VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

LTS:Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ Thái Văn Cầu đã có bài tham luận tại hội nghị về biển Đông ở Quảng Ngãi vừa qua. Bài nghiên cứu nêu lên một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế và những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuần Việt Nam xin giới thiệu quan điểm của ông để độc giả theo dõi.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân vào cuối tháng 3 năm 2014 ở The Hague, Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ “nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình” trong tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama “nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này.”

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước mạnh hàng đầu thế giới, tuy ngắn ngủi, nói lên tính chất nghiêm trọng trong tranh chấp lãnh hải giữa các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản với Trung Quốc.

Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm xét đến một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế, qua đó liên hệ đến nỗ lực bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

Cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp trên đất liền hay trên biển giữa các nước là Toà án Quốc tế (ICJ), Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS.

VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa - Hình 1

Việt Nam có Hoàng Sa – Trường Sa trên bản đồ cổ thế giới

ICJ hiện hữu từ năm 1946; ba Toà án còn lại hình thành sau khi UNCLOS có hiệu lực năm 1994. ICJ và ITLOS đòi hỏi mọi bên trong tranh chấp đồng ý tham gia vào quá trình thưa kiện.

Việt Nam chưa bao giờ đánh mất chủ quyền

Dựa vào hoạt động của chính quyền Quảng Đông vào những năm đầu thế kỷ XX, Marwyn S. Samuels, sử gia Mỹ, cho rằng Trung Quốc hành xử chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, hay ít nhất là ở đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa, hơn 10 năm trước khi Pháp tuyên bố chủ quyền. Lập luận này chưa đúng về mặt lịch sử và đã phạm các sai lầm nghiêm trọng.

Thứ nhất, theo chứng cứ lịch sử của phương Tây và của Việt Nam, trong hơn 200 năm, trước khi bị Pháp áp đặt chế độ thuộc địa, Việt Nam hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa đúng theo những tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế ở thời điểm trước Công ước Berlin hay như quy định trong Công ước này năm 1885 rằng nơi chiếm hữu phải là đất vô chủ (terra nullius) hay đất bị từ bỏ (terra derelicta), bộ phận chiếm hữu thuộc cơ chế quốc gia, và sự chiếm hữu được thông báo.[1]

Sau khi ký kết Hiệp ước Thiên Tân với nhà Thanh năm 1885, Pháp hoàn tất chế độ thuộc địa ở Việt Nam, và nắm quyền đại diện cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Trong những năm đầu thế kỷ XX khi người Tàu hay người Nhật hiện diện ở Hoàng Sa, Hoàng Sa không còn là đất vô chủ, như công ty Nhật Mitsui Bussan Kaisha hoạt động ở đảo Phú Lâm trong thập niên 1920 thừa nhận: “Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản làm chủ doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ty Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa”.

Sau khi Quốc gia Việt Nam được hình thành năm 1949, Pháp trao trả cho Việt Nam quyền hạn trong quan hệ quốc tế. Khi cơ hội đến, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam trước sự hiện diện của 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco năm 1951.

Thứ hai, theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

Video đang HOT

Trong vụ kiện Tây Sahara, ICJ đề cập đến đặc tính của một vùng đất có thể gây ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động xã hội và chính trị trong vùng đất ấy.

Trong vụ kiện giữa Hà Lan và Mỹ về đảo Palmas, Max Huber, chuyên gia Thụy Sĩ về luật pháp quốc tế, có ý kiến cho rằng khi một nhóm đảo hình thành một đơn vị, số phận của các đảo chính quyết định số phận các đảo còn lại. Nói một cách khác, hành xử chủ quyền ở một nhóm đảo, như một đơn vị, không đòi hỏi hành xử chủ quyền ở từng đảo riêng biệt trong nhóm đảo đấy.

Monique Chemillier-Gendreau, chuyên gia Pháp về luật pháp quốc tế, đề cập đến quan điểm của Max Huber khi nói về hành xử chủ quyền của Pháp ở Trường Sa, và quan điểm này cũng ứng dụng trong hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa.

Trong vụ kiện giữa Cameroon và Nigeria, ICJ nhận xét, “từ khi dành được độc lập, Cameroon có hoạt động, qua đó, rõ ràng cho thấy là nước này không cách nào từ bỏ chủ quyền vùng Bakassi”. ICJ quyết định trao chủ quyền vùng Bakassi cho Cameroon.

Sir Robert Yewdall Jennings, chuyên gia Anh về luật pháp quốc tế, đưa ý kiến về nguyên tắc từ bỏ chủ quyền (abandonment), “quốc gia có chủ quyền chỉ cần chứng minh là không có ý từ bỏ chủ quyền hay không chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của quốc gia khác”.

Monique Chemillier-Gendreau nêu ý kiến, “Triều đình Việt Nam bị suy yếu bởi cuộc chinh phục và bởi chính sách của Pháp nhanh chóng biến đổi quy chế bảo hộ thành thuộc địa, (nên) tiếng nói của họ về biển đảo gần như không được nghe đến. Tuy nhiên khi có cơ hội, họ vẫn lên tiếng.”

Tóm lại, phán xử của ICJ, quan điểm của chuyên gia luật pháp quốc tế, và chứng cứ lịch sử của Việt Nam và của phương Tây cho thấy Việt Nam đã không đánh mất chủ quyền biển đảo, một phần hay toàn phần, như Marwyn S. Samuels hay các tác giả khác lập luận một cách sai lầm, trong giai đoạn từ đầu thập niên 1850 cho đến giữa thập niên 1920, khi Toàn quyền Đông Dương chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

Nguyên tắc “không làm xáo trộn sự ổn định”

Trong nhiều năm qua, rất nhiều học giả từng cho rằng đây là vấn đề lâu dài.

Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian.

Trong vụ kiện giữa Norway và Sweden, nguyên tắc này là một trong những yếu tố khiến Sweden nhận được quyết định thuận lợi về Grisbadarna Banks.

Trong vụ kiện giữa Bahrain và Qatar, nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến Bahrain nhận được quyết định thuận lợi về quần đảo Hawar.

Nguyên tắc “quieta non movere” không được giới nghiên cứu biết đến nhiều, nhưng Giản Quân Ba, một học giả Trung Quốc, từng gián tiếp nói về nguyên tắc này hơn ba năm trước: “Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.”

Theo Wu Shicun, Giám đốc học viện nghiên cứu Biển Đông cấp quốc gia duy nhất của Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông bắt đầu trở nên căng thẳng vào đầu thập niên 1970.

Mặc dù chưa thấy hiện hữu bằng chứng hỗ trợ con số 50 năm như một đòi hỏi cho nguyên tắc “quieta non movere” nhưng có một số điểm nên ghi nhận. Suốt gần 20 năm, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc vẫn tận dụng thời gian để xây dựng lực lượng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông như: Trung Quốc hiện có quan toà đại diện trong hai cơ chế luật pháp quốc tế ICJ và ITLOS; Trung Quốc hoàn tất hàng trăm luận án tiến sĩ, hội thảo về đề tài Biển Đông trong thập niên 2000; hải quân Trung Quốc lớn mạnh và hiện diện rộng khắp trên Biển Đông…

Hậu quả là sự hiện hữu một khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nỗ lực nghiên cứu luật pháp quốc tế cũng như trong các lãnh vực khác liên hệ đến Biển Đông.

Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên phản đối hành động của nước đối tác liên quan đến Biển Đông và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa (hay Tây Sa-Nam Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Trong vụ kiện giữa Nicaragua và Honduras trong Biển Caribbean, ICJ nhận định rằng sự liên tục khẳng định chủ quyền vùng biển liên hệ của Nicaragua là không đầy đủ so với cách hành xử chủ quyền của Honduras. Khiếm khuyết này của Nicaragua trở thành một trong những yếu tố khiến Honduras nhận được quyết định thuận lợi.

Quyết định trên của ICJ cho thấy rằng phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền là điều kiện cần trong luật pháp quốc tế, nhưng nó không phải là điều kiện đủ để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Theo M. Taylor Fravel, chuyên gia Mỹ về quan hệ quốc tế, từ khi thành lập CHNDTH năm 1949 cho đến nay, trong tổng số 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ hay lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán 17 lần và sử dụng vũ lực 6 lần. Trong đó, 3 lần sử dụng vũ lực là với Việt Nam: Tại Hoàng Sa năm 1974, khu vực biên giới cực Bắc năm 1979, và Trường Sa năm 1988. Ba lần còn lại là với Đài Loan, Ấn Độ và Liên Xô.

Hiến chương Liên hiệp quốc có Chương I, Điều 2, Khoản 4, ngăn cấm thành viên của tổ chức Liên hiệp quốc đe doạ hay sử dụng vũ lực chống toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của thành viên khác.

Hiến chương Liên hiệp quốc cũng có Chương VII, Điều 51, đề cập đến quyền tự vệ cá nhân hay quyền tự vệ tập thể khi thành viên bị tấn công vũ trang.

Trong hơn 30 năm nay, học giả Trung Quốc và một số học giả phương Tây có quan điểm thuận lợi cho Trung Quốc, trực tiếp hay gián tiếp, bóp méo hay làm lu mờ sự thật khi lập luận Trung Quốc đã thực hiện “quyền tự vệ” hay bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” trong xung đột biển đảo với Việt Nam.

Mặc dù nguyên tắc “quieta non movere” chưa thấy được ICJ nêu lên trong trường hợp sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc khôn khéo kết hợp nguyên tắc “quieta non movere” và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của họ để thúc đẩy cán cân thuận lợi trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Từng bước tăng cường sức mạnh cho đòi hỏi “đường lưỡi bò” của họ trên Biển Đông.

(Còn nữa)

Thái Văn Cầu

Chú thích:

[1] Từ Đặng Minh Thu, “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, 2007 http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm

Trong tiếng Việt, hai từ “nhà nước” và “quốc gia” đồng nghĩa với nhau, và đã được sử dụng trong một số nghiên cứu về luật pháp quốc tế và chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Trong tham luận này, khi nói về “states”, như quy định trong Công ước Montevideo, người viết sử dụng từ quốc gia, thay vì từ nhà nước, để có sự thống nhất trong giới nghiên cứu Biển Đông.

Từ nhà nước, khi sử dụng, giới hạn vào Điều 1, Khoản c, trong Công ước Montevideo.

“Montevideo Convention on the Rights and Duties of States”,1933

http://www.cfr.org/sovereignty/montevideo-convention-rights-duties-states/p15897

(Xem thêm “Đại Nam Quấc âm Tự vị” của Huình-Tịnh Paulus Của, tập II, in năm 1896, tr. 236, hay “Từ điển Tiếng Việt”, Văn Tân chủ biên, in lần thứ hai năm 1977, tr. 643.)

Chứng cứ Việt Nam hành xử chủ quyền biển đảo trên Biển Đông trong hơn 300 năm qua được tư liệu cổ phương Tây ghi nhận chi tiết và rõ ràng: Tư liệu cổ Hà Lan, “Dagh-Register gehouden int Casteel Batavia vant Passerende daer ter plaetse als over geheel Nederlandts-India”, (Nhật ký Batavia của Công ty Hà Lan-Đông Ấn), [1634], 1898, tr. 434-435, đề cập đến một tai nạn đắm tàu của công ty ở Hoàng Sa năm 1633 và quan chức địa phương của Chúa Nguyễn đã tịch thu trái phép hàng hoá từ chiếc tàu này. Duijcker (hay Duycker), đại diện của Toàn quyền Batavia, liên lạc với Đàng Trong (hay Quinam, theo cách gọi của Hà Lan), yêu cầu giải quyết. Chúa Nguyễn Phúc Lan cho biết là quan chức có hành động sai trái này đã bị xử chém. Thay vì bồi thường hàng hoá, Chúa Nguyễn cho phép Hà Lan hưởng một số đặc quyền thương mại. Xem thêm:

Bộ Ngoại giao VNCH, “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, 1975, tr. 18-19

Hoàng Anh Tuấn, “Silk for Silver: Dutch-Vietnamese Relations, Tonkin 1637-1700″, 2007, tr. 63-66

John Kleinen, “Lion and Dragon: Four Centuries of Dutch-Vietnamese Relations”, 2008, tr. 24-28

Báo Pháp Le Monde, số 2060 ngày 9-10 tháng 9 năm 1951, đưa tin trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam trước 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco.

Theo_VietNamNet

Không thể có chuyện đó!

Về thông tin TQ sắp đủ 50 năm để chiếm hữu các đảo chiếm đóng bất hợp pháp, LS Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM đã giải thích các vấn đề liên quan pháp lý quốc tế.

Xung quanh vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo của Việt Nam, những ngày qua trên mạng Internet có ý kiến cho rằng: "Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế về luật biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc...".

Tôi khẳng định những nhận định trên là không đúng với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970. Cụ thể, nghị quyết 2625 quy định rõ: "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp". Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 2 Hiến chương LHQ cũng quy định: "Các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ".

Không thể có chuyện đó! - Hình 1

Bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ từng đặt câu hỏi "Vì sao Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ và các nước châu Á láng giềng" với hình ảnh là tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm - Ảnh chụp lại từ màn hình.

Do đó, việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Việt Nam vào năm 1974 và sau này là hành động chiếm đóng bất hợp pháp, đi ngược với Hiến chương LHQ và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ. Chính vì việc chiếm đóng này là bất hợp pháp nên dù Trung Quốc có chiếm đóng tới 100 năm nữa thì việc chiếm đóng đó sẽ không được xem là căn cứ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với các đảo đó.

Trong khi đó, với những bằng chứng lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang có hiện nay, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ 17, phù hợp với nguyên tắc phát hiện và chiếm hữu thực chất - nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được luật pháp quốc tế công nhận.

Điển hình là việc chúa Nguyễn lập "đội Hoàng Sa", "đội Bắc Hải" để khai thác tài nguyên và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đã được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776)... Đồng thời, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Paracel - Hoàng Sa cũng được thừa nhận trong nhiều tài liệu của nước ngoài như Hải ngoại ký sự (1696) của Thích Đại Sán, Nhật ký Batavia (1631-1636) của Công ty Ấn Độ - Hà Lan, An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Taberd. Đặc biệt là Bộ Atlas của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869) xuất bản năm 1827 tại Bruxelles đã ghi nhận Paracel - Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đế chế An Nam (Empire d'An-nam)...

Và khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thì phía Việt Nam đã có sự chống trả quyết liệt và đã phát hành các công hàm ngoại giao phản đối hành vi chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình đối với các đảo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Theo Tuổi trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
20:31:27 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc
18:41:47 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quanVụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan
13:33:43 02/02/2025

Tin đang nóng

Sốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mangSốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mang
10:47:28 03/02/2025
Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Trấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giảTrấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giả
06:25:04 03/02/2025
Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết nàyThông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này
06:59:19 03/02/2025
Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"
07:00:07 03/02/2025
Tạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp TếtTạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp Tết
09:52:31 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!
09:16:38 03/02/2025

Tin mới nhất

Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

07:16:43 03/02/2025
Nhiều tài xế né kẹt xe trên cao tốc chuyển lộ trình về hướng phà Cát Lái để qua TPHCM khiến bến phía Đồng Nai ùn tắc kéo dài, chiều ngày 2/2 (mùng 5 Tết)
Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

18:30:11 02/02/2025
Chiều mùng 5, hàng ngàn người dân từ các tỉnh thành quay trở lại TPHCM làm việc, học tập khiến sân bay Tân Sơn Nhất, phà Cát Lái và các cửa ngõ chật kín người.
9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

18:26:18 02/02/2025
Chiều 2/2, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 đến 10h ngày 2/2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

13:26:38 02/02/2025
Ngày 2/2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông báo về một trận động đất có độ lớn 3.1 vừa xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước

Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước

13:11:42 02/02/2025
Ngày 2/2, ông Nguyễn Đức Sâm, Chủ tịch UBND xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, xác nhận một vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra trên địa bàn, khiến cháu H.X.H. (8 tuổi) tử vong.
11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

09:11:31 02/02/2025
Tối 1/2, một lãnh đạo huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai thanh niên đuối nước và mất tích.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

06:53:44 02/02/2025
Tối 1/2 (mùng 4 Tết), xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 3 người bị thương, giao thông ùn tắc cục bộ.
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú

Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú

Sức khỏe

13:02:42 03/02/2025
Giáo sư Franco-Obregon cho biết thí nghiệm để bệnh nhân ung thư vú tiếp xúc với từ trường trong 10 phút cũng cho thấy đã giảm được một nửa nồng độ thuốc hóa trị.
Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Sao thể thao

13:02:20 03/02/2025
Dù kì nghỉ tết Nguyên đán đã qua đi, nhiều người đã trở lại cuộc sống đi học đi làm nhưng câu chuyện xoay quanh Tết Ất Tỵ vẫn thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội.
"Bộ tứ báo thủ" bùng nổ tranh cãi, là bước lùi của Trấn Thành?

"Bộ tứ báo thủ" bùng nổ tranh cãi, là bước lùi của Trấn Thành?

Hậu trường phim

12:54:04 03/02/2025
Mặc dù dẫn đầu doanh thu phòng vé mùa Tết Ất Tỵ, Bộ tứ báo thủ vẫn nhận nhiều ý kiến tranh cãi về chất lượng. Nhiều ý kiến nói đây là phim tệ nhất của đạo diễn Trấn Thành.
Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Thời trang

12:50:48 03/02/2025
Mùa xuân với không khí mát mẻ rất phù hợp để bạn gái diện đầm lụa dịu dàng, họa tiết nổi bật dễ thương là lựa chọn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi dạo phố hay tới công sở.
Bức ảnh tại ga tàu điện ngầm TP.HCM gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: Hội phụ huynh chia 2 "phe", không ai chịu ai

Bức ảnh tại ga tàu điện ngầm TP.HCM gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: Hội phụ huynh chia 2 "phe", không ai chịu ai

Netizen

12:45:17 03/02/2025
Không hiểu kiểu gì - Một phụ huynh ở TP.HCM mới đây đăng tải hình ảnh một người phụ nữ đang cho con đi vệ sinh ngay ga Metro tuyến ĐH Quốc gia (KDL Suối Tiên) về Bến Thành gây chú ý.
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên

Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên

Sao châu á

12:43:34 03/02/2025
ừ Hy Viên cùng chồng dự tiệc vào ngày 26/1, chẳng ai có thể ngờ đây lại trở thành khoảnh khắc công khai cuối cùng của cô.
Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Sao việt

12:37:25 03/02/2025
Sự ra đi đột ngột của anh Nguyễn Ngọc Quyền - Giám đốc sản xuất phim Ma Da , Quỷ nhập tràng khiến nhiều nghệ sĩ thương tiếc.
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Trắc nghiệm

11:44:47 03/02/2025
Soi Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?
Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Sao âu mỹ

11:10:38 03/02/2025
Thảm đỏ lễ trao giải Grammy 2025 là sân khấu phô diễn sắc vóc của dàn sao đình đám Taylor Swift, Lady Gaga, Miley Cyrus, Sabrina Carpenter, Olivia Rodrigo, Paris Hilton...
Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Sáng tạo

10:51:16 03/02/2025
Theo phong thủy, đặt bếp đúng hướng sẽ giúp công danh sự nghiệp của gia chủ thuận lợi. Ngược lại, bếp không đặt đúng hướng có thể tác động tiêu cực đến vượng khí vào nhà.
Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Lạ vui

10:47:38 03/02/2025
Vườn thú đầu tiên trên thế giới cho phép khách tham quan hóa trang thành loài chó tại Nhật Bản khai trương, giá vé lên đến 7,8 triệu đồng.