Vlogger Nguyễn Thành Nam gây tranh cãi khi lên tiếng chỉ trích hiện tượng ‘ông bà làm YouTube’
‘Đẳng cấp là tự kiếm tiền và báo hiếu ông bà chứ không phải lấy sức lao động của ông bà mình ra để kiếm tiền rồi báo hiếu’, dòng trạng thái mới đây của chàng Vlogger Nguyễn Thành Nam về hiện tượng ‘ông bà làm Youtube’ gây ra nhiều tranh cãi.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Việt xuất hiện nhiều kênh youtube của các nhân vật U60 có nội dung chủ yếu làm về với cả triệu lượt theo dõi như Bà Tân Vlog hay một số kênh ‘ăn theo’ khác như Bà Đường Vlog, Bà Vân Vlog, Bà Tám Vlog, Bà Sáu Vlog… cũng nhận được hàng nghìn lượt sub dù nội dung có phần ‘nghèo nàn’, ý tưởng, video dàn dựng sơ sài.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, hưởng ứng trào lưu làm youtube từ những ông bà U60 này thì cũng có nhiều người dùng lên tiếng phản đối vì cho rằng, các kênh này chỉ ‘ăn theo’ để ‘câu like’ chứ không có nội dung giá trị.
Mới đây nhất, lại thêm một quan điểm từ chàng Vlogger Nguyễn Thành Nam – chủ nhân kênh NTN Vlogs nổi tiếng với hơn 7 triệu lượt sub, đứng Top 3 Việt Nam nói về trào lưu làm Youtube gần đây lại một lần nữa khiến dân mạng tranh cãi.
Chỉ trích hiện tượng ‘ông bà làm Youtube’, vlogger Nguyễn Thành Nam khiến dân mạng tranh cãi khi bày tỏ quan điểm của mình.
Cụ thể, trong một bài đăng trên cả Fanpage và Facebook cá nhân, Nguyễn Thành Nam đã trực tiếp bộc lộ những quan điểm của mình về việc nhiều kênh vlog lập ra của các cụ ông cụ bà gần đây được giới trẻ chú ý.
‘ Đẳng cấp là tự kiếm tiền và báo hiếu ông bà chứ không phải lấy sức lao động của ông bà mình ra để kiếm tiền rồi báo hiếu.
Video đang HOT
Không hiểu các cháu bây giờ có thương ông bà không? Các bạn nhìn có thấy thương không? Nếu các bạn không thấy thương thì các bạn không có cảm xúc buồn mà chỉ có cảm xúc muốn bản thân được vui. Riêng tôi dù cho nhà tôi có nghèo thì tôi không bao giờ để ông bà phải lao động vì tôi.
Ông bà già 70, 80 tuổi rồi còn bắt học thuộc từng chữ để làm video kiếm tiền cho các cháu. Khỏe không sao đây ông bà già cả ốm yếu rồi còn bị hành tội. Tiền nhiều ông bà cũng đâu tiêu được. Cái chính là ông bà muốn được phụng dưỡng khi về già. Biết là giúp các cháu kiếm ra tiền nhưng tôi thấy tội lắm‘.
Hot Vlogger Nguyễn Thành Nam sở hữu 4 nút vàng youtube cho 4 kênh khác nhau chuyên làm video về đời sống, nổi bật là những clip thử thách ‘lạ’.
Vlogger 25 tuổi này cho rằng, ông bà tuổi cao đi lại chậm chạp, đau nhức xương khớp nên cần được nghỉ ngơi. Anh khuyên các bạn trẻ nên kiếm tiền bằng thực lực, đừng kéo người già hay trẻ em vào. ‘ Hãy kiếm tiền bằng thực lực của các bạn thôi đừng lôi trẻ em hoặc người già vào nữa. Quay thì cũng nên có tư tưởng làm kỷ niệm 1 vài video thôi chứ đừng lạm dụng ông bà hoặc trẻ nhỏ. Người già luôn muốn được nghỉ ngơi nhưng vì thương con cháu mới làm thôi chứ chẳng ai bảo ông bà muốn làm Youtube kiếm tiền đâu các bạn à‘.
Quan điểm của Vlogger Nguyễn Thành Nam sau khi được chia sẻ đã tạo nên nhiều tranh cãi với hơn 16.000 lượt bày tỏ cảm xúc và chia sẻ. Một số người cho rằng, chàng trai này đang bày tỏ sự ‘ghen ăn tức ở’ đối với việc nhiều cụ ông, cụ bà làm Youtube nhưng lượt sub và view còn tăng nhanh gấp nhiều lần so với các Youtuber trẻ tuổi.
‘ Người ta làm nông dân chân lấm tay bùn khổ cực bao lâu, giờ có cách kiếm tiền vừa vui vẻ, thoải mái mà không vất vả quá thì họ làm, có gì mà lên tiếng chỉ trích?‘, ‘ Bạn cũng có ông bà mà không hiểu nỗi lòng của họ, các cháu họ sao?‘, ‘ Người ta không kêu khổ thì làm sao đến lượt bạn phải thanh minh?‘, ‘ Bạn có giúp người ta được chút nào không mà lên tiếng chỉ trích việc họ làm để có thêm niềm vui và nguồn thu nhập chứ?‘, ‘ Đừng tưởng mình nổi thì nói gì cũng là hay, xem lại bản thân đã làm gì được cho ông bà mình hay chưa đã nhé‘,… là một số bình luận mà dân mạng để lại.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lên tiếng bênh vực quan điểm của chàng hot vlogger này. Họ cho rằng, trào lưu làm youtube đang ngày càng bị ‘biến tướng’ và các cụ ông, cụ bà cũng chỉ là làm theo ý tưởng, chỉ đạo từ các bạn trẻ, người cháu của họ mà thôi.
‘ Làm cho vui thì ít mà mục đích làm để kiếm tiền, thu lợi thì nhiều’, ‘Ai yêu ông bà thực sự thì họ sẽ không theo trào lưu này đâu‘, ‘ Nhiều người thấy kiếm tiền youtube dễ lên lôi kéo cả ông bà, em nhỏ vào để mong kiếm được nhiều like, nhiều view‘, ‘ Làm youtube thì độ tuổi nào cũng làm được hết nhưng đã làm thì nên có sự đầu tư chứ không phải chiêu trò ăn theo để nổi tiếng‘, ‘ Làm một vài cái vui vui thì được chứ làm nhiều mà nhàm, sơ sài thì hóa ra chỉ là câu like thôi‘,…
Theo baodatviet
Sau bao lời chúc tụng mừng Ngày của Mẹ, mẹ còn lại gì nếu ta chỉ báo hiếu trên "phây"?
"Mẹ già không biết chơi "phây", con đừng báo hiếu trên đây làm gì" - một người bạn của tôi đã viết thế về Ngày của Mẹ, có chút giễu nhại nhưng đúng một cách trần trụi.
Ngày của Mẹ năm nay đã trôi qua được vài giờ, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại đâu đó. Khắp các diễn đàn và trang cá nhân trên mạng xã hội, những hình ảnh yêu thương, ấm áp về mẹ kèm theo đó là những câu chuyện mùi mẫn, đong đầy cảm xúc vẫn được chia sẻ với tốc độ chóng mặt đồng thời nhận lại vô vàn ý kiến tán dương và đồng cảm. Nhưng đằng sau đó, có một niềm bâng khuâng cứ quấn lấy tâm trí tôi: Liệu rằng trong số hàng nghìn hình ảnh và những chia sẻ đầy xúc động ấy, có bao nhiêu người thực sự nhìn sâu vào đôi mắt đã nhiều phần nhòe đi vì tháng năm của mẹ để nói ra lời câu "con yêu mẹ" một cách thật chân tình?
Kỷ nguyên công nghệ phát triển, đỉnh điểm là sự lớn mạnh của mạng xã hội khiến chúng ta quá dễ dàng để có thể kết nối với nhau. Vô vàn những ứng dụng được phát triển và tích hợp trên các thiết bị thông minh để phục vụ chức năng xóa nhòa khoảng cách này. Nếu như ngày trước, chúng ta chỉ có thể nghe giọng nói của nhau qua điện thoại, thì giờ, chúng ta dễ dàng "nhìn" thấy nhau, dù ở cách xa hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cây số. Chỉ cần một cuộc gọi video để thấy mẹ vẫn khoẻ mạnh ở bên kia đầu dây, ta phần nào cảm thấy yên tâm.
Và sự phát triển của mạng xã hội cũng khiến cho việc bày tỏ tình cảm được thực hiện theo một hướng rất khác. Ngày của Mẹ, nhiều người xài chung một "công thức" là đăng tải những tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc trìu mến bên cạnh mẹ trong một dịp nào đó, thể hiện sự yêu thương bằng những dòng tâm sự dài hàng nghìn chữ mùi mẫn, làm cay khóe mắt người đọc. Tất nhiên, những tâm sự ấy nhiều phần là thật và tình cảm chúng ta dành cho mẹ cũng là thật. Và tất nhiên, có bày tỏ, có yêu thương, có chúc tụng còn hơn là im lặng và chẳng làm gì cả.
Nhưng như một người bạn của tôi hóm hỉnh nói: "Mẹ già không biết chơi "phây", con đừng báo hiếu trên đây làm gì", tôi tự hỏi, liệu rằng mẹ có sử dụng mạng xã hội hay không, liệu rằng những lời chúc mừng chân mộc, đong đầy cảm xúc mà bản thân mình thấy tâm huyết khi viết ra ấy có đến tai mẹ không, hay chỉ có dân mạng là hưởng ứng. Và dù cho mẹ có chơi Facebook, có đọc được lời gan ruột ấy của ta, liệu mẹ thích được chúc tụng thông qua mạng xã hội hay được trực tiếp ôm đứa con (mà trong mắt mẹ mãi mãi thơ dại) vào lòng rồi âu yếm nhìn con ăn xong bữa ăn mẹ vừa mới nấu?
Tôi tin rằng, ngôn ngữ chính là thứ liên kết thế giới, khiến con người sát lại gần nhau hơn để rồi gắn chặt chúng ta trong một mối liên kết chặt chẽ. Do đó, cách tốt nhất để có thể hiểu một người đang suy nghĩ, tâm tư điều gì chính là ngồi xuống bên họ và nói chuyện.
Hồi nhỏ, ai cũng dễ dàng bám theo mẹ từng bước, ôm ghì lấy mẹ mà hôn lên má, lên tóc, mà ríu rít: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm" và chờ đợi mẹ đáp lời tương tự. Lớn lên, thói quen ngọt ngào ấy bỗng trở thành lời "sến", ta trốn nói lời yêu mẹ, cũng không cho mẹ cơ hội để nói rằng mẹ yêu ta. Lời mẹ nói, đôi khi trở thành lời càm ràm, nhàm tai... Và ta xa mẹ dần, từ đó.
Nhưng hãy thử, không chỉ một lần, mà ngày nào cũng vậy, "dũng cảm" bước qua sự ngại ngần, như khi ta ôm hôn con ta và bảo rằng ta yêu chúng, hãy về với mẹ, lắng lại để nghe và quan sát, cảm nhận từng nhịp thở, từng biểu cảm trên gương mặt đã phai màu năm tháng của mẹ để biết mẹ thực đang buồn hay vui, khỏe mạnh hay mệt mỏi. Sau những lời chúc tụng, những lời gan ruột ta đã trút trên Facebook, hãy dành thêm thời gian để trở về, ùa vào lòng mẹ như ngày còn bé, hãy cho ta thời gian để nghe mẹ huyên thuyên những câu chuyện trên trời, dưới biển, những câu chuyện mà ta chẳng biết trong thời gian vắng nhà.
Tôi tin rằng, bấy nhiêu đó thôi cũng là quá đủ cho một hạnh phúc đong đầy của mẹ, cho một ngày vui. Cuộc sống của mẹ vẫn cứ bình thường trôi, chỉ khác biệt khi có con trở về. Thứ mẹ cần chẳng phải "Ngày của mẹ" với vô vàn những lời chúc tụng, quà cáp hay một ngày tri ân nào đó khác. Thứ mẹ cần chỉ đơn giản là con thôi! Có sự xuất hiện và lắng nghe của con, có sự kết nối thiêng liêng không chỉ bằng lời trên mạng, mà bằng tình cảm thật sự, dành thời gian thật sự, tôi tin, ngày nào cũng có thể là Ngày của Mẹ - ngày của riêng mẹ.
Ngày của Mẹ (Mother's Day) là ngày lễ tôn vinh tình mẫu tử. Được khởi xướng bởi Anna Marie Jarvis năm 1908, ngày lễ này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và lan rộng khắp thế giới. Ngày của Mẹ được tính theo ngày Chủ nhật thứ hai trong tháng 5 hàng năm.
Chủ nhật (ngày 12/5) chính là Ngày của Mẹ năm 2019 - bạn còn chần chừ gì nữa mà không dành những tình cảm yêu thương nhất, những món quà ý nghĩa và chạy tới ôm mẹ thật chặt để thể hiện tình cảm thiêng liêng này.
Theo afamily
Một bước cháu tạo dáng là một nhịp ông chụp hình, chỉ vậy thôi cũng đủ ấm lòng! "Xem hình mà thấy nhớ ông mình quá, đối với ông cháu mãi là cô công chúa bé nhỏ như vậy thôi", một bình luận của dân mạng. Người ta vẫn thường nói với nhau, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, lớn lao và vĩnh hằng. Thật chẳng sai chút nào! Có ai lớn lên mà không khao...