VN muốn mua “sát thủ săn ngầm” mạnh nhất ĐNÁ
Trang thông tin quốc phòng uy tín của Mỹ IHS Jane’s ngày 12/4 đưa tin Việt Nam mong chờ sẽ mua được máy bay tuần tra hải quân P-3 Orion của hãng Lockheed Martin (Mỹ).
Tin này được một quan chức cấp cao của hãng này xác thực với IHS Jane’s từ ngày 10/4 tại triển lãm An ninh và Quốc phòng LAAD 2013 đang diễn ra ở TP Rio de Janeiro, Brazil.
Hãng Lockheed Martin từ lâu đã là đối tác cung câp vê tinh, thiêt bị trạm điêu khiên và dịch vụ phóng cho Việt Nam. Nếu sự việc trên tiến triển tốt, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan, trở thành quốc gia có “ sát thủ săn ngầm” P-3 Orion mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Vì theo như đề nghị của phía Lockheed Martin, Hải quân Việt Nam nên mua loại tân tiến nhất. Trong khi đó, tính đến đầu năm 2013, Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu máy bay săn ngầm tiên tiến P-3 Orion do Mỹ sản xuất.
P-3 Orion được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm” trên biển
Theo IHS Jane’s, phát biểu tại triển lãm, Clay Fearnow, Giám đốc chương trình tuần tra hải quân của hãng Lockheed Martin, khẳng định Hải quân Việt Nam mong muốn mua 6 máy bay P-3 Orion để giúp cho việc tuần tra gần 3.500 km bờ biển và gần 1,4 triệu km vuông vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông. “Hải quân Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất nhiều (tới P-3 Orion) và có sự ủng hộ (của Chính phủ Mỹ) để việc này tiến triển”, Clay Fearnow nói.
IHS Jane’s dẫn lời quan chức của hãng Lockheed Martin cho biết, bất kỳ chiếc P-3 Orion được bán cho Việt Nam sẽ là trường hợp đầu tiên không được bán kèm vũ khí, nhưng được trang bị độc quyền hệ thống MPA như cảm biến tìm kiếm hồng ngoại (FLIR) và các hệ thống khác. Tuy nhiên, Fearnow lại cho biết thêm rằng khi quan hệ hai nước (Việt – Mỹ) tiếp tục cải thiện, có thể các hệ thống vũ khí trang bị cho máy bay sẽ được cung cấp sau.
Theo IHS Jane’s, ông Fearnow cũng cho biết hãng Lockheed Martin sẽ đề xuất cho họ (Việt Nam) nên lựa chọn những máy bay P-3 Orion đời mới nhất, được trang bị công nghệ tiên tiến nhất.
Video đang HOT
Trong buồng lái
Sức mạnh của sát thủ săn ngầm
P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể hiện đại nhất của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969 và đã được nâng cấp nhiều lần. P-3 Orion có khả năng mang nhiều loại vũ khí dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau cả trên biển và trên bộ với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54.
Một phi đội tiêu chuẩn vận hành máy bay P-3C Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)… Các thông tin thu thập được sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động các vũ khí trên máy bay.
P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13 công suất 4.600 mã lực/động cơ. Tốc độ tối đa của máy bay là 760 km/h, tầm hoạt động tới 4.400 km khi tuần tiễu ở tốc độ 600 km/h.
Theo 24h
Biển Đông sẽ xuất hiện thêm 12 "sát thủ săn ngầm P-3C
Ngày 27/3, Tham mưu trưởng Hải quân Đài Loan, Phó Đô đốc Hsu Pei-shan, cho biết Đài Loan sẽ tiếp nhận 12 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C từ Mỹ vào giữa tháng 6 năm 2015.
Ông Hsu đã đưa ra xác nhận này, tại một phiên điều trần của Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao để trả lời một câu hỏi của nhà lập pháp Ma Wen-chun thuộc Quốc dân đảng cầm quyền về hợp đồng vũ khí này.
Ông Ma Wen-chun đã chất vấn tại sao thời hạn mới này không tuân thủ theo lịch trình đã lên kế hoạch từ trước, theo đó việc bàn giao 5 trong 12 chiếc máy bay đầu tiên sẽ diễn ra trong năm 2012, sau đó là hai chiếc khác vào năm 2013, 4 chiếc nữa vào năm 2014 và chiếc cuối cùng vào năm 2015.
Mỹ thường sử dụng P-3C Orion để bảo vệ biên đội tàu sân bay của mình
Nhà lập pháp này đã bày tỏ quan ngại rằng, sự chậm trễ đó sẽ dẫn đến việc Mỹ sẽ tăng chi phí đối với lô máy bay này.
Phó Đô đốc Hsu Pei-shan giải thích rằng, lịch trình mới này được lập nên là do nhà chứa máy bay P-3C đã phải di chuyển từ Taoyuan ở miền bắc Đài Loan, tới Pingtung ở miền nam.
P-3C Orion là sản phẩm của Công ty Lockheed Martin - Mỹ, thuộc loại máy bay trinh sát, chống ngầm cất cánh từ đất liền, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa, tác chiến chống hạm và yểm hộ cho biên đội tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.
P-3C có chiều dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt, tốc độ trên 600 km/h, hành trình tối đa 9000 km, bán kính hoạt động tối đa gần 4000 km, với phi hành đoàn 11 người. Thiết bị trinh sát ngầm mang theo là các loại radar, thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, ngoài ra còn hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C trong lực lượng hải quân Nhật
Phần bụng phía trước máy bay này thiết kế 1 khoang đạn có kích thước 3,91m x 2,03m x 0,088m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo vũ khí. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick, ngoài ra nó có thể mang theo bom nổ dưới nước, bom thông thường, thủy lôi.
Năm 2007, chính phủ Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch bán lô máy bay P-3C4 - phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của Orion, trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm hiện đại, cùng với các động cơ phản lực cánh quạt T-56 và các phụ tùng khác liên quan cho Đài Loan.
Nội dung cải tiến của P-3C4 gồm: cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar, liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên hệ điều hành Windows.
Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến.
P-3C4 sẽ trở thành "nỗi ám ảnh" đối với tàu ngầm Trung Quốc, nếu Trung Quốc dùng vũ lực để thống nhất vùng lãnh thổ này.
12 chiếc P-3C4 thế hệ mới nhất với khả năng trinh sát và tấn công tàu ngầm rất mạnh sẽ nâng cao khả năng giám sát ngầm, phục vụ đắc lực cho chiến lược "Chống đổ bộ" của nhà đương cục Đài Loan. Sự góp mặt của chúng cùng với một số máy bay cùng loại Mỹ dự định triển khai cho Philippines sẽ khiến biển Đông trở thành "nỗi ám ảnh"với các tàu ngầm Trung Quốc, một khi Trung Quốc có ý định dùng vũ lực để thống nhất vùng lãnh thổ này.
Theo Dantri
Mổ xẻ "sát thủ săn ngầm" hàng đầu thế giới sắp thăm Cam Ranh Khu trục hạm Nga sắp ghé thăm cảng Cam Ranh (Việt Nam) thuộc loại tàu được thiết kế để săn lùng, tiêu diệt mọi tàu ngầm. Itar-Tass dẫn nguồn tin Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho hay, nhóm tàu chiến đấu Hạm đội Thái Bình Dương trên đường hành quân tới khu vực Tây Bắc Ấn Độ Dương để thực hiện...