", Kawakami nói. "Nhưng hiện tại, chúng ta có súng, Internet và nhiều loại thuốc tốt hơn, do đó, nghệ thuật ninjutsu không còn chỗ trong thế giới này." Với lý do đó, ông đã quyết định không nhận đồ đệ. Ông chỉ nhận lời mời giảng dạy bán thời gian về lịch sử ninja tại Đại học Mie. Về phía Hatsumi, mặc dù có rất nhiều môn sinh, nhưng ông cũng quyết định sẽ không chọn ai là người thừa kế.
"Các học trò của tôi sẽ tiếp tục luyện tập một số kỹ thuật từng được các ninja sử dụng, nhưng một người thừa kế mọi di sản của nghề ninja thì không", ông nói.
Thật may là lịch sử về các ninja vẫn chưa bị trôi vào quên lãng. Tuy nhiên, những sát thủ bóng đêm một thời giờ lại chỉ được biết tới thông qua các nhân vật hư cấu trong phim ảnh, trò chơi điện tử hay các địa danh du lịch, như bảo tàng của thành phố Iga. Nơi này thường chào đón khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới bằng một nhóm người có tên là Ashura, chuyên biểu diễn các thủ thuật của nghề ninja.
Không giống với sự im lặng đặc trưng của ninjutsu, những chương trình mà các nhóm học sinh trung học và du khách nước ngoài được theo dõi mỗi ngày thường rất ồn ào và hấp dẫn. Những bí ẩn của công việc này đã biến mất ngay cả khi vị ninja cuối cùng vẫn còn sống.
Theo VNE
Ông Tập Cận Bình cảnh báo về tham nhũng Nhân Dân nhật báo ngày 19.11 dẫn lời tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình cảnh báo rằng, nếu để tham nhũng hoành hành "sẽ dẫn tới sự sụp đổ của đảng và cả quốc gia". "Gần đây, tại nhiều nước đã xảy ra bất ổn dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền sau một thời...