VN sẵn sàng triển khai mạnh liên kết kinh tế khu vực
Tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21, ngày 7.10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu về vai trò APEC trong củng cố hệ thống thương mại đa phương trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 – Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN
“Hội nghị của chúng ta diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế thế giới và hệ thống quản trị kinh tế, thương mại toàn cầu tiếp tục chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc. Cách đây gần hai thập kỷ, chúng ta chứng kiến những bước ngoặt trong cục diện quốc tế với sự hình thành Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hợp tác APEC được nâng tầm bởi các Mục tiêu Bogor. Tất cả những chuyển biến đó đã góp phần tích cực thúc đẩy xu hướng hợp tác, liên kết hướng tới mục tiêu chung là thương mại tự do và phát triển vì chất lượng cuộc sống của người dân.
Và hôm nay, có thể nói rằng, đúng 5 năm sau cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong hơn một thế kỷ, kinh tế thế giới vẫn phục hồi yếu, thất nghiệp cao, nợ công và tài chính tiếp tục là những vấn đề lớn. Các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng… diễn biến phức tạp và cản trở nỗ lực phục hồi kinh tế của các quốc gia. Mặc dù hợp tác và liên kết kinh tế là xu thế chủ đạo, song cạnh tranh trở nên gay gắt và chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng. Đây chính là những nhân tố sâu xa làm cho thương mại quốc tế phục hồi thiếu bền vững, hệ thống thương mại đa phương tiếp tục khó khăn và Vòng đàm phán Doha trì trệ sau hơn một thập kỷ. Tuy là đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng trưởng của châu Á-Thái Bình Dương nói chung và thương mại ở khu vực nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.
Trong bối cảnh đó và chỉ còn chưa đầy 2 tháng sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 cũng tại Bali, chỉ bằng hành động chung mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, cụ thể hơn, chúng ta mới có thể củng cố hệ thống thương mại đa phương và tăng cường đóng góp thực chất của APEC vào nỗ lực chung.
Do đó, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta hiện nay là phấn đấu hết sức mình để Hội nghị WTO sắp tới đạt kết quả cụ thể. Đây là vấn đề then chốt nhằm khôi phục lòng tin vào hệ thống thương mại đa phương trong thời điểm hiện nay. Có như vậy, mới có bước đột phá trong thúc đẩy thương mại đa phương và Vòng đàm phán Doha, góp phần tạo động lực mới cho kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng và phát triển ổn định.
Video đang HOT
Hai là, để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần chung sức hành động mạnh mẽ và thể hiện sự linh hoạt cần thiết.
Tôi đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ đề xuất của nước chủ nhà Indonesia về việc chúng ta thông qua Tuyên bố riêng khẳng định cam kết của APEC cùng hành động để củng cố hệ thống thương mại đa phương và bảo đảm Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 thành công.
Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực linh hoạt nhằm đạt thỏa thuận Gói Bali cân bằng, trong đó ưu tiên những vấn đề then chốt của phát triển là nguyên tắc dành sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước kém và đang phát triển, và tăng cường hợp tác về an ninh lương thực. Đồng thời, chúng tôi cũng nhất trí tiếp tục nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, trong đó quan tâm thích đáng hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi của các nước đang phát triển nhằm củng cố tính bền vững của thương mại quốc tế.
Ba là, cần tiếp tục ưu tiên thực hiện các Mục tiêu Bogor nhằm tạo xung lực cho liên kết kinh tế khu vực, góp phần củng cố thương mại đa phương. Trong gần hai thập niên nỗ lực thực hiện mục tiêu Bogor, thương mại nội khối của APEC đã tăng khoảng 6 lần, góp phần nâng cao đời sống của người dân ở các nền kinh tế cũng như sự năng động và thịnh vượng của khu vực.
Tuy nhiên, cục diện kinh tế-thương mại thế giới hiện nay chuyển biến nhanh, sâu sắc với nhiều bước ngoặt phản ánh xu thế đa tầng nấc. Nổi bật là các chuỗi giá trị toàn cầu mở rộng nhanh chóng, đổi mới sáng tạo trở thành nền tảng cho phát triển, các thỏa thuận thương mại tự do được thúc đẩy, đang diễn ra sự chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình tăng trưởng, cách thức quản trị, đến nội hàm và hình thái các mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa các quốc gia…
Lần đầu tiên các nền kinh tế mới nổi trở thành động lực của tăng trưởng toàn cầu và gia tăng vai trò trong nền kinh tế thế giới. Những chuyển biến đó đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt hơn trong việc triển khai các mục tiêu Bogor, thúc đẩy hợp tác trong những nội hàm phát triển của thời kỳ mới, hướng tới thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Chúng ta cần cùng nhau tiếp tục phấn đấu xây dựng một cộng đồng APEC tự cường, đồng đều, gắn kết, công bằng và bền vững (RICES).
Bốn là, trước xu thế liên kết kinh tế đa tầng nấc ở khu vực và trên thế giới, APEC cần tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ cải cách quản trị kinh tế, thương mại toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ, minh bạch và hiệu quả, phát huy vai trò của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Đồng thời, cần bảo đảm sự phối hợp và bổ trợ của các tầng nấc liên kết nhằm phát huy mọi tiềm năng để phát triển.
Trong cục diện quốc tế và khu vực chuyển biến hết sức sâu sắc, Việt Nam có lợi ích và sẵn sàng cùng các thành viên APEC triển khai mạnh mẽ liên kết kinh tế khu vực, đóng góp củng cố hệ thống thương mại đa phương. Với tinh thần đó và được sự ủng hộ của các thành viên APEC, Việt Nam quyết định sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 và các hoạt động của Diễn đàn APEC vào năm 2017. Đây sẽ là đóng góp thiết thực nữa của Việt Nam góp phần duy trì vai trò và vị thế của APEC, xây dựng một châu Á – Thái Bình Dương của thế kỷ 21 tự cường, năng động và thịnh vượng – động lực của tăng trưởng toàn cầu”.
Theo TTXVN
"Bom" nợ công chờ phát nổ
Nợ công đang thực sự đe doạ không chỉ nền kinh tế Mỹ mà cả kinh tế toàn cầu khi nợ công của cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiến tới mức kịch trần
Người dân Mỹ biểu tình bên ngoài tòa nhà liên bang ở Los Angeles
để phản đối việc chính phủ đóng cửa
Bộ Tài chính Mỹ ngày 3-10 công bố nợ công của nước này sẽ lên tới mức trần là 16.700 tỷ USD. Theo Bộ Tài chính, nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn việc tăng trần nợ quốc gia trước ngày 17-10 tới, nước Mỹ sẽ vỡ nợ và sẽ đẩy đất nước vào một cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008.
Giám đốc Phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) Doug Elmendorf trước đó cho rằng Mỹ có thể bắt đầu bị vỡ nợ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới nếu Quốc hội nước này không tăng được mức trần nợ công liên bang. Báo cáo của CBO cũng cảnh báo về khoản nợ quốc gia đang ngày càng phình to, có nguy cơ trở thành một quả bom nổ chậm đe dọa nền kinh tế.
Bộ Tài chính Mỹ cũng như CBO không đưa ra con số nợ công của Mỹ tính tới thời điểm này song giới kinh tế cho rằng số nợ thực tế đã tiến rất sát mức trần trong khi các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn bất đồng sâu sắc về ngân sách chi tiêu chính phủ và trần nợ công mới. Bộ Tài chính Mỹ đã phải thừa nhận rằng sẽ là "thảm hoạ" nếu nước này hết tiền trả các khoản nợ, cả trong nước và quốc tế.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, không trả nợ đúng hạn là điều trước nay chưa từng xảy ra và nó sẽ gây ra những tai họa như: các thị trường chứng khoán có thể bị đóng băng, trị giá USD có thể sụt giảm, lãi suất của Mỹ có thể gia tăng đột ngột... Những tác động vô cùng tiêu cực này còn lan rộng ra khắp thế giới và có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính hay suy thoái kinh tế như năm 2008 hoặc tệ hơn.
Cảnh báo đầy u ám được Bộ Tài chính phát đi khi chính phủ Mỹ đã bước sang ngày thứ ba phải ngừng hoạt động do bế tắc về dự luật ngân sách giữa Nhà Trắng và Quốc hội, mà chủ yếu là ở Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ thúc giục Hạ viện cần hành động mau chóng để tránh một cuộc khủng hoảng mới liên quan tới mức trần vay nợ mà nước Mỹ có thể gặp phải đối mặt vào ngày 17-10 tới.
Lo ngại sâu sắc trước khả năng "quả bom" nợ công của Mỹ phát nổ, phát biểu ngày 3-10 ngay trước thềm Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington trong tuần tới, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh, sự leo thang trong các tranh cãi về ngân sách của Chính phủ Mỹ sẽ gây phương hại đến nền kinh tế toàn cầu. Bà Lagarde hối thúc giới chức Mỹ cần nhanh chóng tháo gỡ bất đồng để đi đến một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo người đứng đầu IMF, việc nâng trần nợ công của Mỹ trước hạn chót ngày 17-10 là một "nhiệm vụ tối quan trọng" lúc này bởi bên cạnh tác động tiêu cực từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa, thất bại trong nâng trần nợ sẽ phá hoại nghiêm trọng không chỉ kinh tế Mỹ mà còn toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổng Giám đốc IMF cũng cho rằng đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã bị chậm lại do cắt giảm ngân sách quá vội vàng.
Nước Mỹ hiếm khi nào đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng "kép" như hiện nay khi mà chưa giải quyết được bất đồng để "mở cửa" trở lại hoạt động của chính phủ thì đã phải đối mặt với ác mộng vỡ nợ công.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Việt Nam 2013 qua lời tiên đoán của một "nhà tiên tri" Việt Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đã cung cấp những dự báo mới nhất về Việt Nam và thế giới năm 2013. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trao đổi với chúng tôi, ông cũng thẳng thắn đánh giá lại những lời tiên tri cho năm Nhâm Thìn (2012). Đây chỉ...