VN chuyển trạng thái tìm kiếm máy bay MH370
Việt Nam chuyển nhiệm vụ tìm kiếm từ trạng thái “khẩn cấp” sang “thường xuyên”, đồng thời giảm từ 9 máy bay xuống 3 máy bay một ngày.
10h15 sáng nay (14/3), Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khẳng định Việt Nam chưa nhận được đề nghị của Malaysia đưa phương tiện sang tìm kiếm ở vùng biển nước họ.
Trung tá Nguyễn Ngọc Sơn đại diện cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn) cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì nhiệm vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích trên vùng biển nghi vấn. Tuy nhiên công tác tìm kiếm chuyển từ trạng thái “khẩn cấp” sang “thường xuyên”.
Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, thời gian qua, trước tình trạng khẩn cấp, các lực lượng đều đã dốc toàn lực hy vọng có thể cứu nạn kịp thời. Mỗi ngày, Việt Nam đã huy động 8-9 máy bay. Bây giờ lực lượng cứu nạn chuyển sang trạng thái thường xuyên, giảm xuống 3 máy bay và số lượt bay trong ngày cũng có thể ít đi.
Gần một tuần trôi qua, vụ máy bay mất tích vẫn thu hút đông đảo báo chí. Sáng nay, tại UB QG TKCN, phóng viên AP, Tân Hoa xã, và một tờ báo của Nhật Bản vẫn đến chờ đợi theo dõi.
Video đang HOT
Trước thông tin Việt Nam nhận được lời đề nghị của Malaysia đưa phương tiện tìm kiếm sang vùng biển Malacca, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho hay, đã trao đổi với tùy viên quân sự Malaysia tại Việt Nam về vấn đề này. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khẳng định: “Khi có yêu cầu chính thức từ Malaysia, chúng tôi sẽ báo cáo chính phủ Việt Nam xem xét sau”.
“Hoàn toàn chưa có chuyện Malaysia đề nghị Việt Nam đưa phương tiện sang phối hợp tìm kiếm trên vùng biển của họ.” – Trung tá Sơn nhấn mạnh.
Đại diện Ủy ban QG tìm kiếm cứu nạn cũng cho hay, hôm nay, Việt Nam vẫn duy trì 3 máy bay tìm kiếm gồm 2 máy bay AN26 và một máy bay tuần thám biển cùng 7 tàu thủy. Khu vực tìm kiếm dịch chuyển dần theo hướng máy bay MH370 đã bay là hướng Đông và Đông Nam.
Hôm nay, máy bay của 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia bạn cũng phối hợp tìm kiếm. Máy bay AN26 của Việt Nam cất cánh vào hơn 8h sáng nay. Máy bay IL76 của TQ cất cánh lúc 7h30, TU154 cất cánh 10h (giờ địa phương) từ sân bay Hải Nam và dự kiến hạ cánh 14h chiều nay. Máy bay của Nhật cũng đã cất cánh từ 7h sáng từ sân bay của Malaysia, sẽ hạ cánh tại sân bay nước họ vào 14h chiều nay.
Cơ quan này cũng cho biết, khu vực tìm kiếm của Việt Nam vẫn không thu hẹp.
Theo Khampha.vn
Bắt được xung điện tử từ máy bay mất tích
Các vệ tinh đã bắt được những xung điện tử yếu ớt từ máy bay mất tích của Malaysia Airlines song tín hiệu không đưa ra thông tin nào về việc chiếc máy bay đi đâu cũng như số phận của nó, hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra cho biết hôm 13/3.
Tuy nhiên, tiếng "ping" cho thấy hệ thống bảo trì hỏng hóc đã được bật và sẵn sàng liên lạc với vệ tinh, cho thấy, chiếc máy bay chở 239 người ít nhất cũng có thể liên lạc sau khi mất kết nối với kiểm soát viên không lưu.
Hệ thống truyền những tiếng ping như vậy khoảng một tiếng một lần, các nguồn tin trên cho hay. Theo đó, có khoảng 5-6 tiếng ping đã được nghe thấy. Tuy nhiên, chỉ có tiếng ping thì không phải là bằng chứng cho thấy máy bay đang ở trên không hay ở mặt đất.
Cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế với chiếc Boeing 777, rời Kuala Lumpur vào sáng sớm 8/3 để tới Bắc Kinh, hiện có sự tham gia của ít nhất 12 nước. Các con tàu và máy bay đang tìm kiếm chiếc Boeing 777 ở một khu vực rộng hơn, bao phủ Vịnh Thái Lan, biển Andaman và cả hai phía của Bán đảo Malaysia.
Mỹ cho biết, cuộc tìm kiếm máy bay mất tích sẽ sớm mở rộng sang Ấn Độ Dương phù hợp với học thuyết rằng máy bay có thể chệch hướng sang phía tây khoảng 1h sau khi rời khỏi sân bay Kuala Lumpur.
Thông tin mới về việc vệ tinh bắt được tín hiệu từ máy bay mất tích có thể làm sáng tỏ bí bẩn về chiếc máy bay, để biết liệu nó bị hỏng, bị không tặc hay một tai nạn nào đó đã xảy ra trên máy bay.
Theo hai nguồn tin trên, trong khi hệ thống báo hỏng có hoạt động, nhưng không liên kết dữ liệu nào được mở vì các công ty có liên quan không đăng ký mức dịch vụ đó với nhà điều hành vệ tinh.
Trong khi đó, báo Daily Mail dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, hai hệ thống liên lạc trên máy bay mất tích đã bị tắt cách nhau 14 phút. Điều này cho thấy, máy bay không thể rơi do hỏng hóc bất ngờ.
Hệ thống thông báo dữ liệu bị tắt lúc 1'07 sáng và hệ thống tiếp sóng bị ngừng hoạt động lúc 1h21 sau khi phi công nói với kiểm soát viên không lưu mọi thứ ổn
Thông tin này khiến các nhà điều tra Mỹ tin rằng có sự can thiệp bằng tay - đồng nghĩa với việc không thể có chuyện tai nạn hay hỏng hóc lớn khiến máy bay rơi.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Ngày 7: Chuyển hướng tìm kiếm sang Ấn Độ Dương? Các nhà chức trách Mỹ giúp tìm kiếm chiếc máy bay số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích đang "chuyển trọng tâm" sang khu vực Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, hãng tin BBC dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết sự chuyển hướng này không nhất thiết có nghĩa là có thêm các manh mối mới nào. Theo phát ngôn viên...