Vlogger bán động vật hoang dã thất nghiệp vì Covid-19
Vi tiêm ân virus gây bung phat đai dich, nhiêu hô kinh doanh cac loai hoang da ơ Trung Quôc phai đong cưa trang trai va tiêu huy vât nuôi.
Zing trích dịch bài đăng trên Sixth Tone , đề cập tới cuộc khủng hoảng trên thị trường buôn bán động vật hoang dã gây ra bởi đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Vài năm gần đây, Liu Suliang – vlogger nổi tiếng với kênh “Anh em Huanong” – gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc nhờ làm video hài hước, dễ thương về loài dúi do anh kinh doanh.
Nhưng tháng 9/2020, chàng vlogger nông dân tuyên bố đóng cửa trang trại động vật hoang dã theo yêu cầu từ chính quyền.
Trong đoạn clip chia tay người hâm mộ, Liu bần thần nhìn dãy chuồng trống trải, đặt vào đó những chú dúi nhồi bông.
“Ước gì chúng cũng ngoan như vậy”, anh thở dài. Sau cùng, Liu kêu gọi người theo dõi đặt mua những chú dúi bằng bông nhằm giúp anh có thêm thu nhập.
Liu Suliang (trái) nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ các video về loài dúi mình kinh doanh.
Tháng 2/2020, chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm kinh doanh, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát đại dịch lây truyền từ động vật sang người như Covid-19.
Điều này đẩy Liu Suliang và hàng trăm nghìn hộ chăn nuôi động vật hoang dã tại xứ tỷ dân vào cảnh chật vật tìm đường sống giữa đại dịch.
Tìm kế sinh nhai giữa đại dịch
Sau khi tốt nghiệp cấp 2, Liu Suliang dành 10 năm làm công nhân ở tỉnh Quảng Đông. Anh nảy sinh ý tưởng kinh doanh dúi sau khi nhận thấy loài động vật này được nhiều nơi coi là đặc sản, bán được giá tốt.
Năm 2013, Liu trở về quê tại tỉnh Giang Tây để mở trang trại chăn nuôi dúi hoang dã. Vài tháng trước khi dịch bệnh bùng phát, anh thuê được một căn nhà lớn nhằm mở rộng buôn bán. Nhưng giờ đây, mọi ý định đều đổ sông đổ bể.
Video đang HOT
Trả lời Sixth Tone , chủ kênh “Anh em Huanong” cho biết anh phải thả và tiêu hủy số dúi mình cất công nuôi dưỡng. Liu cũng nhận được khoản bồi thường từ chính quyền địa phương, song cảm giác bất lực vẫn bao trùm tâm trí anh.
“Chính sách hỗ trợ rất chu đáo, nhưng tôi vẫn chưa biết phải làm gì trong thời gian tới”, Liu nói. Anh bày tỏ mong muốn tiếp tục kinh doanh các loài động vật được Bộ Nông nghiệp cấp phép vào tháng 5/2020.
Liu Suliang buộc phải từ bỏ công việc kinh doanh dúi “ăn nên làm ra” theo yêu cầu từ chính phủ.
Tương tự Liu Suliang, Rao Xiaojian – chủ trang trại cầy hương ở tỉnh Giang Tây – đang rơi vào cảnh “tuyệt vọng”. Bắt đầu nhân giống và buôn bán cầy hương từ năm 1998, Rao từng phải tạm dừng kinh doanh 2 năm liền vì dịch SARS.
Khi đại dịch qua đi, sự nghiệp của anh tiếp tục phát triển nhanh chóng. Khi đó, việc gây giống động vật hoang dã được coi là một cách cải thiện nền kinh tế địa phương. Vì thế, Rao đã khuyến khích dân làng tham gia chăn nuôi cầy hương, giúp họ thoát nghèo nhờ lợi nhuận thu được.
Tuy nhiên, khi lệnh cấm kinh doanh và tiêu thụ động vật hoang dã được ban hành, xóm giềng lại quay lưng, tạo áp lực buộc Rao phải thu mua số cầy hương không bán được của họ.
Tháng 8/2020, 1/3 trong tổng 8.000 con cầy hương do Rao sở hữu đã bị tiêu hủy, số còn lại được thả về tự nhiên theo yêu cầu từ chính phủ. Chính quyền tỉnh Giang Tây bồi thường Rao 250 USD cho mỗi con vật.
Với nguồn nhập giá thấp nhưng lợi nhuận cao, gây giống cầy hương từng được coi là phương pháp phát triển kinh tế địa phương.
Anh sử dụng số tiền này để trả nợ và tiếp tục tìm đường kinh doanh. Hiện nay, Rao chuyển sang nuôi gà. Nói với Sixth Tone , anh cho biết bản thân vẫn đang cố gắng thích nghi với lối sống mới.
“Trước kia, doanh thu hàng năm có thể đạt 5-6 triệu yuan (khoảng 773.000-929.000 USD). Giờ đây, lợi nhuận chỉ đủ để gia đình tôi sống qua ngày. Thay đổi chưa bao giờ là dễ dàng vì chúng tôi cần nhiều năm tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi loài động vật mới”, Rao chia sẻ.
Theo Sixth Tone , Cục Quản lý Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia chỉ định vào tháng 10/2020 rằng việc chăn nuôi 45 loài động vật hoang dã, gồm dúi và cầy hương, sẽ dần bị loại bỏ. 19 loài khác, trong đó có một số loài rắn, có thể được nuôi với mục đích khác ngoài tiêu thụ thực phẩm.
Gánh nặng kinh tế
Trang trại của Wei Ningxiang tại khu tự trị Choang, tỉnh Quảng Tây sở hữu 7.000 con rắn hổ mang và rắn chuột phương Đông.
Anh cho biết nông dân ở vùng này chăn nuôi khoảng 20 triệu con rắn, chiếm 70% sản lượng ở Trung Quốc.
Theo sắp xếp của chính phủ, Wei đã ký hợp đồng với một nhà thuốc địa phương. Theo đó, công ty này sẽ mua rắn từ anh vào vụ cuối năm 2020 với giá 110 yuan (17 USD)/kg.
Việc bồi thường cho các hộ chăn nuôi rắn ở tỉnh Quảng Tây có thể lên tới 3 tỷ yuan. Ảnh: Financial Times.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, Wei vẫn đang chờ đợi thương vụ này diễn ra. “Trong năm qua, thu nhập của chúng tôi là một con số 0 tròn trĩnh. Một năm qua quá dài, tất cả đều sắp không gắng gượng nổi nữa rồi”, anh nói.
Một quan chức tỉnh Quảng Tây ước tính rằng việc bồi thường cho tất cả hộ chăn nuôi sẽ tiêu tốn khoảng 3 tỷ yuan (hơn 460 triệu USD), để lại gánh nặng kinh tế khổng lồ cho địa phương.
Vào tháng 12/2020, Li Liangchun – Phó giám đốc Cục Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia – thông báo rằng tất cả các động vật hoang dã hiện bị cấm làm thực phẩm đã được xử lý và hơn 90% người chăn nuôi đã được bồi thường.
Đám cưới "siêu ngắn" thời Covid-19: Cặp đôi cưới trong... 1 phút
Bận rộn với công tác chống dịch Covid-19, những cặp đôi dưới đây phải chấp nhận tổ chức hôn lễ trong sự ngắn gọn, chóng vánh.
Ngày cưới là ngày trọng đại của đời người, chính vì thế mà rất nhiều người dành thời gian để chuẩn bị cho mình một đám cưới hoành tráng, trọn vẹn. Thế nhưng, vẫn có những người vì bận rộn quá mà không có thời gian cho ngày quan trọng của đời mình.
Điển hình như người đàn ông trong câu chuyện dưới đây. Chỉ vì quá bận với công việc của mình mà anh chỉ có thể dành ra... 1 phút để tiến hành buổi lễ kết hôn.
Cặp đôi tiến hành lễ kết hôn trong 1 phút. (Ảnh: The Paper)
Người đàn ông kết hôn trong... 1 phút vì quá bận
Theo The Paper , một sĩ quan tuần tra giao thông ở Trung Quốc đã tiến hành lễ kết hôn chỉ trong vòng... 1 phút. Lý do khiến buổi lễ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi như vậy là vì người đàn ông này đã quá bận rộn với công việc của mình.
Được biết, lễ kết hông chóng vánh này được diễn ra vào hôm 21/1 tại tỉnh Hà Bắc. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại đây, viên cảnh sát này đã phải tranh thủ giờ nghỉ trưa để kết hôn. Sau khi thành hôn xong, anh lại tiếp tục đi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Cặp cô dâu chú rể tranh thủ giờ nghỉ trưa để kết hôn. (Ảnh chụp màn hình)
Vì tranh thủ kết hôn nên cặp cô dâu chú rể thậm chí còn không khoác lên mình váy cưới hay bộ đồ vest nào mà chỉ đơn giản là bộ đồ hàng ngày. Trước mặt bố mẹ, họ đã tiến hành đủ nghi lễ truyền thống và chính thức trở thành vợ chồng chỉ sau 1 phút ngắn ngủi.
Những hôn lễ "siêu ngắn gọn"
Cùng chung cảnh không thể tổ chức một đám cưới hoành tráng trong dịch bệnh với cặp đôi trên còn có những đôi tình nhân khác. Trước đó, khi dịch bệnh mới bùng phát ở Trung Quốc, cặp đôi Li Zhiqiang và Yu Hongyan cũng tổ chức hôn lễ trong... 10 phút.
Cụ thể, vào sáng 30/1/2020, chú rể Li Zhiqiang - bác sĩ tại Bệnh viện Thứ hai Đại học Sơn Đông (Tế Nam, Trung Quốc) và cô dâu Yu Hongyan đã chính thức trở thành vợ chồng dưới sự chứng kiến của 3 người gồm cha mẹ chú rể và chủ hôn. Thành hôn xong, chú rể cũng vội vã trở lại Tế Nam để làm việc và vẫn chưa kịp ăn bữa cơm đầu tiên với người vợ mới cưới.
Theo chú rể Li, đám cưới của anh được ấn định vào ngày 31/1, nhưng vì Covid-19 nên không thể tổ chức một cách long trọng. Trước đó anh định hoãn cưới nhưng gia đình hai bên cho rằng đó là điều không nên, vì thế anh đã quyết định tổ chức buổi lễ đơn giản nhất có thể.
Đám cưới của anh Li diễn ra chỉ trong 10 phút. (Ảnh: Weibo)
Tương tự như trường hợp của anh Li, cặp đôi của vị cảnh sát cứu hỏa Qin Dushan và y tá Wang Lingling cũng được tổ chức ngắn gọn trong vài phút ngắn ngủi. Theo đó, ngày 1/2/2020 là ngày cặp đôi dự định tổ chức đám cưới sau 2 năm yêu nhau. Thế nhưng vì dịch bệnh nên họ phải hoãn lại và cả hai đều phải thực hiện nhiệm vụ chống dịch ở 2 nơi.
Dù vậy, vì không muốn bỏ lỡ ngày đẹp nên cả 2 đã quyết định cử hành hôn lễ qua... video call. Không hoa, không nhẫn cưới, cô dâu - chú rể chỉ trao lời thề ước với nhau qua điện thoại. Trước sự chứng kiến của 10 đồng nghiệp, cặp vợ chồng này đã không giấu nổi sự hạnh phúc. Đối với họ, đó chính là sự khích lệ tinh thần làm việc lớn nhất ở thời điểm đó.
Cặp đôi đã tổ chức hôn lễ qua... video call. (Ảnh: Surging News)
Có lẽ việc quyết định tổ chức lễ kết hôn một cách chóng vánh của những cặp đôi trên đều là vì muốn hạn chế tụ tập đông người khi tình hình dịch bệnh đang căng thẳng. Hy vọng rằng, khi đại dịch qua đi, họ sẽ có thời gian bù đắp cho nhau bằng một đám cưới trọn vẹn, hoành tráng hơn.
Đừng quên tham gia groupOh!Man Mèn Ơi để đón đọc thêm những thông tin khác nữa bạn nhé!
Chú rể bật khóc nức nở vì không ai dự đám cưới, hành động của cô dâu được khen ngợi Không một ai tới dự đám cưới, kể cả người thân và bạn bè, chú rể đã vỡ òa, bật khóc nhưng biết lý do, ai cũng thương cảm. Clip: Chú rể bật khóc vì không có ai tới dự đám cưới. Theo đoạn clip được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc mới đây, một chú rể đang đứng...