VN-Index liên tiếp bảo toàn được sắc xanh dù mức tăng khiêm tốn
Kết thúc giao dịch ngày 7/4 cũng là phiên thứ 8 liên tiếp, VN-Index tăng dù mức tăng khiêm tốn nhất, lên 1.242,38 điểm, tăng 2,42 điểm ( 0,2%) so với phiên trước.
Đà tăng sẽ duy trì từ xung lực mạnh mẽ của dòng tiền.
Sắc xanh chiếm ưu thế trên sàn HoSE với 267 mã tăng, số mã giảm giá là 155; còn lại 59 mã đứng giá tham chiếu. Đóng cửa sàn HoSE, tổng khối lượng giao dịch đạt 727,82 triệu đơn vị với giá trị 16.522,11 tỷ đồng, tăng 4,87% về khối lượng và giảm 2,21% về giá trị so với phiên trước.
Đóng góp tích cực nhất vào đà tăng của VN-Index là VIC ( 0,55%), MSN ( 2.07%); TPB tăng 2,3% lên 28.800 đồng/cổ phiếu; các mã VRE, PDR, NVL, MBB, SSI cũng có mức tăng trong biên độ 1 – 2%. Cổ phiếu nhóm ngân hàng không còn giữ vai trò dẫn dắt chủ đạo như các phiên trước. Theo đó, 10 mã chứng khoán đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, chỉ có 2 cái tên ngân hàng là MBB ( 1,27%), TPB ( 2,31%). Các mã đứng giá là VCB, CTG, TCB, SSB, LPB; STB (-1,98%); ACB (-1,01%).
Đóng cửa phiên giao dịch chiều 7/4, sàn HNX có 147 mã tăng và 84 mã giảm với mức tăng 1,16 điểm ( 0,4%), lên 292,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 157,56 triệu đơn vị, giá trị 2.750 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,34 triệu đơn vị, giá trị hơn 73 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chốt phiên ngày 7/4, UpCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,05%), xuống 82,56 điểm với 216 mã tăng và 98 mã giảm với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 73,95 triệu đơn vị, giá trị 946,67 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,77 triệu đơn vị, giá trị 82,95 tỷ đồng.
Dự báo thị trường chứng khoán trong quý II/2021, đại diện Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết: Vào khoảng cuối tháng 5 và 6 /2021, VN-Index duy trì đà tăng trung hạn và hướng tiếp về khu vực quanh 1.300 điểm, với ngưỡng trên 1.250 điểm. Tuy vậy, vận động tăng sẽ chia thành các nhịp sóng nhỏ với những đợt điều chỉnh ngắn hạn trước khi tiếp tục xu hướng đi lên.
Theo BSC, các thị trường thế giới dự báo giữ được trạng thái tăng kéo dài từ năm ngoái nhưng sẽ là nhịp tăng dần dần, ổn định trong bối cảnh kinh tế tiếp tục được hỗ trợ bởi chính sách của các ngân hàng Trung ương lớn. Quá trình thử nghiệm vaccine mới cũng như phân phối vaccine đã kiểm duyệt được đẩy mạnh hơn, hỗ trợ tâm lý thị trường. Ngoài ra, việc các quốc gia triển khai hộ chiếu vaccine cũng sẽ giúp ngành du lịch và lưu trú có sự hồi phục tốt hơn.
Ông Võ Trường Sơn được tái bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc HAG
Đây là nhiệm kỳ thứ 3 dưới cương vị Tổng giám đốc tại HAG của ông Sơn...
Ông Võ Trường Sơn sinh năm 1973 và là thạc sỹ Tài chính.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG - HOSE) đã công bố thông tin về việc tái bổ nhiệm ông Võ Trường Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty, kể từ ngày 01/04 nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Được biết, đây là nhiệm kỳ thứ 3 dưới cương vị Tổng giám đốc tại HAG của ông Sơn. Trước đó, ông Võ Trường Sơn đã giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai hai nhiệm kỳ 2015 - 2018 và 2018 - 2021.
Ông Võ Trường Sơn sinh năm 1973, là thạc sỹ Tài chính. Tháng 9/2008, ông Sơn bắt đầu làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai và sau đó được bổ nhiệm giữ vị trí Phó tổng giám đốc Công ty. Đến năm 2013, ông Sơn kiêm nhiệm thêm chức danh Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land). Hiện, ông Võ Trường Sơn cũng là người được ủy quyền công bố thông tin.
Về kết quả kinh doanh, HAG báo lỗ trước thuế quý 4/2020 là 1.521 tỷ đồng - trong đó bao gồm lỗ hoạt động kinh doanh là 868 tỷ và lỗ khác là 653 tỷ đồng.
Theo HAG, giá bán sản phẩm bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dẫn tới lỗ gộp trong quý 4/2020, chưa kể Công ty cũng ghi nhận dự phòng theo nguyên tắc thận trọng trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chi phí lãi vay vẫn ở mức cao.
Cả năm 2020, doanh thu của HAG đạt 3.085 tỷ đồng - tăng hơn 1.000 tỷ so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế lỗ 2.169 tỷ đồng - tăng so với mức lỗ hơn 2.005 tỷ cùng kỳ năm trước.
Mới đây, HAGL đã có giải trình về việc điều chỉnh hồi tố báo cáo đã kiểm toán năm 2018 và 2019. Cụ thể, trong báo cáo tài chính quý 4/2020 của HAG xuất hiện khoản lỗ hơn 5.000 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ trong khi kết quả kinh doanh trong năm 2020 không tệ đến vậy. Theo thuyết minh, công ty đã trích lập dự phòng các khoản phải thu tồn đọng đẩy về năm 2019.
Phía HAGL cho biết, lý do của việc thực hiện trích lập dự phòng trên xuất phát từ tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn mang tính phụ thuộc và chịu sự tác động bởi các yếu tố thị trường. Trong các năm trước đây, Ban Tổng Giám đốc đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu là khá cao.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/3, cổ phiếu HAG tăng trần 6,8% lên mức 5.480 đồng/CP.
VN-Index vẫn có cơ hội hướng tới chinh phục mốc lịch sử VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần từ 22-26/3/2021... Theo đánh giá của BSC, VNIndex vẫn có cơ hội hướng tới chinh phục mức đỉnh lịch sử tại quanh ngưỡng 1211 trong tuần sau. Phiên giao dịch cuối tuần (19/3), chi sô VN-Index giảm 6,89 điêm -...