V.Music và La Thăng ‘nói xấu’ nhau
Hai boyband này không ngại ngần tranh nhau kể những tật xấu của đối phương khiến cả MC và khán giả đều ngạc nhiên tột độ.
Sau buổi quậy tưng bừng cùng fan trong mini show Việt Nam ngày mới vừa qua, 4 chàng trai nhóm V.Music lại tiếp tục mang đến những trận cười như “nắc nẻ” dành cho khán giả trong một gameshow truyền hình. Trái ngược với hình ảnh thư sinh, lịch thiệp trên sân khấu, V.music lúc này trông rất gần gũi vì tính hài hước và khả năng “chịu chơi” hết cỡ.
Không e dè và nhút nhát như V.music, nhóm La Thăng tinh nghịch và quậy hết sức khiến các chàng trai của V.music bị quay vòng vòng. Các thành viên của hai nhóm tranh thủ kể những tật xấu của bản thân khiến nhiều người phải “há hốc mồm” khi được nghe.
Cùng ngắm hình ảnh các chàng trai của V.music và La Thăng quậy tưng bừng:
Các chàng trai của V.music tỏ ra khá nhút nhát
Video đang HOT
La Thăng thì dạn dĩ hơn
Cùng nhau vượt qua thử thách
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhóm nhạc Việt: Lười nhác, học đòi, bắt chước, đạo ý tưởng ?
Có thể thấy hiện nay, sự nổi tiếng của các nhóm nhạc thần tượng xứ Hàn đã ảnh hưởng ít nhiều đến trào lưu ca sĩ Việt thành lập nhóm nhạc. Nhưng có vẻ như "sự học hỏi" vẫn chưa đủ thuyết phục công chúng yêu nhạc.
Chưa học bò đã lo học chạy
Thời gian gần đây, làng nhạc Việt liên tục xuất hiện những nhóm nhạc mới toanh thành lập theo mô-tip nhóm nhạc thần tượng xứ Hàn, giới thiệu hình ảnh đến với công chúng bằng cách lăng xê tên tuổi mình trên báo hoặc thể hiện một vài ca khúc hit rồi tung lên mạng. Đình đám nhất là những cái tên như The Men, V-Music, 4U,... và mới đây là sự xuất hiện của boyband 365, La Thăng phiên bản mới, Artista...
Xong, nếu nhìn vào năng lực thực sự thì chỉ có 365 và Artista là có triển vọng còn đa số các nhóm còn lại vẫn chưa tạo được dấu ấn đặc biệt cho riêng mình. Hầu hết các nhóm nhạc thần tượng này hay xuất hiện theo kiểu bùng phát theo trào lưu, do một công ty giải trí hay ca sĩ đàn anh đàn chị nào đó đứng ra tuyên bố thành lập hoặc đỡ đầu. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là các thành viên trong nhóm lại được đào tạo "siêu cấp tốc" về thanh nhạc và vũ đạo. Họ đã quên mất đi một thực tế rằng "cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên".
Nhóm nhạc thần tượng 365 và
Artista
Họ đâu biết rằng để cho ra lò những nhóm nhạc thần tượng được khán giả yêu thích như bên Hàn Quốc là cả một quá trình chuẩn bị công phu mất đến hai, ba năm trời. Từng thành viên trong nhóm được chọn mặt gửi vàng phải trải qua nhiều vòng thi tuyển rất gay go và khốc liệt do các công ty âm nhạc có tiếng trong ngành giải trí đứng ra tổ chức. Họ được đào tạo và rèn luyện rất gắt gao từ giọng ca đến vũ đạo, kèm theo là một chế độ tập luyện thể thao đúng giờ giấc.
Trong khi đó số đông nhóm nhạc Việt được thành lập theo kiểu ngẫu hứng và theo đuổi giấc mơ trở thành thần tượng mà không hề có bệ phóng vững chắc. Chỉ với vốn thanh nhạc ít ỏi và dựa vào một số tiền trong tay là có thể thành lập nhóm mà không có sự định hướng rõ ràng. Cho nên từ công thức "gà mơ" đó mới cho sản sinh ra những mô mình nhóm nhạc tự phát, nổi tiếng nhờ một hai bài hit rồi sau đó lặn mất tăm. Và đùng một cái họ tuyên bố tan rã rồi gây sự chú ý và bắt đầu sự nghiệp sô lô theo trào lưu ca sĩ thị trường.
Thiếu sự định hình phong cách
Phần lớn các nhóm nhạc Việt hiện nay hay hát theo kiểu mạnh ai nấy hát, mỗi người một câu nên thiếu sáng tạo trong việc tạo dựng phong cách riêng và tẻ nhạt trong lối hát. Sự phân chia nhiệm vụ hát chính, hát phụ và đọc rap còn chưa chuyên nghiệp nên dẫn đến bài hát bị mất đi nét đặc sắc cũng là lợi thế hay nhất của mô hình hát nhóm.
Việc xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu cho từng thành viên trong nhóm cũng còn chưa khai thác triệt để. Đó là công việc ưu tiên hàng đầu để thu hút sự chú ý ban đầu của khán giả nhưng bộ phận quản lý lại quá lơ là và không vạch ra một chiến lược cụ thể về lâu về dài. Nên cuối cùng mẫu số chung các nhóm nhạc trẻ hiện nay là ra mắt thiếu dấu ấn và dễ bị công chúng cho vào quên lãng sau một thời gian ngắn gây ồn ào trong giới showbiz.
Sự ăn theo rất vụng về đã làm một bộ phận fan yêu nhạc phát chán. Chưa bàn đến giọng hát yếu ớt, ngô nghê của nhóm nhạc hiện nay, ngay cả phần vũ đạo, đọc rap cũng không nên hồn. Nhìn các động tác nhảy của các nhóm nhạc Hàn rất bài bản, công phu còn ở nhóm nhạc ta thì động tác rời rạc, không dứt khoát và thiếu sự ăn ý với nhau.
Ngay cả những yếu tố bên ngoài như ngoại hình, trang phục, trang điểm, diễn xuất...cũng không được đầu tư kĩ lưỡng. Điều này cho thấy một là do quá trình tập luyện thanh nhạc, vũ đạo của các thành viên còn sơ sài cẩu thả và không chăm chỉ. Và nguyên nhân thứ hai là những chuyên gia biên đạo thiếu chất lượng và yếu kiến thức phương pháp hướng dẫn.
Nguyên nhân của sự quá độ
Để tìm được một hướng đi thích hợp cho các nhóm nhạc thần tượng của showbiz Việt hiện nay quả là chuyện không dễ dàng tí nào. Thực tế cho thấy, nhạc Việt còn thiếu rất nhiều thứ để làm nền tảng cho sự thay đổi bộ mặt không mấy sang sủa hiện nay, nhất là về vấn đề năng lực nhân tài và khoa học kĩ thuật. Đây là những nhân tố cơ bản nhất để tạo nên sự đột phá và giúp cải thiện nền âm nhạc nước nhà nhưng nhìn chung những nghệ sĩ có khả năng đáp ứng các nhu cầu đó dường như rất hiếm hoi và chất lượng máy móc còn nằm ở một giới hạn nhất định.
Cho nên những hình ảnh trong Video clip của các nhóm nhạc Việt rất thô sơ và thua xa bên Hàn. Những hình ảnh các thành viên trong nhóm khi hát được dàn dựng rất thú vị, bắt mắt. Cách bố trí góc máy quay, kĩ xảo dựng phim âm thanh... được tổ chức rất công phu và ấn tượng. Đó là một trong những lí do mà fan yêu nhạc Việt lại thích xem video clip của K-pop nhiều đến thế.
Nguyên nhân của thực trạng này là do những người nghệ sĩ trẻ mới bước vào nghề thiếu suy nghĩ, hay thích bon chen, đua đòi với nhau cho bằng chị bằng em để chạm đến ánh hào quang sân khấu. Họ như những con thiêu thân lao vào ánh sáng bất chấp những nhược điểm yếu kém vốn có. Điều cần nhất là khắc phục hạn chế và chuyên tâm rèn luyện thế nhưng quá trình ấy lại diễn ra "nhanh như tên lữa".
Và kết quả là tất cả chỉ nhận được sự nổi tiếng chóng vánh và rồi cũng nhanh chóng chìm nghỉm. Họ không những không quan tâm đến cảm xúc, thái độ của khán giả mà lại còn góp phần định hướng cho công chúng tuổi teen những sản phẩm thị trường kém chất lượng và không có giá trị nghệ thuật. Đó là hệ quả tất yếu của những nhu cầu dễ dãi và sự quản lý hời hợt qua loa nên đã tạo cơ hội cho nó cứ sinh sôi nảy nở, mất kiểm soát.
Thay cho lời kết
Nhưng nói gì thì nói, nhóm nhạc thần tượng Việt không thành công cũng không thể đỗ lỗi hết cho sự hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật của nước nhà mà chính bản thân của những người nghệ sĩ không chịu đầu tư nghiêm túc trên con đường lao động nghệ thuật của mình. Chỉ vì muốn mau chóng được nổi tiếng mà đáng lẽ ra phải học hỏi kinh nghiệm thì các nghệ sĩ trẻ nước ta lại biến nó thành sự bắt chước vụng về dẫn đến việc đạo ý tưởng vô tội vạ và sự ăn theo nguyên si cái đã có. Đó là minh chứng cho sự lười nhác trong lối tư duy và thiếu sáng tạo của nghệ sĩ Việt.
Một nhóm nhạc muốn được yêu thích mến mộ và trở thành thần tượng của giới trẻ thì họ cần biết một điều rằng không có chuyện dễ dàng để đạt được vinh quang mà không trải qua chông gai thử thách. Và kèm theo đó là mồ hôi nước mắt của sự rèn luyện gian khổ, luôn hết mình vì lao động nghệ thuật chân chính.
Theo 2Sao
V.Music tung MV và đón tin vui lớn cùng Đông Nhi Một vinh dự cho cả hai đấy nhá! Gây được tiếng vang lớn từ dự án âm nhạc Việt Nam ngày mới và gần nhất là đêm nhạc giới thiệu album cùng tên thu hút hơn 1500 khán giả, V.Music đang minh chứng sự đa phong cách trong âm nhạc và hình ảnh của mình. Và "thừa thắng xông lên", V.Music vừa tiếp...