VMI hấp dẫn giới trẻ khi cam kết lợi nhuận tối thiểu lên đến 8,5%/năm
Mô hình đầu tư của VMI JSC ( tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn) với sản phẩm Fantasy Home được nhiều bạn trẻ quan tâm trên con đường đầu tư vào kênh bất động sản từ sớm.
Gen Z phá vỡ định kiến “tiêu hoang” với tư duy tài chính khác biệt
Nếu Gen X và Millennials đời đầu là thế hệ tâm niệm “khổ trước sướng sau”, kiếm được khoản thu nhập đáng kể sau khi tốt nghiệp đại học thì giới trẻ, đặc biệt là Gen Z lại là thế hệ chọn lối sống “work hard, play hard”. Họ có xu hướng kiếm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng thói quen chi tiêu mạnh tay, thậm chí có phần hoang phí theo đánh giá của các thế hệ trước đó. Cùng với công nghệ số, thói quen chi tiêu của Gen Z được các chuyên gia nhận định sẽ tác động cả lên những chiến lược sản phẩm từ các thương hiệu lớn, tạo ra nhiều cú chuyển mình.
Thực ra, điều “người lớn” quy kết giới trẻ là “tiêu hoang” lại chính là cách thể hiện sự khác biệt của giới trẻ ở phương diện tài chính: Họ coi đó là cách để đầu tư cho tương lai theo cách riêng của thế hệ.
Theo một khảo sát của nền tảng nghiên cứu tài chính SingSaver, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi.
Không chỉ thụ hưởng những bài học từ Gen X, Gen Y, Gen Z vạch ra cho mình lộ trình, chủ động tích lũy kiến thức tài chính cá nhân, hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng đầu tư, tích lũy tài sản từ sớm. Điều này khá tương đồng với cách Gen Z hoạt động mạnh mẽ trong ngành công nghiệp sáng tạo nội dung và các nền tảng thương mại điện tử, trở thành Youtuber, TikToker, KOL cho các nhãn hàng, qua đó tự trả lương cho mình.
Kiếm tiềm được thì tiêu tiền và đầu tư ra sao là câu chuyện băn khoăn của nhiều Gen Z. Không thể phủ định có nhiều bạn trẻ đã quan tâm, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội đầu tư vào những kênh/sản phẩm mang tiềm năng lợi nhuận cao, biết tạo lập các khoản tiết kiệm.
Một trong các sản phẩm “vừa túi” và an toàn đang được người trẻ hay các nhà đầu tư vốn nhỏ quan tâm thời gian gần đây là mô hình suất đầu tư Fantasy Home tại dự án Vinhomes của VMI JSC.
Đầu tư vốn nhỏ, lựa chọn đa dạng
Fantasy Home – giải pháp đầu tư bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Bất động sản VMI (VMI JSC) với số vốn đầu tư nhỏ, giỏ hàng linh hoạt giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng sở hữu suất đầu tư vào món BĐS hàng hiệu thấp tầng hấp dẫn nhất của Vinhomes. Tương tự quỹ tín thác bất động sản (REIT) chất lượng cao, tuy nhiên nhà đầu tư được chủ động biết sản phẩm mình bỏ tiền vào. Điều này đảm bảo tính minh bạch, nhà đầu tư dễ dàng hoạch định chiến lược tích lũy.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, mỗi suất đầu tư Fantasy Home vào các sản phẩm thấp tầng tại Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown hiện đang có giá chỉ từ 38 triệu đồng, còn nhà phố The Manhattan tại Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức) hiện đang có giá từ 90 triệu đồng.
Với Fantasy Home, nhà đầu tư được quyền chọn lựa nhiều suất đầu tư, ở nhiều giỏ hàng, nhiều sản phẩm bất động sản ở các vị trí, tiềm năng khác nhau.
“Tích tiểu thành đại” đầu tư hấp dẫn
Phá vỡ định kiến đầu tư bất động sản phải có nhiều tiền, từ cốt lõi sản phẩm Fantasy Home có thể xem là giải pháp hiệu quả cho những nhà đầu tư vốn nhỏ, người trẻ muốn “tích tiểu thành đại”, cũng như muốn đưa bất động sản vào danh mục đầu tư của mình.
Sản phẩm đầu tư của Fantasy Home là BĐS thấp tầng Vinhomes, được đánh giá mang lại tiềm năng sinh lời không giới hạn. Về nguồn cung, bất động sản thấp tầng khá khan hiếm trong khi nhu cầu cao nên về lâu dài giá trị khoản đầu tư sẽ sinh lời và tiềm năng tăng giá cao. Các nghiên cứu của Savills Việt Nam cho thấy, BĐS thấp tầng tại Hà Nội từ 2018 tới nay có biên độ lên tới 200%. Một số dự án tiêu thụ chóng vánh như Vinhomes Ocean Park ghi nhận mức tăng từ 200-300%.
Thêm vào đó với sức hút và uy tín từ hệ sinh thái Vingroup, sản phẩm Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown được dự đoán sẽ đón làn sóng tăng giá mạnh mẽ hơn nữa chỉ trong vài năm. Không chỉ hưởng lợi về tăng giá, trong thời gian đầu tư, với các căn có nội thất hoàn thiện, VMI JSC sẽ vận hành cho thuê và nhà đầu tư được hưởng 50% lợi nhuận từ việc cho thuê những căn này.
Cam kết lợi nhuận tối thiểu lên đến 8,5%/năm và sinh lời hấp dẫn
Theo thông tin, Fantasy Home cam kết lợi nhuận tối thiểu lên đến 8,5%/năm, mức tăng giá kỳ vọng 15% /năm và lũy kế lên đến 75% sau 5 năm. Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định rằng cam kết lợi nhuận tối thiểu chính là điểm khác biệt của Fantasy Home. Bên cạnh đó, sau 18 tháng, nếu nhà đầu tư có nhu cầu mà chưa chuyển nhượng được suất đầu tư, VMI JSC sẽ mua lại với lãi suất là 6,5%/năm.
Cuối cùng, Fantasy Home không chỉ gia tăng cơ hội sinh lời mà còn mang đến cho thị trường bất động sản và nhà đầu tư một sản phẩm an toàn và đảm bảo về mặt pháp lý.
Theo thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, VMI JSC được thành lập bởi các cổ đông uy tín và kinh nghiệm hàng đầu trên thị trường hiện nay như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương và Công ty CP Vinhomes đảm bảo cả tài chính lẫn uy tín để hoạt động đầu tư của khách hàng diễn ra an toàn. Việc tổ chức cùng tính pháp lý của sản phẩm đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đồng thời được nhiều chuyên gia kinh tế và pháp lý đánh giá là sản phẩm sáng tạo, linh hoạt cho thị trường bất động sản.
Với tất cả những lợi thế hấp dẫn và bền vững kể trên, Fantasy Home sẽ kích hoạt cơ hội đầu tư bất động sản cho nhiều người trẻ cũng như nhà đầu tư vốn nhỏ trên con đường đầu tư.
Ngã ngửa với thù lao của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và vợ khi đứng đầu Tập đoàn Vingroup
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup đã tiết lộ mức thù lao khó tin của ông Phạm Nhật Vượng cũng như nhiều thành viên HĐQT Tập đoàn Vingroup trong nửa đầu năm nay.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã tiết lộ nhiều nội dung đáng chú ý trong đó có việc nhiều thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn không nhận thù lao.
Theo đó, trong giai đoạn nửa đầu năm, thù lao được Vingroup và Vinhomes chi trả cho hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc lần lượt 24,1 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Vingroup bao gồm 9 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 4 thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Thù lao trong 6 tháng đầu năm của Hội đồng quản trị Vingroup là 5 tỷ đồng. Điều đáng nói, chủ tịch tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng, Phó Chủ tịch là bà Nguyễn Diệu Linh cùng thành viên Hội đồng quản trị ông Yoo Ji Han đều không nhận thù lao.
Ông Phạm Nhật Vượng không nhận thù lao 6 tháng đầu năm 2022
Được biết, ông Phạm Nhật Vượng đã không nhận thù lao trong 6 tháng đầu năm 2021.
2,16 tỷ cổ phiếu VIC (trong đó có 1,17 tỷ cổ phiếu gián tiếp sở hữu thông qua nắm 92,88% cổ phần tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam) là số lượng cổ phiếu mà ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ ở thời điểm hiện tại. Nếu tính theo giá trị hiện tại của cổ phiếu VIC, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ khối tài sản trị giá 6,6 tỷ USD. Trong khi đó, tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam được Forbes ghi nhận ở mức 4,9 tỷ USD.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup
Các thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị Vingroup nhận thù lao rơi ở mức 517 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, Phó Chủ tịch Vingroup Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng và Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) là hai người nhận được thù lao cao nhất.
Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng cũng trả thù lao cho Ban Tổng giám đốc Vingroup số tiền 19,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lương của riêng CEO Nguyễn Việt Quang là gần 6,2 tỷ đồng, tăng 9%. Theo đó, nếu tính cả thù lao, trong 6 tháng đầu năm nay, ông Quang nhận được 7,1 tỷ đồng từ Vingroup.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup
1 thành viên HĐQT ở Vinhomes cũng không nhận thù lao là ông Asish Jaiprakask Shastry. Trong khi đó, 7 thành viên còn lại nhận mức thù lao từ 458 triệu đồng tới 1,4 tỷ đồng trong vòng 6 tháng đầu năm, tổng con số lên đến gần 4,8 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Vinhomes Nguyễn Thu Hằng nhận được thù lao gần 6 tỷ đồng, các thành viên khác trong ban điều hành nhận hơn 14 tỷ đồng.
Kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản (MGBĐS) Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực MGBĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập, nhưng chỉ có khoảng 50.000 người có chứng chỉ hành nghề, chiếm khoảng 10%. Số còn lại hoạt động tự do,...