V.League: Qua rồi, thời của các đội bóng truyền thống
Trong quá khứ, nhắc đến bóng đá Việt Nam, V.League là người ta nghĩ ngay tới SLNA, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, HAGL, SHB.ĐN hay B.BD.
Nhưng thời thế đổi thay, khi bóng đá ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều yếu tố để thành công, các đội bóng giàu truyền thống này đã không còn giữ được vị thế như trước nữa.
Câu chuyện của SLNA có thể xem là ví dụ. Bao năm qua, người xứ Nghệ luôn tự hào một cách đặc biệt về nhân tài của đội bóng SLNA. Tài năng nơi đây luôn dồi dào như nước sông Lam và cứ hết lứa này ra đi là có thế hệ khác kế cận.
Hiện tại, SLNA vẫn là đội bóng sử dụng nội binh địa phương, do chính mình đào tạo. Và đó cũng được xem là yếu tố quan trọng giúp SLNA phần nào vẫn giữ được bản sắc, có thể trụ vững ở V.League bất chấp những biến động thời cuộc sau từng mùa giải.
Với “chất” địa phương, SLNA không quá âu lo trong vòng xoáy trụ hạng, nhưng để hướng tới những tham vọng bay cao như trước đây là điều vô cùng… khó khăn. Ngoài lý do tài chính eo hẹp, công tác đào tạo trẻ của đội bóng xứ Nghệ cũng không còn chất lượng như trước kia, để sản sinh ra nhiều lớp kế cận tài năng.
Video đang HOT
SLNA (trái) năm nào cũng chật vật với mục tiêu trụ hạng Ảnh: Phan Tùng
Tương tự như SLNA, những đội bóng khác như Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng và SHB.ĐN cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Với những khó khăn nội tại nên sau nhiều năm “làm mưa, làm gió” ở sân chơi V.League, các CLB giàu truyền thống này cũng chỉ đặt ra mục tiêu khiêm tốn là… trụ hạng, hoặc không thì hướng đến vị trí tốt hơn những mùa giải trước thay vì trong Top 3.
Khi các CLB truyền thống đối mặt nhiều khó khăn, không còn tham vọng như trước, những đội bóng mới nổi, được đánh giá là “ngựa ô” như TP.HCM, Viettel… lại thể hiện khát vọng bay cao.
Họ sẵn sàng đầu tư mạnh, đưa về những bản hợp đồng chất lượng gồm toàn các ngôi sao nổi tiếng để hiện thực hóa tham vọng của mình. Nhưng vấn đề là các đội bóng này có ổn định được lâu dài, gặt hái được những thành công như kỳ vọng hay không thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Bài học của Thanh Hóa trước đây vẫn còn nguyên giá trị. Khi FLC nhảy vào đầu tư, đội bóng xứ Thanh chi rất nhiều tiền, mua bán ào ạt. Tuy nhiên, sau vài năm không thành công, đạt được kết quả như mong đợi, hai bên “đường ai nấy đi” và Thanh Hóa quay trở về với thực tại là đội bóng trung bình khá.
Và giờ cùng đợi xem, những CLB truyền thống đã hết thời hay những đội bóng mới nổi cũng chỉ đem đến sự ồn ào… thường thấy!?
Theo Bongdaplus.vn
Thanh Hóa chiêu mộ tiền đạo người Thụy Điển cao 1m88
Sau thời gian dài thử việc, đội bóng xứ Thanh đã tìm được ngoại binh cuối để tham dự mùa giải 2020.
CLB Thanh Hóa xác nhận đã kí hợp đồng với tiền đạo người Thụy Điển Grace Tanda. Chân sút sinh năm 1994 là ngoại binh cuối của đội bóng xứ Thanh.
Trước đó, họ đã chiêu mộ thành công trung vệ Louis Ewonde và tiền vệ Josip Balic. Bên cạnh đó, trong tay HLV Fabio Lopez còn có tiền đạo nhập tịch Hoàng Vũ Samson - tay săn bàn số 1 trong lịch sử V.League.
Tân binh Grace Tanda của CLB Thanh Hóa.
Grace Tanda cập bến Thanh Hóa trong hoàn cảnh đặc biệt. Trước đó, đội này đã kí hợp đồng với cựu cầu thủ Bình Dương và CLB TP.HCM - Victor Mansaray.
Tuy nhiên, trong hai tháng tập luyện, cựu tuyển thủ U20 Mỹ đã không thể cho thấy sự hòa nhập đủ tốt, buộc lãnh đạo đội bóng phải tiến hành thanh lý sớm.
Sự ra đi của Mansaray khiến HLV Lopez đau đầu trong việc tìm kiếm người thế chỗ. Họ từng thử việc nhiều cầu thủ khác nhau, trong đó có Diogo Pereira (năm ngoái khoác áo Nam Định), nhưng mọi việc không đi đến đâu.
Grace Tanda (26 tuổi) sinh ra ở Kinshasa (Congo), nhưng theo gia đình di cư sang Thụy Điển từ năm 7 tuổi. Anh trưởng thành từ lò đào tạo stersunds.
Từ ngày rời đội này, Tanda chủ yếu thi đấu ở các CLB hạng Ba. Đội bóng gần nhất của chân sút cao 1m88 là Gefle (ghi 8 bàn sau 27 trận). Sang Việt Nam thi đấu, Tanda chính thức có lần đầu tiên xuất ngoại trong sự nghiệp.
Về cơ bản, Thanh Hóa đã ổn định lực lượng thi đấu mùa giải 2020. Khung gỗ là sự cạnh tranh giữa Thanh Diệp và Bá Sơn. Hàng thủ vẫn còn đó Minh Tùng, Văn Đại bên cạnh Louis Ewonde. Hàng tiền vệ có Josip Balic, Hữu Dũng. Còn hàng công là loạt ngôi sao từ nội đến ngoại như Văn Thắng, Đình Tùng, Samson, Tanda...
Theo Minh Phương (Goal/VN)
Bầu Đệ được báo châu Á xếp vào nhóm những ông bầu... "khó đỡ" nhất Trang chuyên viết về bóng đá châu Á Live Sport Asia tổng hợp lại những tình huống "khó đỡ" của bóng đá châu Á. Ông bầu Nguyễn Văn Đệ với hình ảnh chỉ đạo chiến thuật được quan tâm đặc biệt. Trong bài viết của mình, đăng tối 18/2, tác giả Gaurag người Malaysia viết trên Live Sport Asia: "Họ không chỉ là...