VN-Index phục hồi gần 32 điểm sau phiên giảm kỷ lục
Chỉ riêng trong phiên sáng 29/1, thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE đã lên đến trên 13.100 tỷ đồng.
VN-Index phục hồi gần 32 điểm sau phiên giảm kỷ lục
Sau phiên giảm kỷ lục hơn 73 điểm, VN-Index đã phục hồi trở lại trong phiên sáng 29/1. Chỉ số sàn HoSE đã tăng 31,64 điểm, tương đương 3,09%, lên 1.055,58 điểm.
Số cổ phiếu tăng giá áp đảo số cổ phiếu giảm giá, 341 so với 114. Ngoài ra, có 35 cổ phiếu đứng giá tham chiếu.
Đặc biệt, thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE lên đến trên 13.100 tỷ đồng chỉ trong phiên sáng. Quan sát cho thấy thông thường, hệ thống HoSE bị nghẽn lệnh với giá trị giao dịch khớp lệnh trong khoảng 15.000 – 18.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Một số trụ lớn được kéo lên rất mạnh. Điển hình nhất là VIC khi cổ phiếu này tăng trần trong một khoảng thời gian khá dài. Tương tự, VCB cũng có nhiều thời điểm tăng trần. Một cổ phiếu trụ khác là VNM cũng được kéo rất mạnh.
Chốt phiên 29/1, VIC tăng 6,56%, VCB tăng 6,51% và VNM tăng 6,14%.
Sức kéo từ các cổ phiếu trụ có thời điểm lan tỏa rất mạnh, đẩy VN-Index tăng tới hơn 50 điểm, nhưng sau đó có phần hạ nhiệt. VHM có thời điểm tăng trên 5% nhưng kết phiên sáng chỉ còn tăng 0,69%. Tương tự, một số cổ phiếu ngân hàng giảm sâu phiên trước đã có lúc phục hồi rất mạnh trong phiên nhưng kết phiên sáng chỉ tăng nhẹ, như VPB (tăng 0,84%), MBB (tăng 0,22%).
Tuy nhiên, nhìn chung diễn biến là tích cực. Các ngân hàng như BID, CTG, TCB, ACB, STB lần lượt tăng 3,77%, 4,78%, 5,45%, 2,93% và 4,67%.
Ở nhóm bất động sản, VRE có thời điểm giảm rất sâu nhưng đã đảo chiều tăng nhẹ 0,16%. NVL tăng mạnh 5,54%. BCM, PDR, KDH tăng lần lượt 1,85%, 5,33% và 1,57%.
Nhóm sản xuất phục hồi đáng kể, như MSN tăng 3,05%, SAB tăng 2,36%, HPG tăng 3,47%… Tuy nhiên, GVR giảm mạnh 6,69%, nối tiếp 3 phiên giảm kịch sàn trước đó.
Nhóm năng lượng, bán lẻ, hàng không, công nghệ thống tin đều có đại diện tăng mạnh như: GAS tăng 3,67%, NT2 tăng 3,99%, VJC tăng 4,35%, MWG tăng 3,14%, FPT tăng 6,83%…
Chứng khoán ngày 26/8: Liên tục đổi sắc, VN-Index quay đầu giảm nhẹ
Thị trường chứng khoán ngày 26/8: Nhiều cổ phiếu trụ cột bị chốt lời đã kéo VN-Index quay đầu giảm điểm sau 3 phiên tăng liên tiếp.
Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 26/8. Nguồn: TVSI
Khép lại phiên giao dịch ngày 26/8, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,65 điểm (tương đương 0,07%) xuống 873,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 352,376 triệu đơn vị, giá trị hơn 6.233 tỷ đồng.
Trong khi, chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 0,52 điểm (tương đương 0,42%) lên 123,89 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng 0,33 điểm (tương đương 0,57%) lên 58,52 điểm.
Sau hai phiên đầu tuần khởi sắc, chỉ số sàn HOSE đã không còn giữ được "phong độ" ổn định khi liên tục rung lắc cùng trạng thái giằng co trong phiên sáng nay nhưng vẫn tạm nghỉ trên ngưỡng 875 điểm nhờ lực đẩy của một số cổ phiếu lớn.
Bước sang phiên chiều, sau khi tạo đỉnh trong ngày, áp lực bán gia tăng từ khoảng 14h trở đi đã khiến VN-Index nhanh chóng hạ độ cao và đóng cửa dưới tham chiếu.
Nhiều cổ phiếu trụ cột bị chốt lời qua đó kéo lùi VN-Index, có thể kể đến như VCB giảm 0,48%, SAB giảm 1,23%, HPG giảm 1,43%, TCB giảm 0,94%, BID giảm 0,38%, MBB giảm 0,83%, GAS giảm 0,41%, FPT giảm 0,92%...
Mặc dù vậy, chỉ số chung cũng không "thủng" quá sâu nhờ lực đỡ đến từ PLX tăng 1,98%, VRE tăng 0,93%, VJC tăng 1,11%, GVR tăng 1,28%, BVH tăng 0,42%, POW tăng 0,5%...
Trên sàn Hà Nội, hỗ trợ cho HNX-Index phải nhắc tới sự "tỏa sáng" của VCG cùng mức tăng 8,02% lên 35.000 đồng/CP.
Ngoài ra, tác động tích cực lên chỉ số của sàn còn ACB tăng 0,47%, PVS tăng 4,03%, VIF tăng 3,09%, IDC tăng 9,14%, SHS tăng 1,77%, NTP tăng 0,98%...
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), thị trường đang ở vùng cản mạnh nơi có mặt của ngưỡng MA200 và vùng đỉnh tháng 7, do vậy áp lực chốt lời sau 3 phiên tăng liên tiếp là kịch bản thường gặp.
Điểm tích cực là thanh khoản phiên này đã giảm so với 2 phiên đầu tuần cho thấy áp lực bán ở vùng cản đã có dấu hiệu giảm nhờ lực cầu trong nước bù đắp lượng bán ròng mạnh từ khối ngoại.
Với phiên giảm nhẹ hôm nay không làm xu hướng tăng của thị trường thay đổi, thị trường có thể đi vào vùng phân hóa khi dòng tiền đã dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ nhằm tránh áp lực bán ròng từ khối ngoại đối với nhóm cổ phiếu bluechip cũng như cổ phiếu trong nhóm VN30. Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị nên hạn chế mua đuổi cổ phiếu trong khi có thể tận dụng hồi trong phiên để cơ cấu danh mục.