VN-Index lần đầu xuống dưới mốc 1.200 điểm sau hơn 13 tháng phiêu lưu trên đỉnh
Với phiên giảm mạnh nhất thế giới hôm nay, VN-Index đã ghi nhận 6 tuần liên tiếp giảm điểm, chuỗi dài nhất kể từ năm 2008.
Trái với kỳ vọng phục hồi cùng các thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm trong vòng xoáy bán tháo. Gần như chẳng có nỗ lực bắt đáy nào đáng kể cho đến 13h50p, VN-Index thủng hỗ trợ “siêu cứng” 1.200 một cách tương đối dễ dàng, thậm chí có thời điểm xuống sát 1.180 điểm.
Tại đây, dòng tiền bắt đáy mới chịu xuất hiện kéo chỉ số phục hồi đôi chút. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tề gang, áp lực bán lại một lần nữa kéo thị trường quay đầu. Độ rộng của thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán khi có đến 987 mã giảm đỏ trong đó 342 mã nằm sàn trên toàn thị trường. Cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Khu công nghiệp, Thép, Phân bón, Thủy sản, Dệt may, Xây dựng, Bán lẻ… đều giảm sàn la liệt.
Không có nhóm cổ phiếu nào ngược dòng mà chỉ “lác đác” vài cái tên đơn lẻ trong đó đáng chú ý nhất là VJC, cổ phiếu duy nhất trong VN30 còn giữ được sắc xanh. Trong khi đó, hàng loạt Bluechips như VCB, GAS, HPG, MSN, VPB, BID, TCB, MWG, GVR, MBB, BCM, ACB, CTG, VHM, VIC,… đều chìm sâu gây áp lực lớn lên chỉ số.
VN-Index kết phiên giảm 56,07 điểm (-4,53%) xuống 1.182,77 điểm, vốn hóa HoSE cũng theo đó bị thổi bay 222.500 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa dưới 1.200 điểm trong vòng hơn 13 tháng trở lại đây kể từ phiên 31/3/2021. HNX-Index giảm 4,16% xuống 302,39 điểm trong khi UpCOM-Index cũng mất 2,93% xuống 93,61 điểm.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể lên 23.400 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt gần 18.600 tỷ đồng. Sau đúng 3 tuần, giá trị giao dịch toàn thị trường mới trở lại trên 1 tỷ USD kể từ phiên 25/4.
Với phiên giảm mạnh nhất thế giới hôm nay, VN-Index đã ghi nhận 6 tuần liên tiếp giảm điểm, chuỗi dài nhất kể từ năm 2008 thời điểm chỉ số này giảm 7 tuần liên tiếp (5/5-16/6). Thị trường cơ sở tiếp tục bị bán tháo đẩy thanh khoản thị trường phái sinh lên mức kỷ lục với số lượng hợp đồng lên đến 437.000 đơn vị.
Giữa làn sóng bán tháo, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 550 tỷ đồng trên HoSE. Lực mua tập trung chủ yếu vào Chứng chỉ quỹ FUEVFVND (583 tỷ đồng), theo sau lần lượt là VNM (89 tỷ đồng), CTG (68 tỷ đồng), VRE (55 tỷ đồng), DGC (49 tỷ đồng).
Ngược lại, HPG là cái tên bị xả mạnh nhất với giá trị 224 tỷ đồng. STB (-74 tỷ đồng), VCB (-47 tỷ đồng), KBC (-43 tỷ đồng), VHM (-37 tỷ đồng) là những cổ phiếu cũng bị bán tương đối trong phiên hôm nay.
Video đang HOT
Khối ngoại mua ròng mạnh trên HoSE phiên 13/5 tập trung vào FUEVFVND
Trên HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng nhẹ, giá trị đạt hơn 7 tỷ đồng.
Tại chiều mua, PVS tiếp tục được rót ròng nhiều nhất 8 tỷ đồng hôm nay. Bên cạnh đó, PVI, TNG, VCS, BVS,… cũng được mua ròng nhẹ.
Trong khi đó, SHS là cái tên bị xả mạnh nhất với giá trị 25 tỷ đồng. THD, DP3, GKM, CLH,… cũng bị bán ròng nhưng không đáng kể.
Top mua/bán ròng trên HNX phiên 13/5
Trên sàn UpCOM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 7 tỷ đồng.
Cổ phiếu QNS là cái tên được mua ròng mạnh nhất sàn UpCOM hôm nay với giá trị 8 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VTP, CSI, SP2, SIP,… nhưng giá trị không lớn.
Mặt khác, 2 “ông lớn” ACV, BSR dẫn đầu chiều bán ròng trên UpCOM nhưng giá trị rất nhỏ gần như không đáng kể. Ngoài ra, SGI, GHC, VNA,… cũng nằm trong top bán ròng.
Top mua/bán ròng trên UpCOM phiên 13/5
Sáng 27/4, VN-Index mất gần 21 điểm ngay đầu phiên
Áp lực bán mạnh ngay đầu phiên sáng 27/4 khiến chỉ số VN-Index có thời điểm giảm sâu gần 21 điểm.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (27/4), thị trường chứng khoán trong nước biến động tiêu cực khi cổ phiếu của hàng loạt nhóm ngành lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Các nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường như bất động sản, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán...cũng đồng loạt lao dốc. SAB giảm 3,5%, TPB giảm 3%, VHM giảm 2,6%, GAS giảm 1,8%...
VN-Index giảm gần 21 ngay đầu phiên sáng. (Ảnh minh hoạ)
Tại thời điểm 9h38, chỉ số VN-Index giảm 20,64 điểm (1,54%) xuống 1.320,7 điểm. Trong nhóm VN30, chỉ có 2 mã giao dịch với sắc xanh là HPG và BID, các cổ phiếu còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Sau đó, lực cầu bắt đáy xuất hiện giúp thị trường thu hẹp phần nào đà giảm. Lúc 9h55, VN-Index giảm 13,83 điểm (1,11%) xuống còn 1.326,55 điểm. Trong rổ VN30 ghi nhận 3 mã tăng và 27 mã giảm.
Đến giữa phiên sáng, diễn biến thị trường không có nhiều điểm nhấn. Chỉ số VN-Index vẫn dao động trong mức giảm 14 - 16 điểm. Lúc 11h08, VN-Index giảm 14,33 điểm (1,07%) xuống 1.327,01 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức rất thấp khi giá trị giao dịch riêng sàn HoSE ở mức khoảng 6.400 tỷ đồng.
Phiên giao dịch sáng khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. VN-Index giảm 21,23 điểm (1,58%) xuống 1320,11 điểm. UPCom-Index cũng giảm 0,39% xuống 100,76 điểm và chỉ có HNX-Index giữ được sắc xanh với mức tăng 0,71% lên 347,61 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị khớp lệnh chưa tới 10.000 tỷ đồng. Sáng nay, khối ngoại quay đầu bán ròng 330 tỷ trên HoSE.
Hôm qua (26/4), VN-Index có sự lội ngược dòng ngoạn mục, từ lúc lao dốc mất gần 50 điểm trong phiên sáng đã tăng mạnh hơn 30 điểm lúc kết phiên cuối ngày.
Trước sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán những phiên gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ ra các nguyên nhân cụ thể.
Theo Bộ trưởng, trên thế giới, áp lực lạm phát tăng khiến các ngân hàng trung ương lớn đều có động thái thắt chặt chính sách và điển hình nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất điều hành sau 3 năm.
Cùng với đó, tình hình xung đột Nga - Ukraine càng làm gia tăng rủi ro cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhất là khi giá năng lượng, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh,...
Điều đó đã tác động tới nhiều TTCK trên thế giới, khiến nhiều thị trường giảm điểm mạnh.
TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ khi áp lực bán tăng dần vào cuối quý I và điều chỉnh giảm mạnh kể từ cuối tháng 3 sau quá trình dài liên tục tăng.
Ngoài các tác động từ vĩ mô ngoài nước, TTCK còn một phần chịu tác động tâm lý khi các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý xử lý nghiêm các vụ việc trên TTCK và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Do vậy, TTCK Việt Nam điều chỉnh giảm điểm mạnh cũng một phần tương đồng với nhịp giảm chung của thế giới, chẳng hạn như trong phiên giảm mạnh (hơn 68 điểm) ngày 25/4 thì các thị trường lớn trên thế giới cũng giảm điểm rất sâu.
Bên cạnh đó, áp lực điều chỉnh sau quá trình tăng dài và tâm lý thận trọng trên thị trường trước các vụ việc đơn lẻ đã khiến thị trường biến động mạnh theo chiều hướng giảm.
" Hành động xử lý nghiêm các sai phạm trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa qua chỉ là các sự vụ đơn lẻ, chỉ có tác động tới tâm lý của thị trường trong ngắn hạn.
Việc kiên quyết xử lý các sai phạm có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn, khiến thị trường tăng trưởng chậm lại, nhưng là nỗ lực để thị trường tăng trưởng minh bạch, bền vững hơn", Bộ trưởng khẳng định.
Chứng khoán rơi vào 'bão lửa': Nhà đầu tư nên làm gì? Tâm lý hoang mang đang bao trùm thị trường chứng khoán khi VN-Index trải qua "ngày thứ Hai đen tối" và chỉ số giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại. Chia sẻ với VTC News, chuyên gia chứng khoán Hoàng Việt Cường cho rằng tâm lý chán nản của nhà đầu tư, kết hợp với thông tin tiêu cực từ chứng...