VN ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Chiều ngày 15/3, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết đã quyết định ngừng mọi hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia nghi mất tích ở vùng biển của Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, đại sứ Việt Nam tại Malaysia vừa thông báo về việc Thủ tướng Malaysia quyết định dừng việc tìm kiếm máy bay tại Biển Đông. Theo thông tin từ phía nước này thì rất có thể máy bay MH370 đã thay đổi đường bay và nhiều khả năng do có người can thiệp. Do vậy, khu vực tìm kiếm sẽ được chuyển sang vùng biển Ấn Độ Dương.
Trung tướng Tuấn cho biết thêm, phía Việt Nam đã ngừng mọi hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, các lực lượng tham gia tìm kiếm vẫn tạm giữ vị trí để nắm bắt tình hình. Hiện tại, Việt Nam đang thông báo cho các nước khác được cấp phép vào Việt Nam tìm kiếm rút ra khỏi không phận của Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo Trung tướng Tuấn, trong suốt quá trình tìm kiếm, Việt Nam đã huy động 11 máy bay và 7 tàu cùng lực lượng trên bộ của các quân khu 5, 7, 9 và lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, nhân dân địa phương, ngư dân trên biển…
Các loại máy tham gia tìm kiếm gồm: thủy phi cơ DHC6, Mi171 chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay AN26, máy bay tuần thám biển CASA, tàu của Hải quân, tàu cảnh sát biển. Đặc biệt, có cả tàu nghiên cứu biển mang tên Giáo sư Trần Đại Nghĩa, đây là tàu 3D màu, thăm dò các địa hình của biển, hiện đại nhất Đông Nam Á.
Ban đầu, phạm vi tìm kiếm chỉ khoảng 40.000 km2, tuy nhiên sau đó lên đến trên 87.000 km2 và mở rộng ra toàn bộ vùng biển khu vực vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tìm kiếm với quy mô lớn, trong đó có sự tham gia của các phương tiện hiện đại như máy bay tuần thám CASA, thủy phi cơ DHC6.
Video đang HOT
Trước câu hỏi Việt Nam đã hết bao nhiêu kinh phí cho cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia nghi mất tích ở vùng biển Việt Nam. Trung tướng Tuấn cho hay, hiện nay, chưa tính được là hết bao nhiêu tiền. Khi tham gia vào cuộc tìm kiếm, Việt Nam với ưu tiên hàng đầu là làm sao nhanh chóng tìm kiếm được máy bay mất tích, cứu người.
Ngày 8/3, sau khi cất cánh khỏi thành phố Kuala Lumpur, chiếc máy bay chở 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích khi đang ở không phận của Việt Nam. Thông cáo của Malaysia Airlines phát đi cho thấy, chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 cất cánh rời Kuala Lumpur vào 0h41 ngày 8/3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày. Kể từ thời điểm mất tích, hơn 10 nước, trong đó có Việt Nam đã huy động máy bay, tàu tham gia tìm kiếm ở quanh khu vực nghi máy bay mất tích nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Hiện tại, phía Malaysia chuyển hướng tìm kiếm sang eo biển Malacca, biển Andaman ở phía Tây Bắc Ấn Độ Dương.
Theo Khampha
Chính thức khám nhà cơ trưởng máy bay MH370
Sau khi Thủ tướng Malaysia - ông Najib Razak - tuyên bố, chiếc máy bay MH370 bị chuyển hướng một cách cố ý, chiều 15/3, cảnh sát nước này đã chính thức lục soát ngôi nhà của cơ trưởng chuyến bay.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cảnh sát cấp cao Malaysia cho biết, cảnh sát đến nhà của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah ngay sau khi cuộc họp báo của Thủ tướng Najib Razak kết thúc.
Hành động này diễn ra sau khi nhà chức trách Malaysia nghi ngờ rằng, một người hoặc một nhóm người rất hiểu biết về máy bay Boeing 777-200 đã tắt các hệ thống liên lạc của chiếc MH370.
Cơ trưởng của chiếc máy bay mất tích Zaharie Ahmad Shah
Trước đó, phía Malaysia đã đưa ra lời khẳng định chuyến bay trên đã bị không tặc tấn công. Họ cũng nghi ngờ rằng, chiếc MH370 có thể đã bay đến vùng biển của Ấn Độ Dương.
Theo AP, các tàu hải quân Ấn Độ với sự hỗ trợ của các máy bay tuần tra và máy bay trực thăng đang tìm kiếm tại các đảo ở biển Andaman (thuộc Ấn Độ Dương) trong ngày hôm nay, nhưng không phát hiện được bất cứ dấu vết gì của chiếc máy bay kể trên.
Hình ảnh ông Zaharie Ahmad Shah ở nhà trước chuyến bay định mệnh (Ảnh: ibtimes.co.uk)
Cơ trưởng Zaharie được bạn bè mô tả là bậc thầy về kỹ thuật và có kinh nghiệm 18.365 giờ bay. Ông Zaharie đam mê nghề và tự làm ra hệ thống bay giả lập để khi rảnh ông có thể "bay" tại nhà.
Zaharie còn có cả một kênh Youtube riêng, trong đó ông đăng tải những video clip giải thích cách sửa chữa các vật dụng trong nhà một cách rất sinh động.
Truyền thông Malaysia dẫn lời các đồng nghiệp gọi ông Zaharie là một "phi công xuất sắc", là giám thị thuộc Cục Hàng không dân dụng Malaysia, chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc thi lái máy bay giả lập cho các phi công.
Trong khi đó, người thân, bạn bè của cơ phó Fariq Abdul Hamid (27 tuổi) lên tiếng bảo vệ danh dự cho Fariq sau khi báo đài Úc hé lộ Fariq từng đưa hai cô gái lên buồng lái, vi phạm quy định an toàn hàng không.
Một bản tin truyền hình Úc tuần này đã phát sóng phần phỏng vấn một phụ nữ Nam Phi. Người phụ nữ này cho rằng Fariq và một phi công khác đã mời họ lên buồng lái trong chuyến bay từ thành phố Phuket, Thái Lan, đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hồi năm 2011.
Fariq theo đạo Hồi, được đào tạo bài bản để trở thành phi công và là con trai của một quan chức cấp cao Malaysia.
Một lãnh tụ Hồi giáo ở thủ đô Kuala Lumpur, bạn bè và người thân đều cho rằng Fariq là một người đàn ông tốt.
Fariq trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trên đài CNN hồi tháng 2/2014 cùng với phóng viên Richard Quest.
Chương trình này khắc họa quá trình Fariq chuyển sang lái một máy bay Boeing 777-200 từ Hồng Kông đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, sau khi hoàn tất khóa huấn luyện bay giả lập.
Sự biến mất của máy bay Boeing 777 - một trong những máy bay phản lực thương mại an toàn nhất trên thế giới - đã trở thành một trong những bí ẩn khó hiểu nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Theo Khampha
Phát hiện tín hiệu của máy bay Malaysia ở ngoài khơi Úc Hãng thông tấn Bloomberg hôm 15/3 đưa tin, tín hiệu vệ tinh cuối cùng của máy bay bị mất tích suốt một tuần qua của Malaysia đã được phát hiện ở tận ngoài khơi nước Úc, trên Ấn Độ Dương, rất xa các khu vực tìm kiếm hiện nay. Dẫn một nguồn tin giấu tên thân cận với cuộc điều tra máy bay...